Chùm ảnh: Một Sài Gòn thú vị với góc nhìn từ không trung trong những ngày giãn cách
Bước vào những ngày giãn cách xã hội, Sài Gòn vắng bóng xe cộ, đầy bình yên.
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách xã hội theo tinh thần của Chỉ thị 16. Đây là một giai đoạn đặt ra nhiều thách thức cho thành phố, để đưa cuộc sống người dân trở về “bình thường mới”.
Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng, phố xá vắng lặng, vỉa hè vắng bóng người, công viên chỉ còn tiếng xì xào của cây lá, người ta lại nhớ Sài Gòn nhiều hơn.
Mới đây, nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An đã đăng tải bộ ảnh Sài Gòn anh yêu từ trên không trung trong những ngày giãn cách. Bộ ảnh ngay lập tức đã thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Anh chú thích về loạt ảnh của mình: “Những ngày qua tin giả, tin xấu nhiều quá, thêm dịch bệnh vẫn còn căng thẳng nên ai cũng lo âu mệt mỏi hết. Thôi cái gì không tránh được thì mình sẵn sàng đối mặt và nỗ lực vượt qua nhen. Rồi tìm những gì tích cực để thấy cuộc đời vẫn đẹp.
Chia sẻ với mọi người một Sài Gòn thú vị với góc nhìn từ không trung trong những ngày giãn cách. Xem để thấy Sài Gòn phồn hoa cũng có lúc tĩnh lặng an yên, nhẹ nhàng lãng mạn lắm ấy chứ. Thế nên nhiệm vụ của chúng ta là phải chiến đấu quyết liệt thôi, để sau cơn mưa trời lại sáng, sau cơn đại dịch mình lại xê dịch”.
Video đang HOT
Những bức ảnh có thể khiến người ta ồ lên vì thích thú. Từng góc phố, con đường, cây cầu, khu dân cư, công viên… của Sài Gòn trông thật lạ lẫm khi được nhìn từ … không trung.
Nhiều ngày qua, cư dân thành phố đã bắt đầu quen với nhịp sống “ở yên một chỗ”. Vì thế, những khoảnh khắc Sài Gòn không bóng người qua lại, những con đường thênh thang, đại lộ vắng bóng người… đã khiến người ta nhung nhớ thành phố này hơn, dù ở trong lòng nó. Trên mạng xã hội, một số người đã để lại những kỉ niệm đáng nhớ, cảm xúc đặc biệt với Sài Gòn.
- Nhớ Sài Gòn quá. Gần hai tháng rồi chỉ quanh quẩn trong nhà, “thèm được kẹt xe”, thèm nghe tiếng nói cười. Sài Gòn chóng khỏe nha!
- Cảm ơn những khoảnh khắc này đã làm lòng mình dịu lại. Dịch bệnh căng thẳng quá trời rồi, mình ngắm Sài Gòn bình yên thế thôi!
Quán cà phê lập kỷ lục ở Sài Gòn
Chủ quán trang trí khoảng 5.000 món đồ để tái hiện không gian Sài Gòn xưa, lập kỷ lục về số lượng hiện vật trưng bày.
Quán cà phê theo phong cách Sài Gòn xưa của anh Huỳnh Minh Hiệp hoạt động hơn ba năm nay, có diện tích hơn 1.000 m2 nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận). Không gian nhuốm màu sắc hoài cổ khi phần lớn đồ vật đều từng một thời quen thuộc với người Sài Gòn. Đó là những bộ bàn ghế gỗ, sàn nhà gạch bông, biển quảng cáo, đồ gia dụng, tranh ảnh... do chủ nhân sưu tập hơn 30 năm qua.
Năm 2020, quán nhận được kỷ lục "Nơi trưng bày các hiện vật tái hiện Sài Gòn xưa (trước 1975) với số lượng nhiều nhất" của Tổ chức Kỷ lục người Việt toàn cầu (VietWorld) xác nhận.
Phần lớn đồ cổ trong quán có từ đầu thế kỷ 20 đến những những năm 1970, chủ yếu là vật dụng gắn bó với đời sống người dân Sài Gòn xưa. Các bộ bàn ghế, cánh cửa, cửa sổ, kệ gỗ... bên trong đều có tuổi đời trên nửa thế kỷ.
Quán đặt những chiếc bàn được thiết kế từ bộ khung của máy may của hãng Singer, nổi tiếng khắp miền Nam một thời. Nổi bật là chiếc máy may từ thập niện 1920, còn hoạt động tốt.
Những chiếc máy hát loa kèn cổ điển, quạt máy, dàn máy nghe nhạc Akai phổ biến những năm 1960 vẫn còn sử dụng được. Các vật dụng khác như tivi, cassette, điện thoại bàn, máy ảnh cổ... của nhiều hãng được trưng bày trong quán.
Chiếc chạn gỗ để chén đĩa, đồ ăn... thường đặt trong góc bếp của người Sài Gòn được đặt ở ngay lối vào quán. Bên trong chạn xếp chén đĩa làm bằng gốm Lái Thiêu, Biên Hoà có từ thập niên 1960.
Một góc nhỏ trong tủ kính trưng bày nhiều vật dụng hầu như đều có trong gia đình người Sài Gòn như dầu cù là, xà bông, chỉ may, cờ domino, lon sữa Guigoz... Nổi bật là chiếc hộp đựng xà bông Cô Ba - thương hiệu nổi tiếng với người Việt những năm đầu thế kỷ 20.
Quầy pha chế trang trí những chai nước ngọt, bia... trước năm 1975; nhiều chai vẫn còn nguyên. Theo chủ quán những đồ uống này đơn giản nhưng rất khó sưu tập.
Trên tường treo nhiều tranh ảnh, poster phim, ca nhạc, lịch, biển hiệu... từ đầu thế kỷ 20... giúp tái hiện lại đời sống tinh thần phong phú của người Sài Gòn xưa. Nổi bật có tấm poster nguyên bản giới thiệu về bộ phim "Con ma nhà họ Hứa", một trong những bộ phim kinh dị đầu tiên của Việt Nam do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện năm 1973.
Rải rác trong quán có vài chiếc môtô phổ biến trên đường phố Sài thành cách đây cả nửa thế kỷ. Độc đáo nhất là chiếc xe gắn máy Motobecane Pony 1936, vẫn còn giấy đăng ký với tên chủ sở hữu là Ngô Đình Thục. Theo chủ quán, xe này là món quà của vị khâm sứ người Pháp tặng cho linh mục Ngô Đình Thục, anh trai tổng thống Ngô Đình Diệm.
Ngoài đồ uống, quán còn còn phục vụ những món ăn rất quen thuộc với người Sài Gòn cách đây nửa thế kỷ như mía ghim, si rô đá bào, chùm ruột ngâm, bánh con sâu, bánh phục linh...
Không gian bên ngoài quán thoáng đãng, hoài cổ. Quán hoạt động từ 7 đến 22h, có bãi giữ xe rộng rãi, mỗi ngày đón khoảng 200 khách.
Bạn trẻ Sài Gòn thả diều, 'xin một vé' trở về tuổi thơ Trong những ngày vừa qua, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TPHCM) sôi động người dân đến đây thả diều. Từ người lớn đến các em nhỏ, ai nấy hào hứng trên tay những cánh diều đủ màu sắc... Những ngày này khi mùa hè sắp đến, trên bầu trời TPHCM xuất hiện hàng trăm con diều tung bay trong gió....