Chùm ảnh hài hước bố mẹ “kêu trời không thấu, kêu đất cũng không xong” trong lúc giãn cách xã hội
Đây chắc chắn là khoảng thời gian khó quên không chỉ đối với bố mẹ mà cả con cái cũng như vậy.
Do sự bùng phát của dịch Covid-19, hầu như tất cả các trường học, nhà máy, cơ quan đều phải đóng cửa. Trẻ em không thể đến trường, người lớn hoặc phải tạm nghỉ làm hoặc phải làm việc tại nhà. Có thể nói chưa bao giờ bố mẹ và con cái lại có nhiều thời gian ở cạnh nhau như thế.
Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra không ít vấn đề đối với các bậc phụ huynh vì không biết phải làm thế nào để vừa chăm con vừa hoàn thành công việc khi mà dường như 24/24 lúc nào cũng có “cái đuôi” nhỏ bám theo sau gọi “mẹ ơi”, “ba à”.
Nếu bạn đang trải qua tình cảnh tương tự thì xin chúc mừng vì bạn không phải là người duy nhất. Thông qua những bức ảnh được nhiều bố mẹ chia sẻ trong thời gian gần đây cho thấy mọi người đã phải vật lộn rất nhiều để có thể chung sống một cách “thật hòa bình” với những đứa con vô cùng hiếu động của họ.
Dù rất khó khăn và thỉnh thoảng sẽ tức giận đến “run người” trước những trò đùa của con trẻ nhưng không thể phủ nhận khoảng thời gian giãn cách này sẽ giúp bố mẹ và con cái có cơ hội thấu hiểu nhau nhiều hơn.
1. Lời kêu cứu của một bà mẹ: “Làm ơi hãy cứu tôi khỏi những đứa con của tôi.”
2. Bỏ ra hơn 2 triệu để mua bộ lego nhưng cuối cùng bọn trẻ lại thích chơi cầu tuột với chiếc hộp giấy. Ai khóc nỗi đau này của bố.
3. Cắt tóc tại gia, đảm bảo độc lạ và không đụng hàng.
Video đang HOT
4. Ti vi ơi chào mi và không hẹn ngày gặp lại.
5. Phòng khách này là của chúng con.
6. “Tôi biết virus corona rất đáng sợ nhưng làm việc tại nhà với một đứa bé 4 tuổi có niềm đam mê vô tận với Spider Man thật sự còn đáng sợ hơn”, trích tâm sự của một bà mẹ.
7. 18 cuộn giấy đều đã nằm gọn trong bồn tắm. Muốn nổi điên là có thật mọi người ạ.
8. Ai bảo ở nhà là không được chơi trượt ba tin.
9. Ai bảo làm việc ở nhà là nhẹ nhàng, sóng gió lắm mọi người có biết không?
10. Muốn lấy đồ ăn phải bỏ công sức ra làm việc. Cách dạy con thông minh trong thời gian giãn cách xã hội của một bà mẹ.
11. Bố yên lặng ngồi đây làm việc, con cứ làm gì con thích đi con trai.
Rộ tin HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông hỗ trợ sinh viên 500.000đ
Mới đây, thông tin 1 trường đại học hỗ trợ sinh viên 500.000 đồng trong mùa dịch đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Dịch Covid-19 diễn ra ảnh hưởng đến không ít cá nhân, trong đó có cả các bạn sinh viên. Nhiều em vì một lý do nào đó đã "mắc kẹt" trong các khu ký túc xá, phòng trọ.
Nhiều sinh viên được hướng dẫn nhận hỗ trợ mùa dịch (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Nhằm giảm bớt áp lực mùa dịch, không ít trường đại học đã trích quỹ để hỗ trợ sinh viên cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn. Mới đây, mạng xã hội bất ngờ xuất hiện thông tin trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ dành tặng mỗi sinh viên 500.000 đồng. Cụ thể, dòng trạng thái đăng tải rằng:
Bài đăng đang thu hút sự chú ý của dân mạng (Ảnh chụp màn hình)
"Thông báo chi hỗ trợ 500.000đ/sinh viên từ khoá 2017 đến 2020 có đăng ký môn học lần đầu trong HK2(2020-2021). Trong đó:
1. Kinh phí được chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của sinh viên đã làm/Đăng ký với Học viện (sinh viên xem số tài khoản trên QLĐT phần Học phí). Các em nếu mất thẻ có thể ra ngân hàng gần nhất để rút tiền nếu có CMTND/CCCD hoặc đề nghị cấp lại thẻ ngân hàng. Hoặc khi trở lại học tập ra VP1C (ô số 3, phòng CT&CTSV) để làm thủ tục cấp lại thẻ.
2. Các trường hợp chưa đăng ký tài khoản ngân hàng với Học viện (Trên QLĐT không có thông tin tài khoản ngân hàng) thì Học viện sẽ chi trả tiền mặt. Các em có đến nhận trực tiếp tại Học viện (ô số 10, phòng TCKT) sau khi kết thúc giãn cách."
Nhiều fanpage đăng tải thông tin Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hỗ trợ tiền cho sinh viên. (Ảnh: HVCNBCVT)
Dòng trạng thái sau khi chia sẻ đã thu hút sự chú ý từ cư dân mạng. Sinh viên các trường khác đa phần đều tỏ ra "ghen tị" với những bạn đang theo học tại Học viện Bưu chính Viễn thông. Số khác ngưỡng mộ chính ngôi trường của mình và hướng nhiều em nên nộp hồ sơ theo học.
- "Nhất trường này rồi nhé, giữa mùa dịch mà làm thế này thì thật sự đi vào lòng người nè. Giờ cứ hỗ trợ tiền mặt như này là thiết thực nhất rồi. Hy vọng mùa dịch sẽ qua nhanh để các em có thể trở lại trường học bình thường".
- "Trời ơi xứng đáng trường em quá. Cứ phải nổi bần bật giữa mùa dịch mới chịu cơ. Yêu trường em quá".
- "Có khi phải chuyển trường học thôi các bác ơi, chứ trường em vẫn chưa thấy động tĩnh gì hết. Chờ mòn mỏi quá, mấy em 2k3 nhìn đây rồi mà chọn trường để học nhé." - một số bình luận của cư dân mạng.
Một sinh viên được nhận hỗ trợ mùa dịch (Ảnh: ĐH Công nghệ Sài Gòn)
Trước thông tin này, hiện chúng tôi đã liên hệ với Phòng Giáo vụ của trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để xác minh thực hư nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.
Được biết, không chỉ có học viện kể trên, trước đó, có rất nhiều trường đại học đã thông báo các quyết định hỗ trợ sinh viên.
Cụ thể, trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP.HCM đã ra văn bản cho biết sẽ giảm trực tiếp 5% học phí và hỗ trợ các khoản cho sinh viên năm học này. Tổng nguồn kinh phí mà nhà trường hỗ trợ cho sinh viên lên tới khoảng 10 tỷ đồng.
Không những thế, từ tháng 7/2021, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng cho triển khai các gói hỗ trợ sinh viên lên tới 25 tỷ đồng. Hiện, trường đã trao hơn 10.000 suất học bổng cho các em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Sinh viên vui vẻ nhận hỗ trợ mùa dịch (Ảnh: HUST)
Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết cũng vừa triển khai việc hỗ trợ sinh viên khó khăn. Cụ thể, mỗi sinh viên Lào nhận được 1 triệu đồng, còn sinh viên Việt Nam là 500.000 đồng.
Trường Đại học Luật cũng quyết định hỗ trợ 391 sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với sinh hoạt phí lên tới 1,5 triệu đồng/người.
Trước những hành động thiết thực này từ nhà trường hi vọng rằng cuộc sống của sinh viên sẽ đỡ khó khăn phần nào.
Ở nhà giãn cách, bà mẹ đau đầu với "hạm đội" diệt sạch gần 3kg thịt cho 2 bữa ăn, tiền chợ trước dịch từ 300k thành 700k/ngày Cuộc chiến tâm lý giữa các thế hệ trong một gia đình khi phải ở nhà cùng nhau quá lâu. Ở nhà giãn cách là cơ hội để các thành viên trong gia đình gia tăng tình cảm, chia sẻ và lắng nghe nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, vì ở nhà quá lâu sẽ dễ dàng nảy sinh những vấn đề mà trước...