Chùm ảnh: Độc đáo nghề soi gỗ ra thứ trầm hương hảo hạng ở Khánh Hòa
Hàng chục năm qua, làng nghề soi trầm hương ở thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh ( Khánh Hòa) được nhiều du khách biết đến, bởi sản phẩm trầm nơi đây rất đa dạng, phong phú và chất lượng.
Nhờ nghề gia công soi trầm mà nhiều hộ gia đình thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) từng bước thay đổi đời sống kinh tế gia đình, vươn lên trở thành hộ khá giả, nuôi con cái ăn học và xây dựng nhà cửa khang trang. Ảnh: Công Tâm
Nghề soi trầm không những tạo công ăn việc làm cho thanh niên mà còn giúp cho các phụ nữ ở địa phương có thêm nguồn thu nhập. Mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn cố gắng vuợt qua khó khăn bám trụ với nghề. Chị Lê Thị Thủy (33 tuổi, ở thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) trước kia vốn là thợ làm tóc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chị chuyển sang phụ chồng soi trầm để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Công Tâm
Nghề soi trầm trước đây chỉ có vài hộ làm trầm nhỏ lẻ, nguồn nguyên liệu cây gió bầu để làm chủ yếu thu mua, vận chuyển từ núi rừng Vạn Ninh và các huyện lân cận. Sau nhiều năm nguồn gió bầu khan hiếm, cây gió bầu được mua ở các tỉnh, thành miền trung và phía bắc. Nhờ phát triển rầm rộ nên nghề soi trầm cũng giúp nhiều hộ có công việc làm ổn định. Ảnh: Công Tâm
Video đang HOT
Theo lãnh đạo UBND xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), làng nghề trầm hương hình thành rất lâu rồi đến khoảng năm 2004 – 2005 các hộ mua bán nhộn nhịp trở lại. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng phải cần những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và nghề này đã được truyền lại qua nhiều năm. Ảnh: Công Tâm
Năm nay, do dịch Covid- 19 nên hàng nội địa bán chậm, xuất khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia… đều bị chững lại. Ảnh: Công Tâm
Người dân địa phương kỳ vọng hết dịch thì nghề này sẽ được tiêu thụ mạnh hơn. Các nghệ nhân chỉ bằng dụng cụ thô sơ như vậy, qua bàn tay tỉ mỉ, điêu luyện của các nghệ nhân xoi trầm đã tạo nên nhiều sản phẩm trầm hương có giá trị. Ảnh: Công Tâm
Ông nông dân Bình Định đem thứ trái to bự này ươm thành cây giống bán cho resort, ai ngờ lại trúng
Đến xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), hỏi ông Chín Cang bán dừa xiêm giống thì hầu như ai cũng biết.
Hơn 10 năm trong nghề làm dừa giống, ông Lê Văn Cang, ở thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa là người đã đưa giống dừa xiêm Mỹ Hòa đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh.
Ông Cang, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đang chọn dừa giống cho khách.
Ưu điểm của dừa xiêm Mỹ Hòa là cây không quá thấp, nhưng cũng không quá cao. Trồng khoảng 3-4 năm là bắt đầu thu hoạch.
Cây dừa xiêm trưởng thành cho nhiều trái, trái có nhiều nước và nước rất ngọt. Dù vậy giống dừa này chỉ phổ biến ở quanh trong xã, sau đó là trong huyện, vì thật ra cũng không ai sản xuất giống để bán.
Thấy có nhiều người hỏi mua dừa giống, ông Cang nảy ra ý định sản xuất giống để bán. Đến nay, mỗi năm ông Cang bán ra từ 1.200 - 1.500 cây dừa giống (50.000 đồng/cây - 65.000 đồng/cây tùy thời điểm).
Ngay cả năm vừa qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 phức tạp, ông cũng bán được gần 1.000 cây dừa xiêm giống, dù giá có thấp hơn một chút - 45.000 đồng/cây.
Chia sẻ về quy trình làm dừa giống, ông Cang cho biết: Tôi thường ươm dừa từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, đến độ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch thì bán. Khi trái dừa vừa chín, mình hái xuống để khô trong tầm 2 tháng là đem ươm.
Đất ươm dừa chỉ cần đánh tơi, trộn thêm một ít phân chuồng hoai mục, sau đó tạo rãnh đặt quả dừa giống xuống, lấp đất một phần quả dừa, sau đó lấy bẹ dừa phủ lên trên là xong.
Hằng ngày, tưới nước để tạo độ ẩm. Đến khi quả dừa nứt mầm lên thì dỡ bỏ các bẹ dừa phía trên, lâu lâu thêm nước để ẩm đất là được.
Hiện nhiều khu resort ở các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa đã thành khách quen của ông Cang, gần đây một số xã trong huyện Phù Mỹ đặt hàng với số lượng lớn, ngoài ra còn có thêm đơn vị ở Hoài Ân, Tây Sơn và tỉnh Gia Lai tìm đến đặt hàng.
Ngoài bán dừa giống, ông Cang còn bán dừa trái uống nước. Với 80 cây dừa xiêm, mỗi năm từ dừa giống và dừa trái, ông Cang thu hơn 70 triệu đồng...
Học theo ông Chín Cang, hiện nay ở xã Mỹ Hòa đã có thêm vài chục hộ sản xuất dừa xiêm giống.
Đi tàu ra vịnh Vân Phong ở Khánh Hòa xem trang trại nuôi cá vây vàng lớn nhất cả nước Ở vịnh Vân Phong, trang trại nuôi cá chim vây vàng lớn nhất cả nước của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Đây chính là nơi khởi đầu cho tương lai nghề nuôi cá biển công nghiệp ở Khánh Hòa. Cảng Hòn Khói ngày cuối năm nhộn nhịp những chuyến tàu vào ra. Ông Phạm Đức Phương - cán bộ quản...