Chùm ảnh đầy ám ảnh về mẹ và bé sơ sinh trong trại tị nạn Syria
Hình ảnh các bà mẹ ẵm bồng trên tay những đứa trẻ còn thơ dại, đôi mắt ánh lên nỗi lo lắng, xen lẫn sự ưu tư, phiền muộn trong các trại tị nạn ở phía đông bắc Jordan.
Hình ảnh các bà mẹ ẵm bồng trên tay những đứa trẻ còn thơ dại, đôi mắt ánh lên nỗi lo lắng, xen lẫn sự ưu tư, phiền muộn trong các trại tị nạn ở phía đông bắc Jordan, Syria thực sự ám ảnh người xem.
Chùm ảnh mẹ và trẻ sơ sinh tại trại tị nạn ở phía đông bắc Jordan, Syria được chụp lại bởi nhiếp ảnh gia Muhammed Muheisen. Ông đã quyết định kể lại câu chuyện của những phụ nữ mang thai, người dễ bị tổn thương nhất khi sống trong trại tị nạn.
Những thai phụ Muheisen gặp trong các trại tị nạn cho biết họ không có đủ khả năng để chi trả các hóa đơn y tế, cũng như điều kiện khám chữa bệnh tại các bệnh viện trong thành phố, mà chủ yếu khám ở các phòng khám di động của các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh này cũng không được thường xuyên.
Trong tháng ba, Muheisen chụp ảnh 15 người phụ nữ Syria ở Mafraq, ở tất cả các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. “Tôi không thể ngừng suy nghĩ về những người phụ nữ đang mang thai”,Muheisen nói. “Nó không chỉ là một dự án. Mà tôi còn cảm nhận được sự kết nối giữa tôi và họ. Họ đã chào đón tôi, vì vậy điều tôi có thể làm chính là nói lên tiếng nói của họ.”
Dưới đây là những hình ảnh, những câu chuyện của phụ nữ Syria tại các trại tị nạn.
“Mùa đông rất lạnh, mùa hè thì khô và nóng. Chồng tôi hầu như không làm việc. Điều khó khăn nhất là tôi phải đưa ra quyết định xem điều gì quan trọng hơn: Mua bánh mì nuôi sống bản thân hay mua thuốc để phòng trừ trường hợp con bị bệnh?” – Wadahah Hamada, 22 tuổi, đang bế con trai 10 ngày tuổi bên trong lều tị nạn gần biên giới Syria, ngoại ô Jordan.
Video đang HOT
“Chúng tôi ở bên ngoài trại tập trung, điều kiện sống vô cùng khó khăn. Chồng tôi không có việc làm. Tất cả những gì tôi muốn là mọi người hãy chú ý đến chúng tôi” – Mahdiya Alkhalid, 36 tuổi cùng con trai Mariam 18 tháng tuổi.
“Hai năm trước, chúng tôi rời Syria và không có gì trong tay. Ngày hôm nay, chúng tôi vẫn vậy và chỉ mong được ai đó đưa ra khỏi sự đau khổ này” – Feedah Ali, 18 tuổi. Trên tay cô là con gái Khadija, 2 ngày tuổi.
“Tôi sinh con chỉ vài ngày sau khi đến đây. Lúc đó tôi rất sợ hãi. Chúng tôi đã phải vay tiền để sinh con. Giờ chồng tôi không thể nào trả được nợ” – Khalida Mousssa, 28 tuổi, cùng con trai Abdulelah, 5 tuần tuổi.
“Chúng tôi chỉ có một mình và sống bên lề xã hội. Chẳng ai thèm đến kiểm tra chúng tôi” – Mona Hussein, 33 tuổi, chia sẻ khi đang bế con gái Zahra mới đầy tháng.
Bất cấp những nguy cơ biến chứng y tế, Huda Alsayil, 20 tuổi, vẫn quyết sinh con. Cuối cùng, mẹ tròn con vuông. Sau một tháng, Huda mới có thể thở phào nhẹ nhõm.
“Tôi là một diễn giả, tôi đã nói hết lời. Chúng tôi đã nêu ý kiến, đã xin trợ giúp. Chúng tôi bị bỏ rơi ở đây. Giờ tôi chỉ muốn về nước dù phải bắt đầu lại với con số không, ít nhất chúng ta có thể sống với phẩm giá của chính mình”- Huda Alhumaidi, 30 tuổi, nói. Con gái cô, Islam mới tròn 1 tháng tuổi được vài ngày.
Wazeera Elaiwi, 29 tuổi, bế con trai 2 tháng tuổi Mohammed.Theo Liên Hợp Quốc, hiện có khoảng 11.000 người tị nạn Syria đang mang thai và hàng nghìn em bé được sinh ra trong điều kiện khó khăn.
Nguồn: Ttvn.vn
Giáo hoàng Francis: 'Không khí chiến tranh' đang bao trùm thế giới
Giáo hoàng Francis ngày 6.6 phát biểu tại Bosnia và Herzegovina rằng "bầu không khí chiến tranh" đang bao trùm thế giới và kêu gọi người dân ở đây tăng cường nỗ lực hòa giải, 20 năm sau cuộc xung đột sắc tộc làm chia rẽ đất nước này.
Giáo hoàng Francis tại Sarajevo ngày 6.6, cảnh báo "bầu không khí chiến tranh" bao trùm thế giới - Ảnh: Reuters
Giáo hoàng Francis ngày 6.6 phát biểu trước đám đông tại sân vận động Olympic ở thủ đô Sarajevo của Bosnia và Herzegovina rằng nhiều cuộc xung đột khắp thế giới thực chất là "một kiểu chiến tranh thế giới thứ ba" và "trong bối cảnh thông tin liên lạc toàn cầu, chúng ta cảm nhận được một bầu không khí chiến tranh đang bao phủ", theo AFP.
"Một số người cố tình kích động và xúi giục bầu không khí chiến tranh này", Giáo hoàng Francis nói, chỉ trích những ai muốn tạo ra sự chia rẽ để trục lợi từ chiến tranh thông qua những thỏa thuận mua bán vũ khí.
"Chiến tranh có nghĩa trẻ em, phụ nữ và người già phải sống trong những trại tị nạn, trong khi nhà cửa, đường sá, nhà máy bị phá hủy...", Giáo hoàng Francis nói tiếp.
Giáo hoàng Francis ngày 6.6 có chuyến thăm một ngày đến Bosnia và Herzegovina. Cuộc xung đột sắc tộc tại Bosnia và Herzegovina trong thập niên 1990 kết thúc với hiệp định Dayton sau khi các bên đàm phán tại bang Ohio (Mỹ) năm 1995. Theo hiệp định, Bosnia và Herzegovina có một chính quyền trung ương. Thế nhưng mãi đến hai thập niên sau, đất nước này vẫn trong tình trạng chia rẽ, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Bi thảm đời 'nô lệ tình dục tập thể' trong các trại tị nạn Những phụ nữ Rohingya trong các trại tị nạn ở dọc biên giới Thái Lan và Malaysia đã bị bắt làm nô lệ tình dục tập thể cho bọn buôn người và những kẻ canh giữ trại. Nur Khaidha Abdul Shukur, 24 tuổi, bị giữ trong trại tám ngày cùng với đứa con nhỏ của cô kể rằng mỗi đêm có từ 2...