Chùm ảnh cận cảnh công đoạn chế biến vịt quay
Vịt, cụ thể là vịt quay là một món ăn được tiêu thụ khá mạnh vào dịp hè bởi dân gian ta vẫn cho rằng ăn vịt mát. Tuy nhiên ít ai biết được rằng để có được một miếng thịt đến với người tiêu dùng, các chủ quán bán hàng đã chế biến như thế nào?
Hãy cùng đột nhập vào một cơ sở như thế để biết được các công đoạn của việc làm món vịt quay:
Sau khi được giết và làm sạch lông, vịt được chất đống trong các thùng nhựa như thế này
Để cho nhanh và tiện, các công đoạn chế biến cũng như tẩm ướp đều được chủ quán làm bằng tay
Vì không gian chật hẹp nên tiện đâu là chủ quán xiên vịt luôn tại đó
Video đang HOT
Vịt được để cùng với vô số những bát đĩa bẩn khác
Tường bếp cũng được tận dụng triệt để làm nơi treo nồi và bát đĩa
Bất chấp ở ngay dưới đó là cơm, bún bán cho khách hàng
Chiếc thớt dùng để thái chung cả thịt sống lẫn thịt chín
Thậm chí là nơi đánh tiết canh
Tạp nham như vậy nên thật dễ hiểu vì sao đây là nơi ưa thích của ruồi và nhặng
Đáy nồi nước dùng đen kít
Bát đĩa bẩn thì vứt lung tung
Chẳng hiểu có mấy người đủ dũng cảm nếm thử một miếng thịt sau khi chứng kiến những hình ảnh trên?
Theo Nguyễn Thắng
VTCnews
Trẻ dễ bị ung thư... vì chơi bóng bay
Nhiều bậc phụ huynh vẫn vô tư cho trẻ thổi bóng bay cao su, mà ít ai biết rằng bóng bay cao su được làm từ mủ cao su cùng các chất phụ gia dễ gây độc hại cho trẻ.
Đa số các bậc cha mẹ và thầy cô giáo vẫn chưa nhận thức được tác hại của việc thổi bóng bay cao su ở trẻ nhỏ. Khi thấy bóng bay cao su bày bán nhiều ở các cửa hàng là trẻ em lại đòi bố mẹ mua. Vì thấy chi phí của trò chơi này không cao nên các bậc phụ huynh thường đáp ứng ngay yêu cầu của trẻ.
Về phía các thầy cô, cũng không cấm trẻ chơi thổi bóng, chỉ đề phòng ở khâu mất vệ sinh. Việc trẻ nhỏ tiếp xúc với bóng dưới các hình thức như chơi bóng, thổi bóng, ngậm miệng vào bóng hay đôi khi nuốt phải bóng không là điều quá quan trọng đối với người lớn, vì cho rằng đó là một trò chơi vô hại.
Không nên cho trẻ ngậm, thổi bóng bay vì có thể gây độc. Ảnh: M.N
Theo các chuyên gia, nguyên liệu chính để sản xuất ra bóng bay là mủ cao su lỏng, màu trắng đặc như sữa và được giữ lỏng nhờ có trộn sẵn amoniac... Khuôn làm bóng bằng gỗ hay kim loại như nhôm đồng, có hình tròn, dài, bầu dục... tùy theo ý định cho quả bóng hình gì.
Để bóng không dính vào nhau, người ta dùng bột nhẹ rắc lên. Còn phẩm màu cũng được sử dụng nhằm tăng các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Các chất màu này đều sử dụng bột màu công nghiệp và chứa các chất kim loại độc hại như màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom...
Trong quá trình sản xuất bóng bay, nhà sản xuất buộc phải sử dụng thêm một số chất phụ gia bao gồm các hóa chất như chất lưu hóa, chất xúc tác, chất dẻo hóa, chất chống ôxy hóa, các chất tạo màu và chất độn. Như vậy, trong quá trình sản xuất bóng bay, ta thấy có khá nhiều hóa chất độc hại bao gồm các kim loại nặng, các acid hữu cơ, các loại màu công nghiệp. Do đó, hầu hết các loại bóng bay trên thị trường hiện nay đều rất độc cho trẻ nhỏ khi thổi, ngậm hay cầm tay. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ. Nguy hiểm nhất là những chất này còn có thể gây ung thư.
Trên thế giới, nhiều nước đã có những quy định nghiêm ngặt cho việc chơi bóng bay ở trẻ, trên mỗi loại bóng cũng ghi rõ là dành cho những đối tượng nào.
Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hầu như chưa có bất cứ kiểm soát chặt chẽ nào về chất lượng, độ tổn hại cũng như màu sắc của từng loại bóng bay. Nguồn gốc các loại bóng bay ở nước ta hiện nay chủ yếu từ hai nguồn chính là nhập từ Trung Quốc và tự sản xuất. Cách sản xuất chủ yếu là tự phát và chưa có quy trình kiểm soát chặt chẽ, vì thế tính chất độc hại lại càng cao hơn.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ ngậm, thổi hay cầm nắm trực tiếp vào bóng bay. Việc cầm trực tiếp cũng khiến chất màu thôi ra tay, rồi trẻ lại ngậm, mút tay gây độc. Đặc biệt, đối với trẻ em dưới 3 - 4 tuổi, bóng bay cũng có nguy cơ làm trẻ hóc, nuốt phải khi thổi. Nếu cần phải thổi bóng thì cần phải sử dụng các vật trung gian như bơm, ống hút hay vỏ bút bi.
Theo SK&ĐS
Bệnh mắt: Căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng: căn bệnh nguy hiểm mà diễn biến thầm lặng Hiện nay số người mắc các bệnh về mắt ngày một gia tăng, có nhiều nguyên nhân. Ở nông thôn, chủ yếu do nguồn nước mất vệ sinh, chấn thương ở mắt do tuốt lúa. Còn ở thành thị phần lớn do thói quen sử...