Chùm ảnh cảm động: Phụ huynh nghỉ làm đưa con đi thi, thấp thỏm ngóng trông giữa trời oi bức
Muốn hiểu thấu lòng cha mẹ, hãy đến cổng trường vào những ngày thi.
Ngày hôm nay (10/6), kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 – 2023 tại Đà Nẵng đã chính thức bắt đầu. Hơn 15.000 học sinh đã trải qua bài thi môn Ngữ văn và Ngoại ngữ với rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau. Bên cạnh tâm trạng hồi hộp, lo lắng của các sĩ tử thì hình ảnh những ông bố, bà mẹ đứng dưới trời nắng cả tiếng đồng hồ, thấp thỏm đợi con từ phía ngoài cổng trường hay vội vã đến điểm thi để đưa đồ cho con cũng khiến nhiều người xúc động.
Theo ghi nhận, những ngày qua vì lo lắng cho con trước kỳ thi quan trọng mà rất nhiều phụ huynh thậm chí còn mất ăn mất ngủ.
Bất chấp thời tiết oi bức, không phụ huynh nào chịu về vì cha mẹ chỉ sợ con mình ra sớm, không thấy cha mẹ đâu sẽ bơ vơ lắm. Bên con suốt 1 năm ôn thi và giờ đây cha mẹ cũng âm thầm tiếp sức cho con theo cách đáng yêu thế này.
Nhiều bậc phụ huynh đứng ngóng con từ xa
Cùng vợ đưa con gái đến điểm thi trường THPT Phan Châu Trinh, anh Huỳnh Dụng (ngụ quận Hải Châu) cho biết, đợt này con gái anh đăng ký nguyện vọng 1 học Phan Châu Trinh. Do tỷ lệ chọi của trường rất cao nên suốt thời gian qua, cả gia đình phải luôn động viên, làm tâm lý cho con vững tin trước khi làm bài.
“Hôm nay, 2 vợ chồng tôi nghỉ làm, chuẩn bị mọi thứ cho con và cùng nhau đưa con đến trường thi để con có được tâm lý tốt nhất”, anh Dụng chia sẻ.
Cùng tâm trạng, chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết – một bà mẹ cũng đưa con đi thi tâm sự: “Trước khi đi thi thấy con có vẻ lo lắng tôi đã động viên phải thật bình tĩnh. Hôm nay chở con đi thi, tôi đã chuẩn bị nước uống, kiểm tra bút viết, thẻ dự thi cho con để đảm bảo không bị thiếu sót. Mong con và các thí sinh thật bình tĩnh để hoàn thành tốt bài thi, có điểm số cao”.
Video đang HOT
Những cái đập tay…
Hay những cái ôm như thế này, không nghi ngờ gì chính là nguồn động lực lớn nhất cho sĩ tử
Các thí sinh được phụ huynh đưa đón cẩn thận, động viên từng câu
Ai cũng lo lắng, căng thẳng
Hình ảnh một ông bố khoác áo xe ôm công nghệ tới đón con trai gây xúc động
Rất nhiều nước mắt, nụ cười, sự lo lắng, hồi hộp… hiển thị rõ trên gương mặt của cha mẹ mùa thi. Dù vất vả nắng nôi nhưng những ông bố bà mẹ này vẫn cố gắng chăm chút cho con từ bữa ăn, giấc ngủ đến tinh thần.
Dù kết quả có ra sao thì bên cạnh các thí sinh luôn có sự đồng hành của bố mẹ!
Cô giáo yêu cầu cả lớp bật camera, một học sinh gọi đến lần thứ 6 vẫn im hơi lặng tiếng: Biết được lý do muốn rụng rời
Nghĩ lui nghĩ tới cuối cùng cô cũng tha cho, nhưng thanh niên này làm vậy đúng là bậy hết sức.
Trong buổi học online, bố của một học sinh cởi trần đi phía sau bàn học của con, nói lớn "Ô sao cô giáo con béo thế?". Cô Trang, giáo viên tiểu học ở TP.HCM giật mình, vì tiếng nói lớn lọt vào micro, cũng vì ngượng. "Tôi vội vàng tìm nút tắt micro của người học, đồng thời nhắc nhở học sinh chỉ mở micro khi phát biểu", cô Trang kể. Gần đây, cô chú ý hơn trong việc kiểm soát bật, tắt micro của học trò, đồng thời nhắc nhở phụ huynh tránh việc ăn mặc quá thoải mái và xuất hiện trong camera khi con đang học.
Nhưng đó không phải là tình huống oái oăm duy nhất. Trong môi trường lớp học trực tuyến, những tưởng chỉ có giảng bài và học bài thì vẫn có đủ thứ chuyện dở khóc dở cười phát sinh. Chuyện học sinh đang học thì... ngủ, bỏ đi chơi hay phụ huynh can thiệp không phải là mới. Hoặc mới đây là một tình huống bá đạo không kém được một cô giáo dạy cấp 2 chia sẻ. Cô bảo, dù bực vô cùng nhưng cuối cùng cũng cho qua. Có lẽ những giáo viên cũng hiểu trong khoảng thời gian này, một chút "du di" cũng là cách để cô trò cũng vượt qua giai đoạn nhiều áp lực.
Cô giáo kể: "Hôm đấy đổi tiết, vào lớp 9A, học sinh bật cam lên, chỉ thấy một học sinh không bật, mình gọi không thấy tăm hơi đâu đến lần thứ 6 nó hét lên: "Gọi gì gọi lắm thế. Đang đi ỉ*. Đi cũng không xong" rồi nó out mất. Cả lớp bò ra cười, cô vừa buồn cười vừa bực".
Quả thực, chuyện đang học thì "mắc" vốn dĩ không thể kiểm soát được, tuy nhiên học sinh thấy phiền đến đâu cũng nên tắt mic, chưa kể cô giáo gọi cũng là vì quan tâm đến mình nữa. Câu chuyện của cô giáo khiến những đồng nghiệp khác ôm bụng cười. Phần cô giáo, ban đầu cũng định phạt học sinh nhưng sau đó lại thôi: "Học trò cấp 2 thế đấy bạn ạ, buổi sau vào học nó lại như bình thường nên thầy cô cũng xuề xòa cho đỡ bực", cô nói.
Nhiều giáo viên khác chia sẻ, việc dạy trực tuyến như "làm dâu trăm họ". Không chỉ khó về chuyên môn, vất vả trong công việc mà thầy cô còn chịu nhiều áp lực vô hình với những tình huống bi hài. Để việc học online hiệu quả, ý thức, nền nếp học tập của học sinh là vô cùng quan trọng. Vẫn còn không ít học sinh chểnh mảng trong việc học, học không đúng giờ, không chú ý làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên...
Học sinh nên tận dụng những ngày học trực tuyến ở nhà trở thành cơ hội trong học tập, bằng chính sự tự học. Việc tự học ở nhà của học sinh sẽ bao gồm các công việc như: Giải các bài tập, giải các bộ đề mà giáo viên đã giao, ôn lại kiến thức đã học ở các bộ môn... Nếu cần sự hỗ trợ của giáo viên, thì học sinh hãy mạnh dạn liên hệ để được sự trợ giúp hiệu quả trong quá trình tự học.
"Mẹ ơi, con đau quá" - Bé gái 3 tuổi nắm chặt quần sau khi tan học, bà mẹ lật ngược quần ra liền bật khóc Nhìn vào chiếc quần, không ai ngờ được những gì đã trải qua với bé gái. Điều kiện ăn uống, sinh hoạt của trẻ em trường mầm non đang là vấn đề được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Bởi ngày càng có nhiều vụ việc tiêu cực trong trường mầm non khiến cha mẹ đặt ít nhiều nghi ngại khi...