Chùm ảnh ấn tượng về những núi lửa đang hoạt động trên thế giới
Dưới đây là hình ảnh ấn tượng về các vụ phun trào dữ dội của những núi lửa đang hoạt động trên thế giới.
Núi lửa Sinabung ở phía tây Indonesia đã ngủ yên trong khoảng 400 năm trước khi thức giấc vào tháng 8/2010. Đây cũng là ngọn núi lửa nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương – nơi chiếm 75% các ngọn núi lửa đang hoạt động trên thế giới.
Anak Krakatau là ngọn núi lửa hoạt động không ngừng nghỉ ở Indonesia khi cứ vài năm nó lại thức giấc một lần. Ngọn núi lửa này hoạt động trong một hang động, vốn là những gì còn lại từ vụ phun trào năm 1883 tại Krakatoa – sự kiện được coi là một trong những đợt phun trào lớn nhất trong thời kỳ hiện đại.
Miệng núi lửa Kawah Ijen ở Indonesia có một màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục sau khi phun trào lưu huỳnh. Thoát qua những kẽ nứt trong núi lửa, những luồng khí siêu nóng này bốc cháy khi chúng tiếp xúc với không khí và tạo nên thứ ánh sáng vô cùng kỳ ảo.
Etna ở Italy là núi lửa đang hoạt động lớn nhất châu Âu và thường xảy ra những vụ phun trào dữ dội. Bức ảnh được chụp vào tháng 12/2018 cho thấy hình ảnh của một trong những núi lửa lâu đời nhất của Trái Đất đang hoạt động với kỷ lục về những vụ phun trào thường xuyên xảy ra kể từ năm 1.500 trước Công nguyên.
Video đang HOT
Núi lửa Bárarbunga ở Iceland là một khu vực vô cùng khắc nghiệt. Núi lửa này cũng là nguyên nhân gây ra vụ phun trào nham thạch lớn nhất Trái Đất trong vòng 11.000 năm.
Năm 2018, núi lửa Kilauea ở Hawaii đã phun trào dữ dội với lượng dung nham đủ để chất đầy ít nhất 320.000 hồ bơi có kích cỡ của Olympic và tạo thành 1 dòng sông nham thạch nuốt chửng mọi thứ trên đường nó đi qua, bao gồm cả một số địa điểm thuộc khu dân cư Leilani Estates tại đây.
Những dòng dung nham đang chảy xuống bên sườn núi lửa Sinabung trong một hình ảnh năm 2018 ở Karo, phía bắc Sumatra. Mặc dù những vụ phun trào như vậy gây ra nhiều nguy hiểm nhưng loại đá được tạo thành từ đó rất giàu chất dinh dưỡng để trồng trọt.
Cảnh tượng khói bụi, dung nham và những tia chớp như “hỏa ngục” ở núi lửa Sakurajima, Nhật Bản năm 2016.
Miệng núi lửa Halemaumau của núi lửa Kilauea với quang cảnh ấn tượng như trên một hành tinh khác
Một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới là Piton de la Fournaise trên đảo Réunion thuộc Pháp. Từ thế kỷ 17, hơn 150 vụ phun trào đã xảy ra ở ngọn núi lửa này. Trong ảnh là vụ phun trào diễn ra vào tháng 9/2016.
Ngày 22/6/2019, núi lửa Raikokoe phun trào tạo nên những cột khói khổng lồ và tro bụi bao phủ khắp Nam Thái Bình Dương. Vụ phun trào này lớn tới nỗi các nhà thiên văn học có thể trông thấy nó từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Các hạt trong vụ phun trào này lan tới cả tầng bình lưu khiến ánh sáng mặt trời lúc bình minh và hoàng hôn chuyển sang màu tím.
Một nhiếp ảnh gia đã chụp được khoảnh khắc núi lửa dưới đại dương phun trào ở ngoài khơi Tonga vào tháng 3/2009. Đây là vụ phun trào của một trong số 36 núi lửa dưới đại dương trong khu vực này./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo National Geographic
Nga biết nguyên nhân gây ra lỗ bí ẩn trên ISS nhưng... sẽ không nói
Một lỗ bí ẩn được phát hiện trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), dường như đã được khoan từ bên trong. Vào tháng 8 năm 2018, NASA tuyên bố họ đã tìm thấy "rò rỉ chậm" trên ISS, sau khi nhận thấy áp lực giảm có thể liên quan đến một lỗ bí ẩn.
Các kiểm soát viên chuyến bay ở Houston và Moscow đã phát hiện rò rỉ áp trên trạm. Phi hành đoàn không gặp nguy hiểm và đang tích cực các thủ tục xử lý sự cố.
Lỗ bí ẩn trên trạm vũ trụ quốc tê ISS.
Các kiểm soát viên mặt đất của Nga cho biết họ hiện đang tiến hành đánh giá sâu về lỗ hổng và nhà du hành vũ trụ Sergey Prokopyev người Nga vẫn đang cố gắng săn lùng một bộ dụng cụ sửa chữa. Kế hoạch là để làm sạch khu vực có lỗ bí ẩn và thêm các bản vá vĩnh viễn.
Cái lỗ nhỏ xíu trong tàu vũ trụ Soyuz MS-09 Roscosmos cập bến ISS được điều tra từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Một số quan điểm cho rằng đây là sản phẩm do vi thiên thạch gây ra. Tuy nhiên, sau đó đã được kết luận khác.
Theo Sergei Prokopyev, lỗ hổng đã được khoan từ bên trong, cho dù là do nhầm lẫn hay cố ý.
Mô-đun đã được đưa trở lại Trái đất vào tháng 12 năm 2018. Người đứng đầu Rosmocos hiện đã nói rằng họ biết chính xác nguyên nhân của lỗ hổng là gì nhưng sẽ không tiết lộ thông tin đó cho bất kỳ ai.
"Nó nằm trong khoang của tàu Soyuz MS-09 và đã bị thiêu rụi từ lâu. Chúng tôi đã lấy tất cả các mẫu nhưng sẽ không nói cho bạn biết bất cứ điều gì", Dmitry Rogozin nói tại một hội nghị.
Trong khi đó, về phía NASA cho biết họ chưa được cho biết kết luận về cuộc điều tra của Rosmocos về lỗ hổng và sẽ nói chuyện với cơ quan vũ trụ của Nga về vấn đề này trong những ngày tới, mặc dù họ nói rằng không muốn vấn đề làm đảo lộn mối quan hệ làm việc lành mạnh giữa các cơ quan đã phát triển hơn 40 năm qua.
"Họ đã không nói với chúng tôi bất cứ điều gì. Không thể chấp nhận được rằng có những lỗ hổng trong Trạm vũ trụ quốc tế", quản trị viên NASA Jim Bridenstine nói với tờ Houston Chronicle.
Khôi Nguyên
Theo IFL Science
Giải mã thảm họa sánh ngang bom hạt nhân, có thể cô lập một quốc gia trong đêm đen La bàn nhiễu loạn, mất điện trên diện rộng, thậm chí làm biến dạng từ trường Trái Đất... là hệ quả của thảm họa đáng sợ này. Đối với giới thiên văn học, không gian/vũ trụ không chỉ là một thế giới chứa đựng nhiều bí ẩn có khả năng kích thích sự phát triển của công nghệ và tư duy tìm tòi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Quầng Mặt trời xuất hiện ở nhiều khu vực

Vì sao chim lao đầu vào cửa kính rồi tử vong? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ

Điểm tên các loài bồ câu hoang dã cực đẹp của Việt Nam

Giải mã bí ẩn: Vì sao chim cánh cụt không bao giờ xuất hiện ở Bắc Cực?

Cần thủ 'vui hơn trúng số' khi câu được cá chép nặng 47 kg

Chùm ảnh: Hiện tượng 'Crown Flash' Ánh sáng nhảy múa trên bầu trời

Những vùng đất Trung Quốc sành ăn nội tạng đến mức khiến người yếu tim... bỏ chạy!

Cảnh tượng sốc: Cá bay đầy trời ở vùng biển Caribe, rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra?

Thực tế lạnh lùng: Thảm kịch phơi bày mối nguy hiểm của livestream cực đoan

Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc

Vật thể rơi xuống Nam Cực làm thay đổi lịch sử Trái Đất
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn
Thế giới
22:54:09 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025