Chui vào nóc nhà nơi dân tránh lũ
Mưa xối xả, nước lũ dâng cao biến thôn nhỏ thành ốc đảo. Giữa biển nước mênh mông, từng đợt sóng dữ tàn phá ngôi làng, trên mỗi nóc nhà là những “cánh cửa bất đắc dĩ” được mở ra, dân mong mỏi lo âu. Trời đất ở rốn lũ Lệ Thủy ( Quảng Bình) tối tăm, bốn bề là nước lũ.
Ông Cảnh trên nóc nhà rốn lũ
Lênh đênh biển lũ cứu trợ
Có mặt bên quốc lộ 1A, đoạn qua thôn An Đình, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) từ sáng sớm 23/10 nhưng phải đợi, chúng tôi mới liên hệ xin được “quá giang” xuồng cứu trợ của đơn vị từ thiện đi đến thôn Tân Lễ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy. Chiếc xuồng nhỏ chất đầy mì tôm, bánh chưng, nước sạch và 6 người rời bờ.
Giữa biển nước mênh mông, chiếc xuồng trở nên nhỏ bé, gió to, sóng lớn vỗ từng đợt liên hồi, nước lũ bắn tung tóe vào người. Giữa đường, xuồng gặp sự cố hỏng máy, 6 người trên xuồng tái mặt, chuẩn bị tình huống xấu nhất, loay hoay gần 10 phút, người lái thuyền mới cho máy nổ tiếp tục di chuyển. May mắn người lái xuồng là ngư dân nên sự lão luyện có thừa.
Thôn An Đình, xã Hồng Thủy, hiện ra trước mắt tôi sau khi khó nhọc vượt lũ tìm đến. Lũ lụt bủa vây tứ phía, thôn xóm nhỏ này biến thành một ốc đảo, hàng cây bàng bao bọc thôn chỉ còn thấy ngọn, vướng trên cành là xác lợn, gà, vịt nổi lềnh bềnh. Thấp thoáng phía sau là những nóc nhà, lũ dữ hầu như nhấn chìm tất cả vật cản.
Ông Lê Văn Thắng (60 tuổi, đơn vị từ thiện TP Đồng Hới) chia sẻ: “Đây là quê hương của tôi, mấy ngày nay, gia đình tôi tất bật kêu gọi để về quê ứng cứu. Quê tôi vùng trũng, năm nào nước lũ cũng tràn về nhưng năm nay kinh hoàng quá, không biết mọi người có an toàn không”.
Xuống đến đầu thôn, ông Thắng hô lớn “Có ai không, có ai không”. Sự lo lắng, sốt ruột của ông Thắng hiện rõ trên nét mặt, ông chuẩn bị cất tiếng hô tiếp thì chúng tôi thấy trên nhiều nóc nhà, mái ngói được lật ra, già, trẻ, gái, trai thò đầu lên. “Đây đây, cho thức ăn với, đói quá”, một người phụ nữ lên tiếng.
Video đang HOT
Mười giờ sống trên nóc nhà
Chui vào được ngôi nhà đầu tiên, trước mắt chúng tôi là một lão nông tóc đã bạc phơ. Cố gắng cho xuồng lại gần, tôi mon men, chậm rãi sang mái nhà đưa thùng mì tôm, hai chai nước sạch, hai cái bánh chưng cho lão nông này và nhìn vào qua kẽ ngói thấy một cụ bà ốm yếu.
“Các bác đi cứu trợ nhà khác, còn cháu ở lại đây xem có gì phụ giúp ông bà không, nhân tiện tác nghiệp”, tôi đề nghị với người lái xuồng và nhóm cứu trợ. Mọi người đồng ý và dặn dò cẩn thận. Vào trong nhà cùng lão nông qua “cánh cửa bất đắc dĩ”, tôi giật mình bởi khung cảnh trước mắt. Tối tăm, chật hẹp, ngộp thở.
Dưới ánh sáng hạn chế từ một lỗ mái ngói, tôi tiến về phía bà để hỏi thăm nhưng do không quen và không chú ý nên đầu tôi đập đúng viên ngói. Thấy vậy, cụ bà cố gắng nhoài người dậy, tôi ngăn cản “bà cứ nằm yên ạ, di chuyển nguy hiểm lắm”. Trần nhà được kê mấy tấm gỗ thành phản làm nơi lánh nạn, phía dưới là nước lũ đục ngầu, vật dụng bằng nhựa nổi trôi như tìm lối thoát ra ngoài. Sóng lũ đập vào bức tường chưa bị ngập, vang lên thành tiếng động liên hồi. Lo lắng có phần hoảng sợ, bởi ngôi nhà cũ kĩ, được làm từ rất lâu, nếu lũ “tấn công” như thế này thì ngôi nhà sao chịu nổi. Khủng khiếp đến kinh hoàng lũ lụt!
Tấm phản kê trên đường gỗ hạ nhà quá ít cùng với sự chật hẹp của nóc ngôi nhà cấp bốn chỉ khoảng 4m2, thả chân xuống là nước lũ. Qua bắt chuyện, tôi biết người đàn ông chui trốn lũ ở đây tên là Nguyễn Văn Cảnh (67 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Lý (65 tuổi).
Ông Cảnh kể, các con đi làm xa, hai ông bà ở nhà nương tựa lẫn nhau. Tuổi già sức yếu, bà lại đau ốm liên miên, chưa khỏi bệnh đĩa đệm lại bị bệnh tai biến và tim. Cuộc sống vốn dĩ khó khăn, nay càng thêm túng quẫn. Sinh hoạt trong nhà một mình ông lo toan. Nhiều lúc trái gió trở trời, bà lên cơn đau, ông lại tất tả chạy vạy thuốc men.
Ông Cảnh lo lắng nhìn biển lũ mênh mông đang tàn phá thôn nhỏ
Về trận lũ lụt này, ông Cảnh nhớ lại: “Sống đến chừng này tuổi rồi nhưng lần đầu tiên tôi chứng kiến trận lũ lớn như thế này. Mưa tầm tã, nước lũ lên nhanh, vợ chồng già trở tay không kịp. Tôi lấy thang, gọi đứa cháu tới đưa bà lên nóc nhà này. Nửa đêm hôm đó, lũ cuồn cuộn vào nhà rồi dâng không ngớt. Tôi cũng chỉ đưa được mấy bì thóc kê lên. Rồi leo thang lên trần nhà”.
“Hai ngày rồi mới được ăn miếng ngon, chứ bà đã đói lả người đi. Gạo ông mang lên đó nhưng không có nước cũng không nấu được. Chẳng biết kêu ai, vì nhà nào cũng thế. Con gọi về hỏi tình hình thì nói bố mẹ đã ở nóc nhà, không sao đâu, chúng nó gọi liên tiếp, chiếc điện thoại “cục gạch” đã hết pin một ngày rồi. Con có điện thoại cho ông bà mượn gọi chúng nó đỡ lo”, bà Lý nói với tôi và lau giọt nước mắt.
Ông Cảnh đọc số điện thoại của con gái và tôi bấm gọi. “Cha mẹ có sao không, con gọi mãi không được ạ. Con lo lắm, con đang trên đường về nhưng xe bị ách tắc ở Hà Tĩnh không chạy được”, con gái ông Cảnh khóc thành tiếng. “Con yên tâm, ba mệ đã được cứu trợ đây rồi”, ông Cảnh trấn an con gái…
Ông Cảnh tâm sự: “Con nó lo mà về như thế thì biết ở chỗ nào đây?”. Ông kể, trắng đêm, vợ chồng ông không ngủ được, cứ sợ nước lên cao nữa. Khi ông bà đang bất an thì bỗng nghe tiếng động mạnh, căn nhà bếp bị lũ đánh sập hoàn toàn. Bà khóc nghẹn. Tôi chỉ biết bảo bà đừng lo, nhà này còn vững chãi lắm. Nhưng trong tâm trí ông Cảnh, nỗi sợ hãi đã xâm lấn. Bởi ông biết, sự hung dữ, tàn phá của lũ lụt. Rồi cả đêm không ngủ, ông bà không nói chuyện, không gian tĩnh lặng chỉ có tiếng sóng lũ, tiếng mưa rơi…
Mải mê nói chuyện, tôi giật mình bởi hơn 1 giờ đồng hồ nhưng đoàn cứu trợ đi cùng không quay lại đón. Tôi gọi cho bạn đồng nghiệp thì mới biết, mọi người đã về, do chở hai người bị bệnh nặng đi cấp cứu nên lát quay lại đón sau.
“Đoàn cứu trợ đi cùng con là đoàn đầu tiên tiếp tế đến đây. Một số nhà trong xóm có thuyền nhỏ nhưng chỉ chèo lái bằng tay mà quãng đường quá xa, sóng lớn, đi ra xa sợ bị lật lại càng nguy hiểm hơn. Ban ngày, mọi người ngồi trên nóc nhà trông ngóng, tuy nhiên không dám làm gì liều lĩnh. Nhà nào ở nhà nấy, yên vị nhìn lũ và hoang mang. Thỉnh thoảng có công trình phụ của một nhà sập, cả xóm lại càng sợ hơn. Tiếng khóc của trẻ con lẫn luôn tiếng sóng lũ”, ông Cảnh kể tiếp.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi ló đầu ra ngoài vẫn mênh mông biển nước. Mưa ập xuống trắng trời rơi trên những chóp ngói trong thôn Tân Lễ. Sự sống của hàng trăm người dân trong thôn bị đe dọa. Khi tôi chui vào nóc nhà của ông Cảnh được 10 giờ đồng hồ thì đoàn cứu trợ quay lại đón. Trên xuồng, tiếp tục là mì tôm, lương khô, sữa, nước… Xuồng cứu hộ của chúng tôi lại lênh đênh vượt nơi lũ còn cô lập làng. Trong nhiều nóc nhà kia, không ít người dân còn chui ở đó, chờ lũ rút.
Một Hội An vẫn đẹp nao lòng giữa những ngày mưa lũ
Khoảnh khắc bình lặng, yên ả của người dân Hội An được thu lại trong bộ ảnh của chàng nhiếp ảnh gia 9x, làm cho biết bao con người xúc động.
Mưa bão đổ bộ vào Việt Nam gần đây gây ra các trận mưa lớn, sạt lở đất... rất nhiều người dân phải chịu cảnh không điện, không nước sạch, lương thực cạn kiệt.
Những ngày qua tại Quảng Nam, chiếc loa phường ngày nào cũng phát đi phát lại câu nhắc nhở của báo đài: "Nước lũ từ thượng tiếp tục đổ về, khiến nhiều khu vực ở Hội An (Quảng Nam) chìm trong biển nước. Hiện chính quyền địa phương đã tiến hành di dời người dân ở các khu vực trũng thấp, đồng thời chủ động triển khai phương án phòng, chống lũ".
Dẫu chịu cảnh "màn trời chiếu đất", mất trắng nhà cửa, của cải... khắp nơi đều chìm trong biển nước. Thế nhưng, Hội An vẫn giữ được một vẻ đẹp nên thơ hiếm có qua ống kính của chàng nhiếp ảnh gia 9x.
Được biết, chủ nhân của bộ ảnh là bạn Huỳnh Ngọc Duy Nguyên (1991) sinh sống và làm việc tại Hội An. Giữa những cơn mưa nặng hạt, anh chàng nhiếp ảnh trẻ đã cầm trên tay chiếc máy ảnh, ghi lại từng khoảnh khắc đời thường của người dân Hội An. Hội An vẫn vậy, vẫn mạnh mẽ như những ngày chống Covid-19 nhưng cũng không kém phần nên thơ cổ kính vốn có.
Chia sẻ về bộ ảnh đáng nhớ, Duy Nguyên cho hay: "Mỗi bức ảnh có thể hiểu là khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Nhìn qua góc nhìn lạc quan nhất, tích cực hơn thì sẽ có được tinh thần thoải mái. Mình không muốn thấy hình ảnh bão lụt khổ đau... Tất nhiên mất mát là điều không tránh khỏi. Mỗi bức ảnh có thể là cảnh, có thể có con người. Hầu hết những người con Hội An xa xứ họ sẽ rõ hơn câu chuyện về ai đó trong tấm ảnh. Mà đến mình nhiều khi cũng không hiểu bằng... Đó là chuyện riêng, nên để đi sâu hơn thì không nên, tóm lại, đây là cái nhìn tích cực trong thiên tai".
Khi được hỏi về những khó khăn trong quá trình tác nghiệp, chàng nhiếp ảnh gia nói: "Điều khó khăn duy nhất mình nghĩ là thời tiết. Rất may là sau những ngày mưa dài, hôm mình đi trời ngưng mưa và nước đã ngưng dâng cao hơn trong đôi ba tiếng. Mọi người đều mở cửa nhà dọn dẹp, phơi đồ đạc nên mới có thể chụp được cảnh sinh hoạt".
Hiện người dân cả nước đều hướng trái tim về khúc ruột miền Trung. Hy vọng thời tiết sẽ trở nên khả quan, người dân cũng sớm trở về với cuộc sống bình thường.
Hình ảnh thị trấn cổ nổi tiếng Trung Quốc chìm trong nước lũ Đợt lũ thứ tư trong năm nay tại sông Dương Tử đã khiến nhiều địa phương ở Trung Quốc buộc phải nâng mức cảnh báo thiên tai. Theo Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn cơ quan thủy lợi sông Dương Tử, đỉnh lũ thứ tư đã chảy qua vùng đập Tam Hiệp. Dự báo, mưa lớn sẽ xuất hiện tại một số vùng...