Chục tỷ USD đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng
Các doanh nghiệp nhà nước có 114 dự án đầu tư ra nước ngoài, tính đến hết năm 2018. Tổng số lỗ phát sinh trong năm 2018 của các dự án báo lỗ là 367 triệu USD, tăng 265% so với năm 2017.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018.
Lỗ 367 triệu USD, tăng 265% so với năm 2017
Đánh giá tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài đến 31/12/2018, báo cáo của Chính phủ cho biết: Tính đến 31/12/2018 có 19 DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) có dự án đầu tư ra nước ngoài, thực hiện đầu tư tại 114 dự án, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản và lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Lũy kế đến ngày 31/12/2018, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của 19 doanh nghiệp là 5,8 tỷ USD (đạt 48,62%/tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài).Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án là 11,9 tỷ USD. Trong năm 2018, các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài 194 triệu USD.
Số tiền còn phải tiếp tục đầu tư ra nước ngoài so với vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của các dự án trên là 6,1 tỷ USD (51,39%/tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài).
Trong năm 2018, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã thu hồi được 559 triệu USD, trong đó chiếm tỷ trọng 60% là thu hồi vốn đầu tư (333 triệu USD), 38% là lợi nhuận chuyển về nước (212 triệu USD), 2% là thu tiền lãi từ việc cho các dự án tại nước ngoài vay vốn (14 triệu USD).
Lũy kế đến ngày 31/12/2018, có 6/19 doanh nghiệp đã thu hồi vốn đầu tư từ các dự án tại nước ngoài với số tiền gần 2,6 tỷ USD, bằng 45% vốn đầu tư đã thực hiện.
Năm 2018, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có 84/114 dự án phát sinh doanh thu, lợi nhuận với tổng doanh thu tại nước ngoài cả năm là 4,1 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2017.
Tổng lợi nhuận của các dự án có lãi là 187 triệu USD, giảm 24% so với năm 2017.
Video đang HOT
Trồng, chế biến mủ cao su lỗ do giá cao su tự nhiên thế giới sụt giảm sâu (ảnh minh họa)
Tổng số lỗ phát sinh trong năm của các dự án báo lỗ là 367 triệu USD, tăng 265% so với năm 2017.
Số lỗ cả trăm triệu USD nói trên có nguyên nhân chủ yếu do đồng nội tệ mất giá cũng như tình trạng lạm phát tại nước đầu tư (như các nước châu Phi, Trung Mỹ hoặc Đông Nam Á) và cạnh tranh gay gắt.
Lĩnh vực trồng, chế biến mủ cao su lỗ do giá cao su tự nhiên thế giới sụt giảm sâu và ảnh hưởng của việc các quốc gia sở tại thay đổi chính sách đầu tư, đất đai (Lào, Campuchia).
“Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan chung dẫn đến kết quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn chưa đạt như kỳ vọng là khả năng dự báo thị trường, năng lực quản lý, năng lực tài chính và về kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế”, Chính phủ nhận xét.
110/855 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
Báo cáo của Chính phủ cho hay: Tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2018, có 855 doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Trong đó, 505 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 350 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 855 doanh nghiệp là hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2017. Trong đó chủ yếu là vốn của doanh nghiệp nhà nước là 1,3 triệu tỷ đồng.
Tổng tài sản của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đạt 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017.
Đáng chú ý, có 110/855 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh bị lỗ (chiếm 13% tổng số doanh nghiệp có vốn Nhà nước).
Nhiều doanh nghiệp có số lỗ lớn, báo cáo hợp nhất có 10 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 9 nghìn tỷ đồng và 4 công ty có lỗ lũy kế là hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó nhiều nhất là Tập đoàn Hóa chất, Tổng công ty Cà phê VN, Tổng công ty 15,…
Nhiều dự án đầu tư trong nước của doanh nghiệp nhà nước cũng thua lỗ nặng.
Trong số 505 DNNN nắm 100% vốn điều lệ, tổng tài sản là 2,9 triệu tỷ đồng. Còn vốn chủ sở hữu là hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017.
Tổng doanh thu của các DNNN đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2017.
Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) của các DNNN là 267.983 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017, chủ yếu thu từ hoạt động kinh doanh nội địa (chiếm 76% tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các DNNN).
Hầu hết các công ty mẹ đều đảm bảo cân đối giữa tổng nợ phải trả với tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đảm bảo đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tổng tài sản.
Theo kết quả tổng hợp nêu trên, Chính phủ đánh giá: Các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 của các DNNN đều có xu hướng tăng lên so với năm 2017. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN đều đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung nguồn lực tài chính tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
Lương Bằng
Theo Vietnamnet.vn
Hàng loạt 'ông lớn' cổ phần hóa nhưng chưa chịu lên sàn
Theo Bộ Tài chính, còn 755 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong số này góp mặt nhiều tên tuổi lớn như: Cty CP Khách sạn Thắng Lợi, Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, Cty CP Điện cơ Thống Nhất, Cty CP Vàng bạc đá quý Bến Thành, Tổng công ty May Bắc Giang...
Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN ngày 16/10. Ảnh: Văn Kiên
Tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ngày 16/10, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đến 30/9/2019, đã có 840 DNNN cổ phần hóa (CPH) đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên hai Sở Giao dịch chứng khoán, còn 755 DNNN CPH chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có 144 DN, TP. Hà Nội có 85 DN, TP. HCM có 97 DN, Bộ Xây dựng có 53 DN, Bộ Công Thương có 46 DN, Bộ Giao thông vận tải có 35 DN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 27 DN, tỉnh Vĩnh Phúc có 33 DN...
Trong số này góp mặt nhiều tên tuổi lớn như: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Cty CP Tập đoàn Tân Mai, Cty CP Cảng Quảng Ninh, Cty CP Cảng Quy Nhơn, Cty CP Giống Bò Sữa Mộc Châu, Cty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
Cùng với đó là Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, Cty CP Khách sạn Thắng Lợi, Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, Cty CP Điện cơ Thống Nhất, Cty CP Cơ điện Trần Phú, Cty CP Vàng bạc đá quý Bến Thành, Tổng công ty May Bắc Giang, Cty CP Sonadezi Long Bình, Cty CP Sonadezi An Bình...
"Đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt đối với 28 DN, trong đó có một số DN bị xử phạt với mức phạt rất cao, số tiền phạt là 350 triệu đồng do không thực hiện đăng ký giao dịch theo quy định", Bộ Tài chính thông tin.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, việc chậm đăng ký giao dịch theo giải trình của các DNNN cổ phần hóa có một số lý do chính.
Cụ thể, một số DN hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, lỗ lũy kế trên vốn điều lệ cao, nợ ngân hàng lớn, đang trên bờ vực phá sản hoặc đang trong quá trình giải quyết hậu quả sai phạm phát hiện trong thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, không tổ chức được Đại hội đồng cổ đông để xin ý kiến về phương án đưa cổ phiếu lên sàn, kiểm toán báo cáo tài chính nên không thực hiện được thủ tục niêm yết, đăng ký giao dịch.
Một số DN gặp vướng mắc trong xác định giá trị phần vốn nhà nước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, còn nhiều vướng mắc về tài chính và công nợ, chưa thực hiện quyết toán công tác cổ phần hóa theo quy định để kiểm toán xác nhận số vốn điều lệ thực góp, chưa có phương án xử lý tài chính tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, liên quan đến việc điều chỉnh phần vốn Nhà nước hoặc đang triển khai thực hiện việc mở thủ tục phá sản đối với công ty.
Trong khi đó, một số DNNN CPH có cổ đông chủ yếu là cán bộ công nhân viên, nhiều người đã nghỉ hưu, thay đổi địa chỉ liên hệ nên việc tập hợp danh sách cổ đông với đầy đủ thông tin theo quy định của Trung tâm Lưu ký chứng khoán gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian; một số DN có quy mô nhỏ, ở vùng xâu, vùng xa, việc nhận thức các quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch còn hạn chế.
Tại hội nghị, Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Vương Đình Huệ đánh giá, 3 năm đầu nhiệm kỳ, số lượng DNNN bị thoái vốn không nhiều, nhưng quy mô lớn. Số thu ngân sách từ thoái vốn và cổ phần hóa đạt 218.255 tỷ đồng gấp 2,5 lần 5 năm trước đây.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, công tác CPH còn vấp phải một số vướng mắc về thể chế và cách thức thực hiện. Vướng mắc tập trung ở việc sắp xếp, phương án CPH, phương án đất đai trước khi CPH.
Một vấn đề khó khăn nữa cũng được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu là việc xác định giá trị doanh nghiệp trước CPH, trong đó xác định giá trị lịch sử, văn hóa.
Phó thủ tướng cũng phê bình một số bộ ngành và địa phương công tác thoái vốn rất chậm, đặc biệt là 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Ông đề nghị xem xét nguyên nhân, trách nhiệm của người đứng đầu.
Người đứng đầu Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cũng thông báo trước hội nghị là đã phát hiện những việc thoái vốn cố ý làm trái pháp luật, trái ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.
TUẤN NGUYỄN
Theo Tienphong.vn
Sẽ báo cáo Thủ tướng xử lý trách nhiệm liên quan các vụ việc sai phạm trong cổ phần hóa Chỉ còn hơn 1 năm nữa là kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải hoàn thành nhưng đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp, tổng công ty "chậm đổi mới, ngại đổi mới" theo phê duyệt của Thủ tướng. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn còn nhiều vướng mắc nhất là trong thực tế thực hiện....