Chục triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca ‘đắp chiếu’
Hàng chục triệu liều vaccine AstraZeneca đang bỏ không ở một cơ sở sản xuất, chờ đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Số phận của các lô vaccine này là chủ đề tranh cãi gay gắt giữa các quan chức Nhà Trắng và cơ quan y tế liên bang. Một số người cho rằng chính quyền nên chia sẻ chúng với các nước thực sự cần. Một số người khác không đồng tình với ý tưởng này.
Gonzalo Via, phát ngôn viên của AstraZeneca, cho biết: “Chúng tôi biết có những nước đã liên hệ với Mỹ về việc viện trợ vaccine. Chúng tôi yêu cầu Mỹ xem xét kỹ lưỡng đề nghị này”.
Một quan chức cho biết khoảng 30 triệu liều vaccine đang được đóng chai tại West Chester, Ohio. Đây là giai đoạn cuối trong khâu sản xuất. Người này nói thêm một công ty khác ký hợp đồng với AstraZeneca cũng sản xuất đủ hàng chục triệu liều vaccine cung cấp cho Baltimore, hiện vẫn lưu kho.
Dù đã được chấp thuận tại hơn 70 quốc gia, vaccine AstraZeneca thử nghiệm ở Mỹ vẫn chưa có kết quả. Thử nghiệm này từng bị tạm dừng trong 7 tuần hồi mùa thu năm ngoái vì nghi ngờ vaccine gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng về thần kinh ở tình nguyện viên. Hãng chậm trễ khi được yêu cầu đệ trình bằng chứng an toàn của sản phẩm. Chính vì vậy, Mỹ không thể phê duyệt vaccine, khiến lượng lớn lô hàng sản xuất tại kho bị bỏ không.
Dữ liệu của vaccine AstraZeneca tại Mỹ dự kiến công bố trong vài tuần tới. Thử nghiệm giai đoạn ba có 32.000 người Mỹ tham gia. Hãng sẽ không báo cáo kết quả sơ bộ như những công ty khác đã làm trước đó mà chờ đợi phân tích có ý nghĩa thống kê. Chuyên gia tin rằng vaccine hiệu quả hơn so với đối thủ Johnson & Johnson.
Cơ sở sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca tại Baltimore. Ảnh: Baltimore Sun
Giới chức liên bang nhấn mạnh không nên tích trữ vaccine AstraZeneca quá lâu vì giống như các sản phẩm khác, nó có thời hạn sử dụng. Vaccine có thể bảo quản dưới nhiệt độ tủ lạnh trong 6 tháng.
AstraZeneca không nộp đơn lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) xin phê duyệt khẩn cấp. Hãng cũng yêu cầu chính quyền Biden chia sẻ vaccine với châu Âu, nơi chiến dịch tiêm chủng đang thất bại nặng nề. AstraZeneca đã không cung cấp đủ vaccine cho EU như cam kết ban đầu. Chính quyền Mỹ đến nay vẫn từ chối đề nghị của hãng.
Một số quan chức liên bang thúc đẩy Nhà Trắng đưa ra quyết định trong vài tuần tới. Họ đã thảo luận về việc gửi vaccine cho Brazil, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19.
“Nếu viện trợ, chính phủ Mỹ cần đưa ra hướng dẫn thay thế số vaccine đó bằng loại khác”, ông Via nói.
Video đang HOT
Nhà Trắng chưa trả lời yêu cầu bình luận. Chính quyền Mỹ còn do dự chia sẻ vaccine bởi nguồn cung đến nước này chưa chắc chắn. Tổng thống Joe Biden từng hứa sẽ cung cấp đủ vaccine cho người trưởng thành vào cuối tháng 5. Trong khi đó, sản xuất vaccine nổi tiếng phức tạp, tinh vi. Các vấn đề như nấm mốc cũng có thể làm gián đoạn cả quá trình.
Việc Mỹ đặt thêm ba loại vaccine đã được FDA cấp phép khiến lô hàng của AstraZeneca tồn kho. Có thể, nước này sẽ chỉ dùng ít, hoặc không bao giờ sử dụng loại vaccine này, kể cả khi chúng đã được chấp thuận khẩn cấp.
“Nếu có dư, chúng tôi sẽ chia sẻ với phần còn lại của thế giới. Trước hết thì chúng tôi đảm bảo cho người Mỹ đầu tiên”, ông Biden phát biểu hôm 10/3.
Liên minh Châu Âu trước đó cũng bị chỉ trích dữ dội vì “chủ nghĩa dân tộc vaccine”. Căng thẳng gia tăng tuần trước khi Italy chặn một lô hàng nhỏ đến Australia, đẩy mạnh cuộc chiến tranh giành vaccine. Tuy nhiên, châu Âu đã xuất khẩu 34 triệu liều trong những tuần gần đây đến hàng chục quốc gia, ngay cả khi thành viên trong khối bị thiếu hụt vaccine.
Cảm giác thất vọng âm ỉ, một số quan chức EU đổ lỗi cho Mỹ. Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel, cho biết Mỹ và Anh đã “áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vaccine và các thành phần vaccine được sản xuất trên lãnh thổ của họ”.
Đáp trả vấn đề này, Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, giải thích các hãng có quyền tự do xuất khẩu, trong khi vẫn thực hiện điều khoản hợp đồng với chính phủ. Song vì vaccine của AstraZeneca được hoàn thành dưới ảnh hưởng của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, ông Biden phải phê duyệt các lô hàng ra nước ngoài.
AstraZeneca hiện phải vật lộn với mối lo ngại an toàn khác. Đan Mạch, Na Uy và Iceland đã đình chỉ sử dụng vaccine sau khi ghi nhận các trường hợp đông máu nghiêm trọng. Quan chức châu Âu và công ty cho biết chưa có bằng chứng vaccine gây ra tình trạng này.
Số vaccine AstraZeneca đang được triển khai cũng gặp trục trặc. Tình trạng thiếu nguồn cung làm gia tăng căng thẳng tại châu Âu. Đức và một số nước khác không muốn sử dụng sản phẩm vì lo ngại hiệu quả tổng thể thấp so với đối thủ Pfizer. Nam Phi tháng trước ngừng tiêm vaccine AstraZeneca do chúng không đủ hiệu quả trên biến thể lưu hành trong khu vực.
Dừng tiêm vắc xin AstraZeneca: Châu Âu quá thận trọng?
Dù chưa đủ chứng cứ khoa học để khẳng định có mối liên hệ giữa việc tiêm vắc xin và biến chứng gây đông máu, nhiều nước châu Âu đã tạm dừng toàn bộ hoặc một phần chương trình tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca để điều tra thêm.
Các nhân viên làm việc ở khu vực chuẩn bị tiêm vắcxin COVID-19 của AstraZeneca tại một trung tâm vắcxin ở Copenhagen, Đan Mạch ngày 11-2 - Ảnh: Reuters
Trong khi đó nhiều nước vẫn tiếp tục triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng với vắc xin của Anh, khi các nhà quản lý dược phẩm EU và Pháp nhấn mạnh không nên lo lắng quá.
Chúng ta nên tiếp tục sử dụng vắcxin AstraZeneca. Không có dấu hiệu cho thấy phải ngừng tiêm loại vắcxin này.
Người phát ngôn Tổ chức Y tế thế giới Margaret Harris cho biết hôm 12-3
Hàng loạt nước tạm dừng
Trong ngày 11-3, Đan Mạch dừng toàn bộ việc tiêm vắcxin của AstraZeneca trong hai tuần sau khi một phụ nữ 60 tuổi nước này bị đông máu và chết sau khi tiêm, mặc dù trong số hơn 142.000 người Đan Mạch đã tiêm chỉ có một số bị tình trạng này nặng, một người đã chết.
Không lâu sau Đan Mạch, Na Uy cũng tuyên bố dừng tiêm toàn bộ vắcxin của AstraZeneca. Sau đó, chính quyền Ý ngày 11-3 cũng ra quyết định tương tự dù không nêu lý do cụ thể.
Áo cũng ngưng sử dụng một lô vắcxin của AstraZeneca sau khi một y tá 49 tuổi "chết vì các vấn đề đông máu nghiêm trọng" sau nhiều ngày tiêm. Liên quan tới lô vắcxin ở Áo, 4 nước châu Âu khác là Estonia, Latvia, Lithuania và Luxembourg cũng đã tạm dừng sử dụng lô này vì đây là lô vắcxin khoảng 4 triệu liều của AstraZeneca gửi tới 17 quốc gia châu Âu. Romania, Iceland cũng đã dừng tiêm.
Dù tạm ngưng song các quốc gia như Đan Mạch, Na Uy, Áo và Ý đều nói đó chỉ là quyết định mang tính phòng ngừa thận trọng, vì tại thời điểm này họ chưa tìm ra chứng cứ nào về mối liên hệ giữa tiêm vắcxin của AstraZeneca và biến chứng đông máu.
Do động thái của một số nước châu Âu, Chính phủ Thái Lan ngày 12-3 cũng tuyên bố tạm hoãn kế hoạch triển khai tiêm vắcxin COVID-19 của AstraZeneca tuần này.
Nhiều nước vẫn vững tin
Trong khi một số nước tạm dừng tiêm vắcxin AstraZeneca do bị ảnh hưởng bởi quyết định của các nước châu Âu, vẫn có những nước, trong đó có Pháp, quyết định tiếp tục sử dụng vì cho rằng chưa có chứng cứ nào khẳng định nguy cơ... đông máu.
Pháp dẫn tuyên bố của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) và cả Cơ quan Quản lý dược phẩm trong nước cùng khẳng định vắcxin của AstraZeneca vẫn an toàn. Hôm 11-3, EMA cho biết kết quả điều tra sơ bộ của họ cho thấy lô vắcxin của AstraZeneca được dùng ở Áo không phải là nguyên nhân gây ra cái chết của người y tá.
Thủ tướng Tây Ban Nha Carolina Darias cũng cho rằng "cho tới nay chưa xác định được mối liên hệ nào về nguyên nhân giữa vắcxin (của AstraZeneca - PV) với các trường hợp bị đông máu".
Theo một số chuyên gia y tế, hiện vẫn còn ít chứng cứ để có thể đưa ra khuyến nghị nên dừng tiêm vắcxin COVID-19 của AstraZeneca, và số trường hợp đã ghi nhận bị đông máu cũng tương đương với tỉ lệ bệnh này trong dân số nói chung.
Trao đổi với Hãng tin Reuters, ông Stephen Evans - giáo sư ngành dịch tễ dược học của Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London (Anh) - cho rằng: "Đây là cách tiếp cận siêu thận trọng căn cứ trên một số báo cáo biệt lập tại châu Âu".
Cũng theo ông Stephen Evans, vì bệnh COVID-19 có liên quan rất chặt với chứng đông máu nên rất khó để phân biệt đó là hiện tượng có liên quan tới phản ứng phụ của vắcxin hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Ông Daniel Salmon, giám đốc Viện an toàn vắcxin tại Đại học Johns Hopkins, nói với New York Times rằng việc chính quyền một số nước chú ý tới những trường hợp gặp sự cố và điều tra nguyên nhân là điều bình thường. Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại trước nỗi lo về sự an toàn chưa có căn cứ có thể gây tâm lý hoảng sợ trong công chúng và khiến họ ngần ngại tiêm vắcxin, việc phải làm để có thể chấm dứt đại dịch.
Việt Nam chưa ghi nhận phản ứng tăng huyết khối sau tiêm
Về việc một số nước châu Âu tạm dừng tiêm vắcxin Astrazeneca, ngay trong chiều 12-3 Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đã có cuộc họp bàn về việc này. Ngay sau phiên họp này, GS.TS Đặng Đức Anh - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, giám đốc Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - khẳng định với Tuổi Trẻ: "Chúng tôi chưa gặp phản ứng tăng huyết khối sau tiêm trong những trường hợp gặp phản ứng sau tiêm tại Việt Nam".
"Tôi được biết các quốc gia châu Âu đang nghiên cứu về những trường hợp tai biến, trong đó có tai biến tăng huyết khối, xem có liên quan gì đến độ tuổi được tiêm ngừa hoặc các lý do khác hay không, bởi những người lớn tuổi, bị xơ vữa động mạch thì nguy cơ tăng huyết khối cũng lớn hơn" - GS Đức Anh cho biết thêm.
Ông Đức Anh cũng dẫn thông báo của các quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiêm vắcxin này, cho biết tại Anh đã tiêm 11 triệu liều, nhưng tỉ lệ có phản ứng sau tiêm nằm trong tỉ lệ đã được khuyến cáo với các vắcxin thông thường khác.
Tại Việt Nam, do số lượng vắcxin đã về rất ít, mới có một số nhóm nguy cơ cao được tiêm và có ghi nhận phản ứng sau tiêm, với tỉ lệ tương tự như các vắcxin đã sử dụng. Cụ thể, theo số liệu của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong 1.585 người đã tiêm vắcxin tại 9 thành phố (bao gồm Hà Nội, TP.HCM) từ ngày 8 đến 11-3, chỉ có 8 ca có phản ứng phản vệ độ 2 như khó thở, nôn và buồn nôn, kẹt huyết áp, tiêu chảy..., bên cạnh một số trường hợp gặp phản ứng tại chỗ như sưng đau chỗ tiêm.
L.ANH
Tỉ lệ bị đông máu cực hiếm
Báo New York Times dẫn thống kê của EMA cho biết tính tới ngày 10-3 đã có gần 5 triệu người tiêm vắcxin của AstraZeneca tại các nước EU và 3 nước châu Âu khác, trong đó ghi nhận 30 trường hợp bị chứng đông máu huyết khối (hình thành cục máu đông) sau khi tiêm. EMA cho rằng tỉ lệ này không cao hơn so với tỉ lệ người bị mắc chứng huyết khối trong dân số nói chung.
Một lần nữa, EMA vẫn khẳng định những lợi ích của vắcxin vẫn lớn hơn các rủi ro tiềm ẩn và khẳng định không có chứng cứ nào cho thấy vắcxin "đã gây ra những tình trạng này".
Người từng tiêm vaccine AstraZeneca ở Na Uy bị đông máu Ba nhân viên y tế Na Uy gần đây tiêm vaccine AstraZeneca đang được điều trị tại bệnh viện vì xuất hiện cục máu đông. "Chúng tôi không biết liệu các trường hợp này có liên quan đến vaccine hay không", Sigurd Hortemo từ Cơ quan Dược phẩm Na Uy hôm nay cho biết trong cuộc họp báo được tổ chức cùng Viện...