Chuẩn mực an toàn tăng, nợ xấu giảm mạnh
Tăng sức khỏe của các ngân hàng thông qua áp dụng chuẩn mực quốc tế về tiêu chuẩn an toàn, đưa nợ xấu xuống dưới 3%… những mục tiêu này đang dần được hiện thực hóa trên toàn hệ thống ngân hàng.
Theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT- NHNN, từ năm 2020, các ngân hàng sẽ phải chính thức áp dụng và tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn của Basel II. ến hết năm 2019, đã có 18 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công nhận áp chuẩn Basel II. Các ngân hàng còn lại cũng từng bước hoàn tất áp chuẩn Basel II. Việc triển khai Basel II được coi là giải pháp tái cơ cấu căn bản có tính đột phá, giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn, tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu được triển khai tích cực trong năm 2019
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu trong năm 2019 cũng đã được triển khai tích cực. NHNN đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, khuôn khổ và cơ chế, giúp nâng cao tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực quản trị điều hành. “Đến nay, 18 ngân hàng đã tuân thủ tiêu chuẩn Basel II, sớm hơn thời hạn quy định. Nợ xấu đã giảm mạnh và được kiểm soát ở mức thấp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động ngân hàng được tăng cường giúp nâng cao lòng tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng”- Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Năm 2019, NHNN đã kiện toàn mô hình mới của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo đó, hoạt động thanh tra, giám sát được đẩy mạnh, ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật của tổ chức tín dụng ( TCTD) được nâng cao. Đi kèm với đó, việc xử lý nợ xấu cũng hiệu quả hơn, các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Ước tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD ở mức 1,89% (hoàn thành mục tiêu dưới 2%). Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2019, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2019, ước tính xử lý được 305,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt). Tính trung bình từ ngày 15/8/2017 đến tháng 12/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 10,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu/tháng, cao hơn 4,9 nghìn tỷ đồng so với kết quả trung bình từ năm 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy, Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện Đề án cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu, lãnh đạo NHNN khẳng định, toàn hệ thống sẽ tiếp tục tập trung quyết liệt xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các TCTD để theo Quyết định 1058 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Năm 2020, ngành ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14, Quyết định số 1058/QĐ-TTg; nghiên cứu đề xuất định hướng, giải pháp cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các TCTD giai đoạn 2021-2025; phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%.
Thùy Linh
Theo Baodautu.vn
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2019
Đây là nhận định của nhiều tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế tại cuộc gặp mặt với Ngân hàng Nhà nước mới đây.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại buổi gặp mặt. Nguồn: SBV
"Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng từ 6,8% - 6,9% trong năm 2019 - là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới" - đây là nhận định được đưa ra tại buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán, đối tác song phương, đa phương và các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài tại Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức vào ngày 13/12/2019 tại Hà Nội.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng: "Bất chấp những khó khăn thách thức từ bên ngoài và từ nội tại nền kinh tế, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong 11 tháng đầu năm, tăng trưởng đạt gần mức 7%, dự báo cả năm có thể cao hơn mức 6,8%". Ông cũng cho biết, mục tiêu, lạm phát trung bình ở mức 2,57%, ổn định kinh tế vĩ mô được củng cố, động lực tăng trưởng được duy trì bên cạnh những thành công đầy khích lệ trong việc triển khai chương trình cải cách các lĩnh vực kinh tế quan trọng.
Ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kinh tế phát triển cao. Tỷ giá được duy trì ổn định, lạm phát và lãi suất được điều hành hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Lượng dự trữ ngoại hối được tích lũy cao ở mức kỷ lục trong năm 2019 cho thấy lòng tin vào chính sách của Chính phủ và NHNN đã và đang tiếp tục được củng cố, hỗ trợ cho các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế, tiến tới phát triển bền vững.
Bên cạnh việc duy trì ổn định vĩ mô, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh: "Công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu Trong năm 2019 cũng đã được triển khai tích cực. NHNN đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, khuôn khổ và cơ chế giúp nâng cao tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực quản trị điều hành. Đến nay 18 ngân hàng đã tuân thủ tiêu chuẩn Basel II, sớm hơn thời hạn quy định. Nợ xấu đã giảm mạnh và được kiểm soát ở mức thấp, kỷ cương kỷ luật trong hoạt động ngân hàng được tăng cường giúp nâng cao lòng tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng."
Tại buổi gặp mặt, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione cho rằng ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có xu hướng phục hồi song vẫn còn nhiều thách thức và rủi ro tiềm ẩn.
"Nền kinh tế tiếp tục cho thấy sự vững vàng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và bất định ngày càng tăng. Trong cập nhật triển vọng kinh tế mới nhất, WB đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% lên khoảng 6,8% cho năm 2019 - và điều này cho thấy Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tăng trưởng cao nhất trong khu vực và thế giới" Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết.
PV
Theo Trí thức trẻ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Muốn xử lý nợ xấu, phải có ngân hàng đẹp "Muốn xử lý nợ xấu, phải có ngân hàng đẹp. Ngân hàng phải biết cách ứng xử đẹp, phải tuân thủ pháp luật, thượng tôn pháp luật, không có ngoại lệ nào. Ngành ngân hàng (NH) đảm bảo tỷ lệ an toàn, tăng cường bồi dưỡng và phát huy văn hoá doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong hệ thống...