Chuẩn mới làm tăng số người cao huyết áp
Vừa qua hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AHA) và trường Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) đã đưa ra những khuyến cáo mới về tăng huyết áp (THA) và điều này gây xôn xao nhiều người. Thế Giới Tiếp Thị đã trao đổi vấn đề này với BSCK1 Bùi Thế Dũng, phó trưởng khoa nội tim mạch bệnh viện đại học Y dược TP.HCM.
Thưa bác sĩ, vì sao sau 14 năm (lần cuối vào năm 2003) AHA và ACC lại hạ ngưỡng THA từ 140/90 mmHg còn 130/80 mmHg?
Việc hạ ngưỡng THA lần này dựa trên nghiên cứu cho thấy nếu giảm huyết áp (HA) tâm thu dưới 120 mmHg nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sẽ giảm được 25% và nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 27%.
Trước nhất chúng ta cần xem qua bảng phân loại THA năm 2003 và mới nhất 2017 (bảng dưới). Việc hạ ngưỡng THA lần này dựa trên nghiên cứu cho thấy nếu giảm huyết áp (HA) tâm thu dưới 120 mmHg nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sẽ giảm được 25% và nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 27%. Bên cạnh đó, nếu HA tâm thu dưới con số 130 – 140 mmHg, các biến cố tim mạch, tỷ lệ tử vong và biến chứng thận do THA gây nên cũng giảm đi. Ngược lại, nếu HA tâm thu tăng 20 mmHg và HA tâm trương tăng 10 mmHg, nguy cơ tử vong do đột quỵ và bệnh tim mạch tăng lên hai lần.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy nếu HA tâm thu/HA tâm trương tăng từ 120 – 129/80 – 84 mmHg so với 120/80 mmHg thì yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim cục bộ và đột quỵ tăng 1,1 – 1,5 lần. Còn khi HA tâm thu/HA tâm trương tăng từ 130 – 139/85 – 89 mmHg so với 120/80 mmHg thì tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh tim cục bộ và đột quỵ tăng 1,5 – 2 lần. Với những kết quả rõ ràng như thế, ngưỡng CHA cần phải được hạ xuống.
Phân loại HA mới chắc chắn khiến số bệnh nhân THA tăng nhiều?
Đúng thế, tại Mỹ nếu dựa trên phân loại 2003, 31% nam giới và 32% nữ giới được xếp loại THA, thì dựa trên phân loại mới con số này tăng tương ứng 48% và 43%. Ở Việt Nam, những năm qua số người THA gia tăng ở mức báo động đỏ. Theo hội Tim mạch học Việt Nam, vào năm 2000 16,3% người lớn bị THA, năm 2009 con số này là 25,4% và năm 2016 hơn 40%. Đó là dựa trên phân loại cũ, chứ theo phân loại mới con số chắc chắn cao hơn rất nhiều.
Thưa bác sĩ, xác định số HA là điều quan trọng để biết mình có bị THA hay không, nhưng việc đo HA đúng không phải dễ dàng đối với người bình thường?
Đây là điều rất quan trọng, nên khuyến cáo mới nhấn mạnh sáu bước kinh điển chi tiết để đo HA ở bệnh viện, chẳng hạn bệnh nhân cần nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo, không sử dụng càphê, thuốc lá và vận động mạnh trong vòng 30 phút trước đó, vì điều này sẽ làm cho HA tăng lên.
Ở một số người, số HA có thể nhích lên nếu có sự hiện diện của bác sĩ, vì thế người ta đề nghị bác sĩ nên đo HA bệnh nhân 2 – 3 lần trong ít nhất hai lần khám khác nhau. Số trung bình của những con số này sẽ giúp bác sĩ xác định một người có bị THA hay không. Khuyến cáo cũng đề nghị bệnh nhân nên đo HA tại nhà nếu họ được hướng dẫn đúng, vì chỉ số HA đo ở nhà thường chính xác hơn so với khi đo ở bệnh viện. Lý tưởng nhất là đo hai lần, một lần vào buổi sáng và một lần trước khi ăn tối.
Video đang HOT
THA là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, làm thế nào đánh giá được nguy cơ này? Khuyến cáo mới có phân biệt ai cần điều trị và ai chưa cần điều trị không?
Người ta có thể đánh giá nguy cơ bệnh lý tim mạch do xơ vữa trong vòng mười năm (bao gồm tử vong do bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ) dựa trên tuổi tác, giới tính, chủng tộc, mức cholesterol trong máu, chỉ số HA… Độc giả có thể lên App Store hoặc Google tải công cụ Heart Risk Calculator về và tự đánh giá dễ dàng.
Khuyến cáo mới xác nhận việc điều trị chỉ dành cho người THA độ 1 (số HA 130 – 139/80 – 89 mmHg) và có 10% nguy cơ bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim trong vòng mười năm tới. Nếu nguy cơ này còn thấp, họ sẽ được áp dụng các biện pháp không dùng thuốc gồm thay đổi lối sống tĩnh tại (tập thể dục), ăn kiêng đúng cách (giảm dùng muối), giảm lượng rượu, bia. Nhìn chung những can thiệp không dùng thuốc đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa THA, đặc biệt ở người có chỉ số HA cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán THA và ở người THA mức độ nhẹ.
THA là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng ở người Việt hiện nay. Qua khám chữa bệnh, bác sĩ nhận thấy ý thức của người dân về bệnh này đã tốt lên chưa?
Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2017, trong số những người THA trên thế giới chưa đến 50% biết mình có bệnh THA, nhưng trong đó chưa đến 50% người được dùng thuốc hạ HA và trong số những người dùng thuốc cũng chưa đến 50% người đạt được mục tiêu điều trị. Chưa có khảo sát nào ở nước ta về chuyện này, nhưng qua thực tiển làm việc, tôi thấy tình hình có lẽ còn xấu hơn nhiều. Phần lớn người dân chưa có ý thức theo dõi số HA của mình và họ chỉ đi kiểm tra, khám chữa bệnh khi có triệu chứng.
Khuyến cáo mới về THA gây tranh cãi không ít trong giới chuyên môn. Có ý kiến nó ra đời vì sức ép của những công ty dược muốn đẩy mạnh việc bán thuốc, bác sĩ nghĩ gì về điều này?
Nhận định này không đúng, vì khuyến cáo mới căn cứ trên hơn 1.000 công trình nghiên cứu khoa học khác nhau thực hiện trong nhiều năm trời. Cần lưu ý là khuyến cáo mới nhấn mạnh việc điều trị đầu tiên bằng thuốc lợi tiểu, vì có bằng chứng cho thấy thuốc lợi tiểu giảm được tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch so với các thuốc khác, thế nhưng giá thuốc lợi tiểu lại rẻ nhất trong số các nhóm thuốc hạ áp, chỉ từ vài trăm đến vài ngàn đồng một viên thuốc.
Theo Phan Sơn thực hiện (Thế Giới Tiếp Thị)
Công dụng 'bổ như uống thuốc' của trái chôm chôm
Ngoài vị ngọt mát, nhiều nước, trái chôm chôm còn có công dụng với sức khỏe mà không nhiều người biết.
Ngăn chặn ung thư
Chứa lượng vitamin C dồi dào nên quả chôm chôm có tác dụng giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất dễ dàng hơn. Thêm vào đó, trong quả chôm chôm chứa hoạt chất tựa như chất chống oxy hóa mạnh, phòng ngừa bệnh ung thư có hiệu quả.
Trị huyết áp cao và tiểu đường
Chôm chôm rất giàu protein, carbohydrate, chất béo tốt, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, đồng, mangan, kali, sắt, tanin, pectin, polyphenol và flavonoid. Nên loại quả này được người dân các quốc gia Đông Nam Á thường dùng nguyên liệu từ thân cây, hạt và quả chôm chôm làm thuốc truyền thống để chữa một số căn bệnh như huyết áp cao, tiểu đường... suốt hàng trăm năm nay. Ngoài ra, bột từ hạt chôm chôm có thể trị bệnh tiểu đường.
Thải độc thận
Các chất thải và độc tố trong thận có thể được loại bỏ dễ dàng nhờ vào lượng phốt pho dồi dào trong quả chôm chôm. Chất phốt pho này cũng rất cần thiết cho việc sửa chữa, bảo trì và kích thích các mô tế bào trong cơ thể phát triển.
Làm răng, xương chắc khỏe
Hàm lượng canxi rất đáng kể trong quả chôm chôm kết hợp với phốt pho còn giúp củng cố răng và xương thêm chắc khỏe.
Bổ sung năng lượng
Do chứa nhiều nước, carbohydrate và protein nên chôm chôm có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hơn nữa, chôm chôm cũng làm cho bạn đỡ mệt mỏi và phòng ngừa đầy hơi khi ăn quá no.
Kích thích tế bào máu
Quả chôm chôm cũng chứa chất đồng và sắt, rất cần thiết để kích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Do đó, ăn chôm chôm có thể giảm bớt các cơn chóng mặt, hạ đường huyết, mệt mỏi. Ngoài ra, chất mangan trong loại trái cây này cũng còn giúp cơ thể sản xuất ra các enzym có lợi cho sức khỏe.
Tiêu diệt ký sinh trùng
Các hoạt chất trong quả chôm chôm cũng có tính sát trùng rất cao. Nên ăn nhiều chôm chôm cũng là cách làm hay để giúp cơ thể tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy và sốt.
Giảm cân và làm đẹp
Với hàm lượng chất xơ cao và ít calo, chôm chôm rất thích hợp là món ăn kiêng dành cho người giảm cân. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng làm đẹp da và tóc.
Mẹo chọn chôm chôm ngon, lóc hạt
- Quan sát vỏ: không mua quả héo, khô, có vết côn trùng cắn. Quả ngon có vỏ cứng, ấn mạnh không bị úng nước. Những quả có vỏ mềm, bóp nhẹ có thể chảy nước hoặc vỡ đôi quả... đó là những quả đã hỏng, hoặc bị thối.
- Quan sát gai: gai trên vỏ còn có màu xanh hoặc màu tươi sáng, đỏ. Còn những quả có gai đã chuyển sang màu đen, không đâm tua tủa mà èo uột hoặc thâm đen, đó là những quả đã héo. Gai của chôm chôm nhãn khá ngắn, không dài, mọc hơi thưa, xen giữa vùng đỏ là vùng vàng trên vỏ. Khi mua chôm chôm nhãn nếu chọn quả chín đỏ thì phần trong sẽ dai và ít tróc hạt.
- Quan sát lá: tốt nhất nên chọn quả còn lá non hoặc quả non trên đầu quả vì đây là quả tươi. Còn nếu cành dính với quả bị khô, dễ gãy đó là chôm chôm không ngon.
- Quan sát cùi: cùi quả ngon phải dày, màu trắng đục, thơm. Với những quả có cùi màu ố vàng, có nước trắng chảy ra hoặc có cùi bị thối không nên mua.
Bảo quản chôm chôm:
- Tách đôi quả, lấy cùi quả cho vào ngăn mát tủ lạnh, ăn ngay hoặc dùng dần trong 2 ngày.
- Nếu mua quả chôm chôm liền cành thì khi mua về nên vặt quả khỏi cành. Sau đó rửa sạch, để ráo nước, bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.
- Ngâm chôm chôm với nước đường và axít citric (loại dùng để nấu ăn) trong lọ thủy tinh rồi đóng kín nắp, để trong ngăn mát tủ lạnh hay để nơi khô ráo, thoáng mát, có thể sử dụng trong 12 tháng và chỉ sử dụng sau 2 ngày mở nắp.
SuZi Nguyễn tổng hợp
Theo Ngoisao.net
Ăn uống ở người huyết áp thấp như thế nào? Một chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Dưới đây là những thực phẩm dành cho người bị huyết áp thấp. Sữa và hạnh nhân tốt cho người bị huyết áp thấp. ẢNH: SHUTTERSTOCK Món mặn. Nếu người cao huyết áp cần giảm ăn muối thì ngược lại món mặn là tốt với...