Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để đón đầu tư nước ngoài
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung, Việt Nam đang đứng trước 3 xu thế vĩ mô hứa hẹn sẽ mang đến những chuyển biến tích cực trong dòng vốn đầu tư nước ngoài từ đó sẽ tác động không nhỏ lên thị trường lao động trong nước.
Thứ nhất là sự chuyển dịch sâu rộng cơ cấu kinh tế do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thứ hai là việc tái định vị dòng chảy hàng hóa, dịch vụ quốc tế do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Thứ ba là sự tăng tốc trong chiến lược đa phương hóa đối tác và tái cấu trúc chuỗi cung ứng của các tập đoàn doanh nghiệp (DN) đa quốc gia dưới ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19.
Thị trường lao động năm 2021 sẽ rất cần nguồn lao động chất lượng cao
Những xu thế vĩ mô này đã và đang làm thay đổi căn bản thị trường lao động thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều đó dễ nhận thấy có sự dịch chuyển cơ cấu lao động từ lao động tay nghề thấp sang lao động chất lượng cao. Hiện nay, tỉ trọng lao động trong một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao đang gia tăng nhanh chóng. Tỉ trọng lao động trong ngành điện tử và sản phẩm điện tử đã tăng liên tục trong những năm gần đây. Việc làm sử dụng lao động phổ thông, ít kỹ năng sẽ giảm dần, thay vào đó là việc làm yêu cầu lao động có trình độ cao hơn và nhiều kỹ năng hơn. Vì thế, người lao động (NLĐ), nhất là những lao động đã có tuổi, chưa qua đào tạo, ít kỹ năng, tay nghề yếu, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với các ngành nghề mới. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một phần lớn NLĐ ở Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ mất việc.
Video đang HOT
Trong năm 2021, các DN có xu hướng tuyển dụng tập trung vào các nhân sự chất lượng cao với các công nghệ cập nhật nhất nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Để đón đầu các xu hướng đầu tư nước ngoài mới và để NLĐ Việt Nam được thụ hưởng lợi ích trong một nền kinh tế bền vững, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ chủ động phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo xu hướng chuyển dịch trong lao động – việc làm, nhu cầu lao động trong nước và quốc tế để thường xuyên báo cáo, tham mưu cho Chính phủ. Đồng thời sẽ khảo sát, đánh giá sát sao hơn nữa thị trường lao động ở các địa phương trọng điểm, có các phương án chuẩn bị sẵn nguồn cung ứng lao động để đón nhận các dự án mới.
Agribank thúc đẩy ngân hàng số tại khu vực nông nghiệp, nông thôn
Phát hành trăm ngàn thẻ cho khách hàng khu vực nông nghiệp, lắp đặt hàng ngàn máy chấp nhận thẻ (POS), máy giao dịch tự động (ATM), Agribank góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán ở nông thôn.
Agribank đã phát hành gần 300.000 thẻ cho đối tượng khách hàng ở thị trường nông nghiệp, nông thôn.
Tăng phủ sóng tài chính toàn diện
Với mạng lưới chi nhánh lớn nhất hệ thống, lại sở hữu đội ngũ cán bộ gắn kết, am hiểu thị trường nông thôn, Agribank đang đảm nhiệm vai trò chủ lực trong phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài sản phẩm, dịch vụ truyền thống, thời gian qua, Agribank đã chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số phù hợp với khả năng tiếp cận, nhu cầu, đặc điểm giá trị giao dịch nhỏ lẻ, tần suất thấp của đối tượng khách hàng khu vực nông thôn, từ đó tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân khu vực này.
Một trong những điểm nhấn trong chiến dịch số hóa thanh toán, tăng phủ sóng tài chính toàn diện khu vực nông thôn của Agribank là Đề án Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, Agribank đã phát hành hơn 13 triệu thẻ, chiếm 13% thị trường thẻ cả nước.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đẩy nhanh phát triển mạng lưới máy giao dịch tự động tại thị trường nông nghiệp nông thôn. Agribank là ngân hàng duy nhất và tiên phong trong việc triển khai các máy ATM từ năm 2003 đến khắp mọi miền của Tổ quốc, với gần 1.500 máy được đặt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong tổng số hơn 3.300 máy ATM trên toàn quốc.
Trong thời gian tới, Agribank xác định mục tiêu xây dựng ngân hàng thương mại hiện đại, hội nhập, tập trung đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại gắn với đổi mới mô hình tổ chức hướng tới ngân hàng số, chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động an toàn, hiệu quả, giữ vững vị trí chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tập trung đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, sáng tạo trong thiết kế và phân phối dịch vụ tài chính ngân hàng phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân, doanh nghiệp.
Agribank cũng là một trong số ít ngân hàng thương mại tiên phong triển khai ATM đa chức năng (CDM). Với nhiều tính năng giao dịch vượt trội, hệ thống CDM được khách hàng đánh giá cao qua việc gia tăng chức năng, tiện ích cung cấp cho khách hàng, không chỉ gửi/rút tiền tự động, mà còn thanh toán tiền vay tại CDM, thay vì phải đến quầy giao dịch. Việc mở rộng mạng lưới CDM đã góp phần giúp Agribank đi tắt, đón đầu, khẳng định vị trí tiên phong trên thị trường thẻ. Đây cũng là cơ sở để Agribank tiến tới triển khai mở rộng các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, như eKYC, giao dịch rút tiền không cần thẻ...
Thúc đẩy dịch vụ ngân hàng số tại khu vực nông nghiệp, nông thôn
Trong giai đoạn tới, trước xu hướng toàn cầu hóa, phổ cập tài chính toàn diện và đặc biệt là sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, Agribank xác định chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ theo hướng tập trung nâng cao trải nghiệm và đáp ứng đồng bộ nhu cầu tài chính - ngân hàng của khách hàng thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối và tiến tới triển khai mô hình ngân hàng số.
Cụ thể, Ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện, thị xã, thị trấn, thị tứ với các giao dịch thuộc lĩnh vực dịch vụ công (thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, học phí, viện phí...), thanh toán vật tư nông nghiệp đầu vào, thanh toán nông sản đầu ra của khách hàng hộ sản xuất, cá nhân... Đồng thời, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, cấp tín dụng qua thẻ (thẻ tín dụng và thấu chi thẻ ghi nợ) với hạn mức và chính sách phù hợp (cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh chóng).
Ngoài ra, Agribank cũng định hướng triển khai hiệu quả mô hình Autobank với sản phẩm lõi là CDM/CRM nhằm giảm chi phí vận hành, chi phí kiểm quỹ, tiếp quỹ ATM, giảm áp lực cho giao dịch tại quầy, tiến tới thay thế dần các phòng giao dịch truyền thống.
Trong năm 2021, Agribank sẽ nghiên cứu, triển khai thử nghiệm mô hình Autobank áp dụng phương thức định danh khách hàng e-KYC bằng công nghệ sinh trắc học (cả khuôn mặt và vân tay), cho phép khách hàng đăng ký thông tin khách hàng (CIF) trực tuyến, đăng ký mở tài khoản trực tuyến, đăng ký phát hành thẻ, nhu cầu vay vốn trực tuyến, thay vì phải vào quầy giao dịch, nhằm số hóa 100% dịch vụ cho khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, Agribank sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa các dịch vụ E-Mobile Banking, Internet Banking để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mọi lúc, mọi nơi, tiếp tục khẳng định là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam.
'Cần tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự' Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả theo nhiều chiều hướng, nhưng theo chiều tích cực nhất, nó tiếp thêm động lực chưa từng có để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số và bắt kịp cách mạng lần thứ tư. Doanh nghiệp tự bơi Phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 13, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ...