Chuẩn bị nước nóng để tắm cho con, mẹ kinh hãi chứng kiến cảnh đứa trẻ suýt bị “luộc chín”, diễn biến sau đó khiến bác sĩ thở dài đau xót
Đứa trẻ tội nghiệp đang phải chiến đấu để giành lại sự sống của mình sau khi nhảy vào bồn nước nóng vừa đun sôi. Cảnh tượng ám ảnh nhưng cũng là bài học cho tất cả mọi người.
Một buổi tối như thường lệ, trong ngôi nhà riêng ở thành phố Marganets, vùng Dnipropetrovsk (Ukraine), mẹ của cô bé Nadya Nadezhda đun nước nóng cho con gái tắm vì thời tiết mùa đông lạnh giá không thể tắm bằng nước lạnh. Được biết, gia đình Nadya sống trong một ngôi nhà không có hệ thống cấp nước tập trung và phải sử dụng một cái giếng kiểu cũ.
Vào ngày xảy ra sự việc mới đây, mẹ của Nadya đun nước trong một cái nồi lớn rồi đổ vào bồn để tắm cho con. Cô con gái bé nhỏ của cô ấy đang đứng ở ngay bên cạnh và cũng như nhiều đứa trẻ khác, Nadya rất thích được nhảy vào bồn tắm để nghịch nước.
Cô bé Nadya (hơn 1 tuổi) vô cùng đáng yêu, xinh xắn.
Khi người phụ nữ quay đi để lấy nước nước lạnh đổ vào bồn, đứa trẻ đã nhanh nhảu nhảy vào bồn trước khi mẹ kịp đổ nước lạnh. Vậy là toàn thân cô bé bị nước vừa đun sôi gần như “luộc chín”. Người mẹ hoảng sợ chạy đến chỗ con mình và ngay lập tức nhấc con ra khỏi nước sôi trước khi gọi xe cấp cứu.
Cô bé Nadya được đưa đến chăm sóc đặc biệt trong tình trạng nguy kịch với vết bỏng phủ 60% trên bề mặt da toàn bộ cơ thể và phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật.
Video đang HOT
Bác sĩ Artem Posunko, làm việc tại bệnh viện nhi vùng Dnipropetrovsk, nói với truyền thông địa phương: “Cánh tay và vai của bé gái bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vết bỏng khiến tay cô bé sưng tấy nghiêm trọng, cản trở lưu thông máu. Chúng tôi đã thực hiện một số hoạt động để khôi phục lưu thông máu và ngăn chặn mô chết”.
Bác sĩ cho biết cánh tay và vai của bé gái bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Các bác sĩ cho biết tình trạng của cô bé vẫn còn vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Cô bé đã được đưa vào tình trạng hôn mê về mặt y tế và đang được thở máy. Hiện các bác sĩ chưa suy đoán về cơ hội sống sót của đứa trẻ nhưng tỏ ra không mấy lạc quan.
Nhiều người dân địa phương nghe tin đã tình nguyện đến bệnh viện hiến máu để phục vụ cho quá trình điều trị và cứu mạng cô bé Nadya. Các tình nguyện viên từ thiện địa phương cho biết cô bé sẽ phải ở trong bệnh viện ít nhất 3 hoặc 6 tháng tới.
Cha mẹ của Nadya.
Cha của Nadya là một thợ mỏ còn mẹ em là giáo viên mầm non. Nadya là đứa con duy nhất của cặp vợ chồng sau thời gian dài trông ngóng, vậy nên cô bé được xem như là “viên ngọc quý” của gia đình. Giờ đây, tất cả niềm hy vọng của cặp vợ chồng đều trông chờ cả vào đội ngũ y bác sĩ. Họ cũng đang cần số tiền 100.000 Ukrainian Hryvnia (tương đương hơn 82 triệu đồng) để chữa trị cho con gái.
Chớ coi thường khi bị dằm đâm vào tay, tham khảo cách lấy dằm ra dễ dàng
Khi bị gai nhọn, dằm đâm vào tay, bạn chớ nên vội vã nặn, rút dằm ra. Nếu không cẩn thận, vết dằm đâm tay sẽ bị tụt sâu vào da hơn và khiến bạn khó lấy ra, dẫn đến dễ nhiễm trùng nếu để lâu.
Dưới đây là các cách sau để lấy dằm nhanh chóng và an toàn mà bạn có thể tham khảo.
Khi làm các công việc sinh hoạt hàng ngày mà không có găng tay có thể khiến bạn bị dằm đâm vào da thịt. Những mảnh dằm tuy rất nhỏ nhưng sẽ gây cảm giác vô cùng khó chịu và nhức nhói. Mảnh dằm có kích thước rất nhỏ nên việc lấy ra khỏi tay cũng rất khó khăn.
Điều đầu tiên bạn cần làm là làm sạch khu vực nơi bị dằm đâm. Bạn có thể sử dụng xà bông dịu nhẹ và nước ấm để rửa vùng da xung quanh chiếc dằm. Bước này có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Không dùng cọ rửa khu vực bị dằm đâm quá mạnh vì hành động này có thể đẩy dằm vào sâu hơn. Sau khi rửa sạch, lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm bằng khăn mềm hoặc vải sạch.
Lấy dằm bằng nhíp
Trước khi áp dụng cách lấy dằm đâm vào tay bằng nhíp thì bạn cần khử trùng nhíp bằng cồn y tế. Nếu dằm nằm dưới lớp da, bạn có thể dùng kim đã sát trùng để rạch da và lật lớp da lên. Khi đã thấy đầu dằm, bạn dùng nhíp kẹp dằm tại chỗ gần bề mặt da, rồi nhẹ nhàng rút dằm ra theo chiều dằm đã đâm vào.
Phương pháp sử dụng nhíp để lấy dằm cần thực hiện cẩn thận bởi nếu sơ suất, miếng dằm càng đâm sâu hơn vào da tay. Ảnh: HeathPlus
Lấy dằm bằng băng dính
Những chiếc dằm mỏng manh như gai hoặc sợi thủy tinh có thể lấy ra bằng băng dính. Bạn có thể dùng nhiều loại băng dính khác nhau như băng dính giấy, băng dính vải hoặc băng dính cách điện.
Hãy dán một miếng băng dính lên chiếc dằm và ấn mạnh xuống để băng dính dính vào dằm. Khi thực hiện động tác này cần đảm bảo ấn sao cho chiếc dằm không đi sâu hơn vào da, tránh ấn lên đầu đâm vào của chiếc dằm. Khi chắc chắn là chiếc dằm đã dính vào băng dính, hãy kéo băng dính ra theo chiều mà chiếc dằm đã đâm vào.
Lấy dằm bằng dấm
Cho dấm vào bát, nhúng vùng tay bị dằm đâm vào khoảng 10-15 phút. Cách này giúp dằm được đẩy trồi lên trên da, giúp bạn có thể gắp ra dễ dàng.
Lấy dằm bằng bình thủy tinh
Khi bị dằm đâm phải, việc bạn cần làm là chuẩn bị bình thủy tinh miệng rộng đổ gần đầy nước nóng. Sau đó, hãy ấn mạnh vùng da bị dằm đâm vào miệng bình. Áp suất của hơi nóng trong bình sẽ kéo miếng dằm tuột ra.
Sử dụng bình thuỷ tinh để hút dằm ra là cách thông dụng và hiệu quả. Đồ hoạ: Minh Quang
Nếu dằm đã ở trong da bạn tầm vài ngày và bạn thấy có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hãy đi khám ngay để bác sĩ giúp lấy chúng ra. Trong trường hợp như vậy, tốt hơn là bạn không nên cố gắng tự mình loại bỏ ra, vì có thể vết xước sẽ phát triển thành uốn ván. Bác sĩ sẽ loại bỏ một cách an toàn, giúp băng bó vết thương và chữa lành nhiễm trùng.
Bất cẩn khi chuẩn bị nước tắm, hai trẻ nhỏ ở Hà Tĩnh bị bỏng Người nhà không kiểm tra kỹ khi chuẩn bị nước tắm nên 2 trẻ nhỏ ở xã Thạch Ngọc và thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị bỏng. Các bé đang được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà. Do không kiểm tra trước nước tắm nên phụ huynh đã dội ca nước có nhiệt...