Chuẩn bị lên sàn, Thuận Đức (TDP) báo lãi quý II/2020 đạt 15,9 tỷ đồng, tăng 17,8%
Công ty cổ phần Thuận Đức (Mã chứng khoán TDP – chuẩn bị lên sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý II/2020.
Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 295,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 15,9 tỷ đồng, lần lượt giảm nhẹ 1,7% và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp tăng từ 13,2% lên 18,9% và biên lợi nhuận ròng tăng từ 4,5% lên 5,4%.
Thuận Đức cho biết, trong quý II/2020, doanh số bán hàng bao bì nội địa thức ăn chăn nuôi và nông sản tăng trưởng; thị trường xuất khẩu túi siêu thị shopping bag giữ ổn định so với cùng kỳ quý II/2019.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 602,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 29,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,2% và 61% so với 6 tháng đầu năm 2019. Chi phí lãi vay tăng 19,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 101,6% lên 38,9 tỷ đồng.
Với kế hoạch kinh doanh năm 2020 là tổng doanh thu 1.450 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 94 tỷ đồng, 6 tháng, TDP mới hoàn thành được 31,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính tới 30/6/2020, tổng tài sản của Thuận Đức tăng 6,5% lên 1.716,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho trị giá 863,2 tỷ đồng, chiếm 50,3% tổng tài sản; tài sản cố định là 424 tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 237 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng tài sản.
Video đang HOT
Bảng giá trị tồn kho tới 30/6/2020 của TDP
Trong đó, tồn kho chủ yếu là thành phẩm 476,2 tỷ đồng; nguyên vật liệu là 321,8 tỷ đồng và các tồn kho khác.
Đối ứng với tài sản là nguồn vốn, trong kỳ tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng thêm 78,1 tỷ đồng lên 1.000,9 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn là 58,3% và tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 170,4%.
Doanh nghiệp chuẩn bị lên sàn HOSE
Ngày 24/7 vừa qua, HOSE đã chấp thuận chính thức cho CTCP Thuận Đức được niêm yết trên sàn HOSE. Sau đó, doanh nghiệp đã thông báo giá chào sàn ngày giao dịch đầu tiên là 21.200 đồng/CP và uỷ quyền cho Chủ tịch HĐQT thực hiện tất cả các thủ tục có liên quan để đăng ký giá tham chiếu và ngày giao dịch đầu tiên.
Theo danh sách cổ đông lớn tới ngày 30/6/2020, TDP có hai cổ đông lớn là ông Nguyễn Đức Cường, sở hữu hơn 17,9 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 37,36% vốn điều lệ doanh nghiệp và bà Ngô Kim Dung sở hữu gần 3,3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 6,79% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Được biết, ông Nguyễn Đức Cường là Chủ tịch HĐQT, bà Ngô Kim Dung là Thành viên HĐQT.
Theo tìm hiểu, doanh nghiệp hiện có dòng sản phẩm túi siêu thị (shopping bags) chủ yếu là xuất khẩu, chiếm 50% doanh thu hàng năm của Công ty, với các dòng túi PP dệt, túi PP không dệt; túi Rpet và túi lạnh; dòng sản phẩm bao bì thức ăn chăn nuôi; dòng sản phẩm bao bì nông sản; dòng bao bì phân bón; và hạt nhựa PP.
Doanh nghiệp đang sở hữu nhà máy 1A, 1B với công suất 14.000 tấn hạt/năm, 7.000 tấn bao bì/năm. Nhà máy 2 công suất 66 triệu túi xuất khẩu/năm. Nhà máy số 3 công suất 13.000 tấn manh/năm.
Trong năm 2019, TDP xuất khẩu các sản phẩm túi siêu thị ra thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Brazil … như vậy doanh thu xuất khẩu đã chiếm tới 60% tổng doanh thu.
Hiên nay, nguyên liệu đầu vào sản xuất bao bì của Thuận Đức là hạt nhựa tái sinh, hạt nhựa nguyên sinh, mực… hạt nhựa PP tái sinh là nguyên liệu chính chiếm hơn 90% tỷ trọng sản phẩm bao bì.
Vinamilk mua lại 17,5 triệu cổ phiếu từ 21/5
Công ty sữa dự chi khoảng 1.900 tỷ đồng để mua lại 17,5 triệu cổ phiếu.
Giá cổ phiếu VNM đã tăng gần 30% trong vòng 2 tháng qua.
Vinamilk (HoSE: VNM) thông báo mua lại 17,5 triệu cổ phiếu, tương đương 1% vốn điều lệ từ 21/5 đến 20/6. Số lượng cổ phiếu quỹ trước khi thực hiện giao dịch là 310.099 cổ phiếu. Công ty sẽ dùng nguồn tiền 2.470 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển để thực hiện mua.
Chốt phiên ngày 12/5, cổ phiếu VNM ghi nhận mức giá 108.500 đồng/cp, tăng gần 30% so với mức đáy kể từ năm 2016 là 83.700 đồng/cp ghi nhận cuối tháng 3. Tạm tính theo mức giá này, doanh nghiệp sữa dự chi khoảng 1.900 tỷ đồng để mua 17,5 triệu cổ phiếu VNM.
Nguồn: VNDirect
Quý I, Vinamilk đạt doanh thu thuần hợp nhất 14.153 tỷ đồng, tăng 7,3% cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ hợp nhất kết quả kinh doanh với GTNfoods (HoSE: GTN). Ngoài ra, mặc dù ảnh hưởng của Covid-19 nhưng mảng xuất khẩu trực tiếp của công ty sữa lại tăng trưởng doanh thu 7,5% so với cùng kỳ với 1.081 tỷ đồng, dẫn dắt bởi các thị trường xuất khẩu chủ lực tại Trung Đông.
Lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 0,7% xuống 2.777 tỷ đồng do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 15,1%.
Tại buổi gặp gỡ giới phân tích gần đây, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk chia sẻ tháng 4, doanh số nội địa đơn vị tăng 4,5% và xuất khẩu tăng 21%. Công ty tính toán với 3 kịch bản tốt, trung tính và xấu thì doanh thu tăng lần lượt 10%, 7% và 5% so năm trước.
Tập đoàn Thiên Long (TLG) lên phương án mua lại 1,5 triệu cổ phiếu quỹ CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG - sàn HOSE) vừa thông qua phương án mua lại 1,5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tương đương 1,93% vốn điều lệ nhằm tối đa hóa lợi ích của cổ đông. Giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, dự kiến từ ngày 20/4 đến ngày 19/5/2020. Nguồn vốn mua vào...