Chuẩn bị khởi công hầm đường bộ hơn 15.500 tỷ đồng qua đèo Cả
Hầm đường bộ qua đèo Cả nằm trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên có chiều dài tuyến là 13,4km sẽ được khởi công xây dựng vào ngày 18/11 tới đây. Kinh phí xây dựng dự kiến khoảng trên 15.500 tỷ đồng.
Chiều 12/11, Bộ GTVT đã tổ chức họp báo về lễ khởi công xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả thuộc QL1. Dự án nằm trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, có chiều dài tuyến là 13,4km, trong đó chiều dài hầm đèo Cả 3.900m hầm Cổ Mã 500m đường dẫn và cầu trên tuyến là 9 km. Quy mô cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.
Hơn 15.500 tỷ đồng xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả.
Toàn tuyến cao tốc có 2 nút giao tại hai đầu và cuối tuyến. Nút cuối tuyến được bố trí dạng vòng xuyến.
Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT và BT. Với tổng mức đầu tư là 15.603 tỷ đồng, dự án gồm các hạng mục kinh phí xây dựng hầm đèo Cả là 10.555 tỷ đồng kinh phí xây dựng hầm Cổ Mã, đường dẫn và cầu trên tuyến (BT) là 4.509 tỷ đồng Chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư 539 tỷ đồng.
Theo Dantri
Video đang HOT
Hầm đường bộ Hải Vân xuất hiện vết nứt
Hầm đường bộ Hải Vân đang xuất hiện ngày càng nhiều vết nứt trong khi Khu Quản lý đường bộ 5 cho biết biện pháp khắc phục hiệu quả không cao và phát sinh các vị trí khác.
Sáng 1.11, theo quan sát của Thanh Niên Online, tại hầm chính hầm đường bộ Hải Vân, khi đi vào hầm theo hướng TP.Đà Nẵng - Thừa Thiên-Huế chỉ khoảng vài chục mét đã thấy xuất hiện các vết nứt bên phải thành hầm.
Vào sâu thêm 100 mét, các vết nứt càng nhiều, chạy dọc hình chân chim, một số đoạn vết nứt kéo dài từ 5 - 7 mét.
Sau đó, vết nứt xuất hiện nhỏ lẻ, rải rác, phần trần hầm đoạn gần cửa miệng hầm phía Thừa Thiên-Huế cũng có một số vết nứt ngắn.
Theo báo cáo về tình trạng xuất hiện các vết nứt trên vòm và thành hầm đường bộ Hải Vân của Khu Quản lý đường bộ 5, sau khi hầm được bàn giao, khai thác từ tháng 6.2005 đã xuất hiện một số hư hỏng trên kết cấu bê tông cốt thép của hầm dạng nứt dọc, nứt ngang trên vòm và thành hầm.
Đối với các vết nứt trên đỉnh vòm hầm, các vết nứt ngang và dọc đường hầm đã xuất hiện ngay sau thời gian nhận bàn giao công trình, gây thấm và dột nước xuống mặt đường xe chạy.
Ban Quản lý dự án 85 đã cho các nhà thầu sửa chữa theo trách nhiệm bảo hành công trình. Hằng năm, Khu Quản lý đường bộ 5 cũng tiếp tục sửa chữa bằng biện pháp bơm keo cường độ cao vào các khe nứt nhưng hiệu quả không cao, các vết nứt phát sinh ở nhiều vị trí khác, nước vẫn thấm dột từ trên đỉnh vòm hầm.
Khu Quản lý đường bộ 5 cho biết hiện các vết nứt này đang có nguy cơ phát sinh và phát triển theo đa phương, kéo dài từ 1- 7 mét, bề rộng vết nứt dưới 1 mm.
Ngoài ra, trên suốt chiều dài đường hầm cũng xuất hiện nhiều vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép theo phương ngang, xiên và dọc, chiều dài vết nứt có đoạn đến 12 mét, độ rộng vết nứt từ 1-2 mm, độ sâu hơn 5mm.
Theo Khu Quản lí đường bộ 5, do điều kiện kiểm tra, quan sát bằng mắt thường hạn chế nên đã đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cử chuyên gia ngành kiểm tra cụ thể hiện trường để có biện pháp xử lí, sửa chữa kịp thời.
Được biết, hầm đường bộ Hải Vân được khởi công tháng 8.2000, thông xe kỹ thuật tháng 11.2003, khánh thành tháng 6.2005 với tổng vốn đầu tư trên 150 triệu USD từ nguồn vay của Nhật Bản.
Hầm dài gần 6,3 km, mặt cắt ngang hình vòm diện tích 89 m2, đáy vòm là mặt đường ô tô 2 làn xe (mỗi làn rộng 3,75 m và 1,25 m lề tránh xe).
Từ các vết nứt nhỏ...
... đến một đoạn thành hầm nứt vằn vện
Vết nứt kéo dài trong thành hầm bên phải hướng Đà Nẵng - Huế
Một đoạn thành hầm bị nứt kéo dài
Các vết nứt được vá chằng chịt nhưng không hiệu quả
Theo TNO
HN: Hầm đi bộ bất ngờ bị khóa trái Tốn tiền tỷ để xây dựng nhưng sau khi hoàn thành, không ít hầm đường bộ trên các tuyến Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển cứ... khóa trái và người đi bộ thì phải liều mình đối mặt với từng mũi xe. Các điểm dừng xe bus thường được bố trí gần hầm đường bộ để người bộ hành có thể thuận...