Chuẩn bị khởi công 14 dự án giao thông cấp bách
14 dự án giao thông quan trọng, cấp bách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 556 sẽ bắt đầu khởi công từ tháng 9.
Ngày 6-8, Bộ GTVT cho biết, 14 dự án giao thông quan trọng, cấp bách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 556 (về phương án sử dụng 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 cho các dự án đường sắt và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách) sẽ bắt đầu khởi công từ tháng 9.
Trong đó, được khởi công sớm nhất là dự án cải tạo tuyến đường nối quốc lộ (QL) 4C và QL4D, dự kiến vào tháng 9, sau gần 10 năm bị đình hoãn. Tiếp theo là dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp với tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng, sẽ khởi công trong quý 4, hoàn thành trong năm 2020. Đồng thời dự án cải tạo, nâng cấp QL53 đoạn Trà Vinh – Long Toàn, tổng mức đầu tư 1.202 tỷ đồng sẽ khởi công trong tháng 10.
Các dự án còn lại sẽ lần lượt được khởi công là đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; QL27 đoạn tránh Liên Khương; nâng cấp QL30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự; QL3B; cải tạo, nâng cấp QL24; cải tạo, nâng cấp QL25; cải tạo, nâng cấp QL57. Cùng với các dự án đường bộ, 4 dự án đường sắt sắp được khởi công bao gồm: cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh; gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang; cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – TPHCM; và cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM.
Video đang HOT
BÍCH QUYÊN
Theo SGGP
VEC: Doanh thu tại 4 tuyến cao tốc tăng 16% so với 2018
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông tin về kết quả công tác khai thác vận hành các tuyến đường cao tốc 6 tháng đầu năm 2019.
Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
Theo đó, VEC được Nhà nước giao làm Chủ đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc, với tổng mức đầu tư tính đến thời điểm hiện tại đã được điều chỉnh còn 108.865 tỷ đồng, giảm 16.707 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư các dự án đã được phê duyệt (125.572 tỷ đồng).
Cùng với mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, các tuyến cao tốc VEC sau khi đưa vào khai thác đã thực sự trở thành "chất xúc tác" thúc đẩy kinh tế-xã hội khu vực phát triển, và cũng là một trong những tiền đề hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của các địa phương có tuyến đi qua.
Tính từ thời điểm đưa vào khai thác đến cuối năm 2018, 4 tuyến cao tốc VEC quản lý đã phục vụ an toàn 152,2 triệu lượt phương tiện. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, đã có 23,36 triệu lượt phương tiện (chưa kể 350.500 lượt phương tiện miễn phí) lưu thông qua 4 tuyến cao tốc VEC quản lý, tăng 15% về lưu lượng và 16% về doanh thu so cùng kỳ 2018.
Cũng trong 2 quý đầu 2019, VEC đã tổ chức kiểm soát tải trọng 1,26 triệu lượt phương tiện trong tổng số 23,36 triệu lượt phương tiện qua lại, phát hiện gần 47.000 lượt phương tiện vi phạm tải trọng, cao hơn 64%, qua đó từ chối phục vụ 37.000 phương tiện, nhiều hơn 62% cùng thời điểm năm ngoái. Riêng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trung bình mỗi ngày có khoảng 160 phương tiện tạm thời không được lưu thông trên tuyến do vi phạm quá tải trọng.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Thời gian qua, VEC gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc, đặc biệt là việc gia tăng nhanh lưu lượng, nhất là vào các khung giờ cao điểm trong ngày, cuối tuần, dịp lễ, Tết và vào cao điểm hè trong khi hạ tầng chưa được cải thiện. Điều này thể hiện rõ nhất trên tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây thời gian qua.
Để giảm thiểu tối đa tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến, VEC đã chỉ đạo đơn vị quản lý khai thác tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây xây dựng đồng bộ các biện pháp vận hành trên tuyến, tại các trạm thu phí; đồng thời, liên tục cập nhật tình hình giao thông trên tuyến qua hệ thống bảng thông tin VMS trên đường cao tốc, qua kênh VOV giao thông... Tuy nhiên, do lưu lượng xe tăng đột biến cộng thêm việc xảy ra sự cố va chạm, tai nạn dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông vào các khung giờ cao điểm trên tuyến chưa thuyên giảm.
Trong nửa đầu năm 2019, trên các tuyến cao tốc VEC đã xảy ra 43 vụ tai nạn làm 8 người chết và 70 người bị thương. Các con số này đều tăng so cùng kỳ 2018. Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là do ý thức người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định khi lưu thông trên đường cao tốc (dừng đỗ, đi ngược chiều; đi bộ/xe máy vào đường cao tốc...), làm tăng nguy cơ mất ATGT, thậm chí gây tử vong cho người tham gia giao thông. Do VEC là doanh nghiệp, không có chức năng chế tài cũng như từ chối phục vụ các phương tiện vi phạm, nên đối với các trường hợp phương tiện vi phạm chỉ có thể báo các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý. Tuy nhiên tình trạng vi phạm đến thời điểm hiện nay chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Theo Tạp chí GTVT
Xe khách va chạm xe tải trên đường cao tốc, 1 người chết, 3 bị thương Xe 16 chỗ chạy trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thì xảy ra va chạm với xe tải đi cùng chiều. Xe 16 chỗ bị bẹp dúm phần đầu sau va chạm, 1 người tử vong, 3 người bị thương. Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: VEC O&M Chiều 5-3, lãnh đạo Đội tuần tra số 7 (Cục Cảnh...