Chuẩn bị khoan hầm xuyên núi đá dự án đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả
Đường hầm xuyên núi đá là hạng mục quan trọng thuộc dự án đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả. Hầm có chiều dài 225m, với 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe. Hiện các nhà thầu đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để bắt đầu khoan hầm vào đầu tháng 3 tới.
Thi công dự án đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả
Nhằm đảm bảo mục tiêu hoàn thành dự án đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả trong năm 2021, chủ đầu tư dự án và các nhà thầu đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công.
Đường hầm xuyên núi đá là hạng mục quan trọng thuộc dự án đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả. Hầm có chiều dài 225m, với 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe. Hiện nay, các nhà thầu đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để bắt đầu khoan hầm vào đầu tháng 3 tới. Việc triển khai đường hầm xuyên núi là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế nguy cơ sạt lở đất đá và giữ gìn cảnh quan bên bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.
Cùng với việc triển khai thi công hầm xuyên núi, chủ đầu tư dự án là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công nền và mặt đường. Trên chiều dài 18,7km toàn tuyến, hiện các nhà thầu đã thảm được 8,5km mặt đường, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2021.
Video đang HOT
Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công dự án, đảm bảo hoàn thành trong năm 2021. Riêng đối với hạng mục hầm xuyên núi đá, phải đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động và chất lượng của công trình.
Quảng Ninh xin góp 530 tỷ để Chính phủ lo vaccine
Trong những kiến nghị đưa ra, Quảng Ninh xin đóng góp 530 tỷ đồng để Chính phủ lo vaccine cho người dân trên toàn quốc. Tỉnh cũng xin mở lại một số khu du lịch đủ điều kiện.
Dự cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 sáng 24/2 từ đầu cầu Quảng Ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh báo cáo từ 27/1 đến nay, tỉnh có 63 ca mắc Covid-19, trong đó 27 ca đã đủ tiêu chuẩn ra viện.
20 ngày qua, Quảng Ninh không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Sau Tết, lãnh đạo Quảng Ninh cho biết tỉnh đã ban hành quy định đón người lao động tỉnh ngoài về Quảng Ninh. Đến nay đã đón hơn 25.844 lao động quay về Quảng Ninh, đặc biệt đón được hơn 1.300 lao động từ chính vùng dịch Hải Dương về Quảng Ninh làm việc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 24/2, bàn giải pháp phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: VGP.
"Tất cả người lao động từ Hải Dương về Quảng Ninh được cách ly tập trung 14 ngày và xét nghiệm 2 lần. Không có chuyện người từ Hải Dương ra bị ngăn cấm hay hàng hóa từ Hải Dương bị ách tắc", bà Hạnh cho biết.
Cùng với đó, tỉnh đã chỉ đạo các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn phải xây dựng phương án phòng chống dịch, đề ra tất cả tình huống khi dịch xảy ra thì xử lý thế nào. Các phương án này phải được UBND cấp xã, huyện phê duyệt.
"Cơ sở nào vi phạm, tỉnh sẽ xử lý mức cao nhất, thậm chí rút giấy phép hoạt động", lãnh đạo Quảng Ninh nhấn mạnh.
Cùng với tuyên truyền, Quảng Ninh quyết liệt kiểm tra việc tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch. 20 ngày qua tỉnh đã xử lý 343 trường hợp, phạt gần một tỷ với các vi phạm như tổ chức cho người trốn qua các chốt kiểm soát (xử phạt tối đa 25 triệu); không đeo khẩu trang (phạt 2-3 triệu).
Để thực hiện mục tiêu kép, bà Hạnh cho biết tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt thực hiện Chỉ thị 06, đánh giá mức độ, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh sau 25 ngày có dịch. Theo đó, các lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh ở khu kinh tế... không có ảnh hưởng lớn.
"Tuy nhiên, ngành du lịch, dịch vụ gần như tê liệt", bà Hạnh nói. Nữ phó chủ tịch cho biết trong quý I, Quảng Ninh xác định đón 3,6 triệu lượt khách nhưng đến nay chỉ có 700.000 người, trong khi mùa này đang là mùa tiềm năng du lịch của Quảng Ninh. Việc này đã ảnh hưởng đến 20.000 lao động ngành du lịch không có việc làm.
Nêu kiến nghị với Chính phủ, Phó chủ tịch Quảng Ninh cho biết nghị quyết HĐND tỉnh quyết nghị để dành 530 tỷ đồng xin đóng góp với Chính phủ để lo vaccine cho người dân trên toàn quốc, trong đó có các lực lượng ưu tiên.
Thứ hai, Quảng Ninh hiện nay đã hoàn toàn khống chế, khoanh vùng dịch từ 10/2; không phát sinh ca mắc trong cộng đồng trong 20 ngày qua nên tỉnh kiến nghị mở lại một số khu du lịch có đủ điều kiện.
Bà Hạnh cho biết tỉnh đã ban hành quy định quy chuẩn trong nhà hàng, tàu du lịch, trường học hay cơ sở khác như khu di tích, trong đó khoảng cách an toàn phải là 1 m.
"Như Vịnh Hạ Long, khu di tích Yên Tử, Bạch Đằng, những địa bàn chưa có F0 thì hoàn toàn có khả năng mở lại với điều kiện kiểm soát rất chặt chẽ, như tàu du lịch chỉ khai thác 50% công suất", bà Hạnh nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó cho hay Chính phủ đồng ý thực hiện mục tiêu kép, sản xuất trên tinh thần kiểm soát tốt dịch bệnh. "Không ai cấm việc không tổ chức kinh doanh dịch vụ, nhất là Quảng Ninh lại là nơi có tiềm năng du lịch tốt", Thủ tướng nhấn mạnh.
Vụ suất ăn bị 'cắt xén' trong khu cách ly ở Quảng Ninh: Sở Y tế báo cáo gì với tỉnh? Sở Y tế Quảng Ninh vừa có công văn báo cáo tỉnh này về việc báo Tiền Phong phản ánh các suất ăn bị "cắt xén" trong khu cách ly. Suất ăn của người cách ly tại Bệnh viện số 2 vào chiều 30 Tết Ngày 13/2 (mồng 2 Tết) Tiền Phong có bài phản ánh về việc những suất ăn bị "cắt...