Chuẩn bị gì khi bạn phải nội soi?
Bạn sẽ bị đau, khó chịu, nôn ói khi nội soi tầm soát bệnh, do đó phải nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ, không uống các loại nước có màu.
Bác sĩ thường chỉ định nội soi với bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề dạ dày, đại tràng. Người có triệu chứng đau vùng ngực hoặc thượng vị, ói, ợ hơi, cảm giác khó tiêu, sụt cân thì nên đến bệnh viện khám. Những trường hợp này có thể bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tiêu hóa để tầm soát tình trạng viêm, loét hoặc ung thư.
Ca nội soi đường mũi . Ảnh: Thùy An
Theo tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, khi nội soi bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, đau, nôn ói; soi xong cảm thấy trướng bụng và khó chịu ở cổ họng. Nhiều người chưa từng nội soi lần nào nhưng “nghe nói” nên cũng có tâm lý lo sợ, thậm chí sợ nhiễm khuẩn và các bệnh truyền nhiễm do dụng cụ nội soi chưa đảm bảo vô trùng.
Ngoài phương pháp nội soi đường miệng còn có nội soi đường mũi. Ống nội soi nhỏ, đường kính 6 mm, được đưa vào đường mũi để nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, hạn chế cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nhờ đó, bác sĩ thao tác dễ dàng và có nhiều thời gian để quan sát chính xác hơn. Phương pháp này an toàn, chỉ thực hiện trong 15 phút và ít gây kích thích hơn so nội soi đường miệng.
Nội soi bằng viên nang cũng là một phương pháp mới. Bệnh nhân nuốt một thiết bị camera có hình dạng như viên thuốc bi để quan sát được hình ảnh ở đường ruột, ruột non, ruột già, tá tràng… Phương pháp này bệnh nhân không cần gây mê và không đau. Thời gian viên nang này đi từ miệng đến hậu môn mất 8-10 tiếng đồng hồ. Trong khi ấy bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và làm các việc nhẹ nhàng. Viên nang được đào thải ra ngoài qua phân. Chi phí để nội soi bằng viên nang cao hơn so với nội soi thông thường.
Video đang HOT
Bệnh nhân còn có thể nội soi gây mê. Đây là phương pháp phổ biến để thăm khám và phát hiện các dấu hiệu tổn thương dạ dày như viêm, loét, nhiễm trùng, ra máu, ung thư. Thời gian nội soi nhanh 3-5 phút. Bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, không đau, không buồn nôn như nội soi thông thường qua đường miệng hay đường mũi.
Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày
Trước khi soi:
- Toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn. Bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi.
- Không uống những loại nước có màu: coca, cà phê, nước cam, sữa…
- Tuyệt đối tuân theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ.
Sau khi soi:
- Soi xong nếu bệnh nhân không có biểu hiện bất thường có thể đi về ngay.
- Không ăn uống bất kỳ thứ gì trong một giờ sau nội soi hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.
Thùy An
Theo VNE
Hãi hùng xương cá đâm xuyên thực quản, lộ ra ngoài da
Khi họng ngày càng đau và sưng to, xương cá đâm lộ ra bên ngoài nên gia đình mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc điều trị.
Chiều 9-11, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (Đồng Tháp) cho biết bệnh viện vừa tiến hành phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân bị hóc xương cá hơn 1 tháng qua. Khi nhập viện, bệnh nhân đã bị xương cá đâm xuyên qua thực quản, lộ ra bên ngoài da.
Xương cá đâm xuyên qua thực quản bệnh nhân E. và lộ ra ngoài da
Bệnh nhân là ông Đ.V.E (61 tuổi; ngụ ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc).
Trước đó, ông E. nhập viện trong tình trạng cổ họng bị đau, sưng to do có một dị vật ở thực quản xuyên cơ đâm ra da cổ. Khi nhập viện, các y - bác sĩ bệnh viện đã tiến hành gây tê, mổ rạch da cổ lấy xương cá có chiều dài 2 cm.
Ông E. cho biết, cách đây một tháng ông có ăn cá và bị hóc xương, sau đó có đi siêu âm, nội soi ở bệnh viện tư nhân, nhưng không phát hiện có dị vật. Mấy ngày gần đây, họng ngày càng đau và sưng to, xương cá đâm lộ ra bên ngoài nên gia đình mới đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc điều trị.
Nha Mẫn
Theo Người lao động
Chiếc thìa kẹt một năm trong thực quản người đàn ông Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện chiếc thìa mà bệnh nhân Zhang (Trung Quốc) đã nuốt cách đây một năm. Theo Live Science, Zhang đã nuốt một chiếc thìa do lên cơn khủng hoảng tinh thần vào năm 2017. Không thấy khó chịu, bệnh nhân không đi khám cho đến cuối tháng 10 vừa qua. Kết quả chụp X-quang cho thấy...