Chuẩn bị để trình Bộ Chính trị đề án đặc biệt về nhà nước pháp quyền
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đề án chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền là đề án đặc biệt quan trọng, sẽ là căn cứ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ nhất của Đảng đoàn Quốc hội chuẩn bị đề án chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền.
Chiều 26/8, tại Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội về xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045″.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó có các yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dựa trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực.
Theo Chủ tịch Quốc hội, để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên có 3 cấu phần quan trọng. Một là, xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hai là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Ba là, xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân.
Dự kiến tháng 10/2022, Bộ Chính trị sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét ban hành Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Chủ tịch Quốc hội: “Chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền là đề án đặc biệt quan trọng, sau khi hoàn thành sẽ là căn cứ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết”.
Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045″ đã được thành lập. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là Đề án đặc biệt quan trọng, sau khi hoàn thành sẽ là căn cứ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết”.
Trong đó, Đảng đoàn Quốc hội được Ban Chỉ đạo Trung ương giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, xây dựng 4 chuyên đề gồm:
Video đang HOT
Chuyên đề số 9 về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Chuyên đề số 10 về Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Chuyên đề số 11 về Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Chuyên đề số 12 về Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành kế hoạch triển khai xây dựng các chuyên đề được phân công. Ngày 20/8 vừa qua, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 141 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công gồm 27 thành viên do Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm trưởng Ban.
Chủ tịch Quốc hội trực tiếp chỉ đạo xây dựng chuyên đề số 9; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trực tiếp chỉ đạo xây dựng chuyên đề số 11; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trực tiếp chỉ đạo xây dựng chuyên đề số 10 và chuyên đề số 12.
Lưu ý cả 4 chuyên đề đều rất khó, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách của nhiều cơ quan, tổ chức, trong khi thời gian triển khai thực hiện, hoàn thành các chuyên đề không có nhiều, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy tinh thần trách nhiệm, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được phân công.
Các Trưởng tiểu ban chịu trách nhiệm trước Đảng đoàn Quốc hội về tiến độ và chất lượng của từng chuyên đề. Trong quá trình thực hiện cần đa dạng hóa các hình thức huy động sự tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học, bảo đảm đi vào thực chất, hiệu quả.
Hiện nay, Đảng đoàn Quốc hội cũng đang triển khai thực hiện rất nhiều Đề án về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, định hướng chiến lược xây dựng pháp luật của Quốc hội Khóa XV… Theo Chủ tịch Quốc hội, các đề án này sẽ có nhiều nội dung đóng góp trực tiếp cho việc nghiên cứu, xây dựng 4 chuyên đề Đảng đoàn Quốc hội được phân công.
3 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban chỉ đạo quốc gia chống dịch Covid-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1438, kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Theo Quyết định, 3 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban chỉ đạo.
Theo phân công của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. 3 Phó Thủ tướng, một Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Trưởng Ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo có 4 Phó Trưởng ban gồm: Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
Trong Quyết định 1438, Thủ tướng cũng cho thành lập 8 Tiểu ban của Ban Chỉ đạo quốc gia.
1- Tiểu ban Y tế do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm Trưởng Tiểu ban.
Nhiệm vụ của Tiểu ban Y tế là chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19, tiêm chủng... và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; bảo đảm mọi người dân được tiếp cận nhanh nhất các dịch vụ y tế cần thiết; sẵn sàng nhân lực, phương tiện để kịp thời tiếp nhận, sơ cứu, cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc bệnh; tham mưu việc huy động, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế tại các địa phương khi cần thiết; xây dựng kịch bản, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh.
2- Tiểu ban An ninh trật tự xã hội do Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban An ninh trật tự xã hội có nhiệm vụ chỉ đạo bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; tổ chức chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội; truy vết, cách ly, khoanh vùng và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
3- Tiểu ban An sinh xã hội do Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng Tiểu ban.
Nhiệm vụ của Tiểu ban An sinh xã hội là chỉ đạo việc bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân tại các khu vực tăng cường giãn cách xã hội; chăm lo đời sống người dân, tổ chức hỗ trợ tại các vùng, địa phương có dịch, quan tâm người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh Covid-19...
4- Tiểu ban Tài chính, hậu cần do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban Tài chính, hậu cần có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn việc bảo đảm kinh phí, phân bổ và quản lý việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch; chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện việc mua sắm vaccine, vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc... phục vụ phòng, chống dịch bệnh; tổ chức thực hiện các phương án mua sắm dự phòng để sẵn sàng hỗ trợ cho các địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng đáp ứng tại chỗ của địa phương; đề xuất xây dựng các chế độ, chính sách đối với các lực lượng phòng, chống dịch, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu.
5- Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa có nhiệm vụ chỉ đạo việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các địa phương, nhất là các địa phương thực hiện giãn cách xã hội; bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để ách tắc các hoạt động cung ứng.
6- Tiểu ban Vận động và huy động xã hội do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban Vận động và huy động xã hội có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động các nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
7- Tiểu ban Dân vận do Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban Dân vận có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức vận động, động viên các tầng lớp nhân dân chủ động, tự giác tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
8- Tiểu ban Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban Truyền thông có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn việc cung cấp thông tin bảo đảm thống nhất, kịp thời, chính xác; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ 'rất áy náy khi rời TP.HCM lúc này' Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ, khi nhận quyết định phân công và điều động nhận nhiệm vụ mới, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói: Tôi rất áy náy phải rời TP lúc này. Đáp lại, ông Nên nói: Chúng ta đã cố gắng hết sức. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại kỳ...