Chuẩn bị đất sạch đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng gần 5.000 tỷ đồng ven biển Cửa Lò
Thời gian gần đây, nhiều chủ đầu tư lớn đã và đang rót hàng chục nghìn tỷ đồng để làm dự án nghỉ dưỡng ven biển xung quanh biển Cửa Lò (Nghệ An).
Mới đây nhất, tỉnh Nghệ An đang triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu vui chơi giải trí Cửa Hội, Cửa Lò, có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Được biết, dự án này cũng đã được tỉnh Nghệ An đưa ra chào mời các chủ đầu tư trong và ngoài nước tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Nghệ An năm 2018 mới đây.
Theo đó, khu vực dự kiến xây dựng dự án gồm 3 vị trí có phạm vi ranh giới được xác định: Vị trí 1 thuộc phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, gồm các phần tiếp giáp: Phía Bắc giáp đường ngang số 19 kéo dài, phía Nam giáp đường Vinh – Cửa Hội kéo dài, phía Đông giáp đường dạo bộ ven biển và biển Đông, phía Tây giáp đường Bình Minh, diện tích 35,2ha.
Vị trí 2 thuộc phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, chính là Đảo Ngư, diện tích khoảng 63,27ha; Vị trí 3 tuyến cáp treo nối từ đất liền ra đảo Ngư có chiều dài khoảng 3,5km, diện tích cáp treo và trụ cáp khoảng 16 ha.
Tổng diện tích quy hoạch khoảng 195,5 ha. Mục tiêu quy hoạch hình thành khu vui chơi giải trí ven biển và tham quan du lịch tắm biển trên đảo hòn Ngư, thời hạn nghiên cứu từ 2018 – 2020. Thị xã Cửa Lò là chủ đầu tư lập quy hoạch.
Theo quy hoạch, khu vui chơi giải trí Cửa Hội có quảng trường trung tâm, ga cáp treo và tuyến cáp, khu dịch vụ mua sắm, ẩm thực, khu vui chơi trong nhà, khu công viên trò chơi ngoài trời, khu công viên nước, khu thể thao bãi biển, khu chùa cổ tôn tạo, mở rộng khu vườn thực vật, khu bãi tắm…
Sở Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường cũng như một số chuyên gia quy hoạch đã có ý kiến vào quy hoạch về vấn đề diện tích, môi trường, vườn thực vật, cáp treo, quy hoạch đảo Ngư, tiến độ dự án, điểm nhấn của dự án…
Sở Văn hóa Thể thao cũng cho rằng, quy hoạch liên quan đến di tích Chùa Đảo Ngư, cần lưu ý đảm bảo không ảnh hưởng đến di tích.
UBND tỉnh Nghệ An cho rằng đây là dự án trọng điểm, quan trọng đối với phát triển đô thị biển và kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. UBND tỉnh thống nhất những nội dung mà đơn vị tư vấn và thị xã Cửa Lò đã làm được. Đề nghị các bên tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn chỉnh quy hoạch, sớm trình lại UBND tỉnh để UBND tỉnh có kết luận về thống nhất quy hoạch. Những điểm cần hoàn thiện đề nghị làm rõ để UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong thời gian sắp tới.
Theo tìm hiểu, tại khu vực Cửa Lò hiện có Tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và biệt thự nghỉ dưỡng của Tập đoàn Vingroup tại Cửa Hội có tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng trên diện tích 38,75 ha; Dự án Khách sạn Mường Thanh Cửa Lò cao 27 tầng với với 250 phòng, đạt tiêu chuẩn 4 sao; Dự án Khách sạn Summer cao 19 tầng với 250 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Khách sạn Sài Gòn Kim Liên resort đạt tiêu chuẩn 4 sao với hơn 80 phòng nghỉ dưỡng; Dự án Cửa Lò Golf resort với sân Golf 18 lỗ cùng với hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng đã đi vào hoạt động và hiện đang tiếp tục đầu tư. Dự án Quần thể du lịch sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Lan Châu…
Để dọn đường cho các nhà đầu tư, tỉnh Nghệ An cũng đang xây dựng nhiều dự án lĩnh vực giao thông: các bến số 5,6 tại Cảng Cửa Lò của Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc với tổng mức đầu tư 1.180 tỷ đồng hiện đang triển khai (dự kiến đến tháng 7/2017 sẽ đưa vào sử dụng bến số 5), Dự án mở rộng đường Bình Minh về phía Đông kéo dài từ Cảng Cửa Lò tới Cửa Hội;
Dự án xây dựng Kè và đường dạo bộ; Dự án Đại lộ Vinh – Cửa Lò đã và đang triển khai dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018. Đặc biệt, Dự án cầu Cửa Hội có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng theo hình thức PPP kết nối giữa phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò với huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh đang là điểm nhấn rất được kỳ vọng trên địa bàn.
Nam Phong
Video đang HOT
Theo Nhịp sống kinh tế
Cận cảnh nơi dự kiến làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn đang vay nợ gần 16.000 tỷ đồng
Dự án thep Cà Ná được ĐHCĐ bất thường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) thông qua từ năm 2016, có tổng mức đầu tư 10,6 tỷ USD.
Công trình dự định được xây dựng theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, công suất mỗi phân kỳ đầu tư dự kiến đạt 1,5 triệu tấn/năm. Hồi tháng 4/2017,Thủ tướng yêu cầu dừng triển khai dự án này để làm rõ thêm một số vấn đề.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hoa Sen Group vẫn muốn xúc tiến đầu tư vào tổ hợp dự án hơn 10 tỷ USD này. Thông tin trước cổ đông tại ĐHCĐ thường niên của công ty hồi đầu năm 2018, chủ tịch Hoa Sen Group bho biết: "Cà Ná là dự án lớn, khi nào cơ quan nhà nước cấp phép thì làm".
Trong kế hoạch đầu tư do Hoa Sen Group "vẽ" ra, ở phân kỳ đầu tư I.1 vốn tự có sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư trên 11 nghìn tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD), tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn.
Ngày 27/8/2016, Ngân hàng VietinBank và Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận cấp tín dụng cho dự án, bao gồm cam kết tài trợ vốn cho dự án,ưu tiên cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung dài hạn, tài trợ thương mại và là đầu mối thu xếp vốn cho dự án thông qua các sản phẩm tín dụng ưu đãi.
Báo cáo tài chính mới nhất của HSG, cho thấy công ty đang có khoản vay nợ VietinBank lớn nhất.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho quá trình đầu tư dự án này, HSG cũng đã có một số ký kết với các tập đoàn công nghệ, tư vấn hàng đầu thế giới nhằm tiến hành thực hiện nghiên cứu khả thi, xây dựng quy hoạch cũng như các thiết kế quan trọng khác.
Theo báo cáo thường niên 2017, Hoa Sen công bố đã góp 15 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Đầu tư Khu liên hợp luyện cá thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (HSIC) và 3 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (HSIP) và 2,5 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Như vậy, Hoa Sen đã rót 20,5 tỷ đồng vào các công ty con thực hiện dự án thép Cà Ná. Các công ty còn lại chưa được góp vốn.
Khu vực Cà Ná của tỉnh Ninh Thuận được mệnh danh là nơi có vùng biển trong xanh, đẹp của miền Trung.
Tỉnh Ninh Thuận thời gian qua cũng đã đầu tư mạnh cho hệ thống hạ tầng giao thông kết nối một số khu công nghiệp tại Cà Ná với các vùng kinh tế khác trong vùng.
Trong khi đó, Báo cáo tài chính quý III, niên độ 2017-2018 của HSG, cho thấy doanh thu của tập đoàn tăng mạnh 42%, lên hơn 10.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi vay ngân hàng cũng tăng gần 40%, lên 190 tỷ đồng, chi phí bán hàng lên tới 505 tỷ đồng.
Đáng chú ý, báo cáo thể hiện tình hình vay nợ ngày một gia tăng, gây sức ép tiêu cực đến tăng trưởng của tập đoàn đại gia tôn Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT HSG. Tính đến hết quý III niên độ 2017 - 2018 (từ 1/4/2018 đến 30/6/2018), nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen là 18.385 tỷ đồng.
Cụ thể, trong niên độ này, Hoa Sen phát sinh 6 khoản vay mới, trong đó khoản vay 1.120 tỷ đồng của BIDV có giá trị lớn nhất. Dù cũng tất toán 8 khoản nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Hoa Sen vẫn lên mức kỷ lục là 3,02 lần.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế trong qúy chỉ gần 83 tỷ đồng, giảm rất mạnh so với con số 271,5 tỷ cùng kỳ 2017. Lũy kế 3 quý niên độ 2017-2018 (từ 1/10/2017 đến 30/6/2018), lãi ròng của doanh nghiệp đạt 512 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ.
Đến ngày 16/1/2018, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017-2018 (niên độ tài chính của Hoa sen Group bắt đầu từ 1/10 đến 30/9 năm sau), ông Vũ cho biết, hiện công ty đang triển khai xúc tiến, hoàn thiện, chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký đầu tư dự án, đồng thời tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn có uy tín để lựa chọn giải pháp công nghệ và máy móc thiết bị phù hợp cho việc triển khai dự án.
Nhiều dự án nghỉ dưỡng tại Cà Ná thời gian dài qua hoạt động không hiệu quả.
Khu vực Cà Ná thuận lợi cho phát triển công nghiệp do sở hữu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển đồng bộ.
Trở lại, khu đất xây dựng dự án này, theo khảo sát thực địa thì hiện nay phần lớn là đất sản xuất muối, khá ít người dân sinh sống. Ông Trần Hữu Bạch, bảo vệ một công ty muối tại đây, cho biết biển Cà Ná được mệnh danh là bãi biển sạch đẹp nhất Việt Nam, nhưng do quá khô hạn nên không dự án BĐS nào làm được mà chủ yếu phát triển công nghiệp là chính.
Theo tìm hiểu, nằm cách xa địa điểm xây dựng dự án khoảng 2km, nơi có bãi biển trong sạch và tuyệt đẹp có một số dự án BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư hơn 10 năm nay.
Tuy nhiên, đến nay những dự án này trở thành nỗi ám ảnh của người dân ở khu vực này, do bị bỏ hoang quá lâu. Nhiều người dân cho biết họ cũng không biết chủ đầu tư các dự án resort này là ai vì từ khi xây dựng lên nhưng không có khách đến ở nên họ cũng không hoạt động nữa.
Khu vực chính được Tôn Hoa Sen dự định rót hơn 10 tỷ USD làm dự án nhà máy thép.
Khu vực được ông chủ HSG dự định đầu tư xây dựng cảng biển để kết nối cùng nhà máy thép trong tương lai. Tai đây hạ tầng giao thông đã được tỉnh Ninh Thuận xây dựng khá đồng bộ.
Tuy nhiên, cuộc sống mưu sinh chính của người dân khu vực này vẫn là các ruộng muối. Tiếp xúc với nhiều diêm dân ở đây, được biết thời gian qua mọi người vẫn không còn nghe gì về thông tin sẽ di dời để giao đất làm dự án.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Bình Thuận: 105 dự án nghỉ dưỡng ven biển chậm tiến độ, hàng chục chủ đầu tư sẽ bị rút giấy phép đầu tư Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, tinh đên ngay 20/7/2018, Bình Thuận co 105 dư an du lich chưa triên khai. Trong đo, co 54 dư an vương đên bu, giai toa, 28 dư an vương khai thac khoang san titan, 23 dư an không co đương vao va vương quy hoach. Cũng theo Sở này, nguyên nhân chính...