Chuẩn bị cho cơ chế đánh giá đa phương về phòng, chống rửa tiền
Chương trinh hôi thao tiên đanh gia đa phương cua APG vê phong, chông rưa tiên, tai trơ khung bô đa đươc Ngân hang Nha nươc (NHNN) tô chưc sang nay, 18/9/2019, tai Ha Nôi. NHNN với vai trò là Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo về phòng, chống rửa tiền Việt Nam đã thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết để Đoàn tiền trạm của APG đến làm việc với các bộ, ngành nhằm chuẩn bị cho đánh giá đa phương của Đoàn vào tháng 11/2019.
Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, kể từ khi nhận được thông báo của APG tại Hội nghị thường niên lần thứ 20 của APG vào tháng 7/2017, Việt Nam đã bắt tay vào chuẩn bị cho đánh giá đa phương của APG đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Việt Nam đã nỗ lực tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn từ năm 2015-2020. Với sự hỗ trợ của World Bank, Việt Nam đã thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố; trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động đánh giá đa phương của APG đối với Việt Nam.
Chương trinh hôi thao tiên đanh gia đa phương cua APG vê phong, chông rưa tiên, tai trơ khung bô
Video đang HOT
Việt Nam đã tổ chức thu thập thông tin, số liệu xây dựng Báo cáo tuân thủ kỹ thuật (Báo cáo TC) và Báo cáo tính hiệu quả (Báo cáo IO) gửi APG. Theo đó, Việt Nam đã gửi cho Đoàn đánh giá của APG Báo cáo TC vào ngày 3/5/2019 và Báo cáo IO vào ngày 12/7/2019. Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị phản hồi đối với các câu hỏi của Đoàn đánh giá đối với Báo cáo TC; và cũng đang nghiên cứu những vấn đề mà Đoàn đánh giá đưa ra liên quan đến nội dung dự kiến tập trung làm rõ trong đợt làm việc tại chỗ tháng 11/2019, ý kiến sơ bộ đối với một số nội dung trong Báo cáo IO.
Tuy nhiên, theo quy trình đánh giá đa phương của APG và phương pháp luận của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF (Financial Action Task Force), ngoài đánh giá tính tuân thủ kỹ thuật, APG còn đánh giá tính hiệu quả đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam nên chúng tôi nhận thức vòng đánh giá đa phương lần này đối với các quốc gia thành viên của APG nói chung và đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói riêng thực sự có nhiều thách thức hơn so với đợt đánh giá đa phương trước đây. Do đó, việc chuẩn bị cho đánh giá là một thách thức không nhỏ đối với cả khu vực công và khu vực tư.
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh khẳng định: Mặc dù việc chuẩn bị cho đánh giá đa phương là một khối lượng công việc rất lớn và là một thách thức đối với Việt Nam nhưng NHNN xác định đây cũng là một cơ hội lớn giúp Việt Nam đánh giá đúng thực trạng, xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của mình từ đó có những giải pháp phù hợp đảm bảo cho sự phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn và bền vững trên cơ sở tuân thủ các khuyến nghị của FATF có hiệu quả.
Thùy Linh
Theo Congthuong.vn
Tổ chức chống rửa tiền FATF lại đưa Panama vào danh sách "đen"
Bộ Kinh tế và Tài chính Panama cho hay Tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền lại đưa nước này vào danh sách "đen" của các nước thiếu sự kiểm soát chặt chẽ về việc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Toàn cảnh khu Vịnh thuộc thành phố Panama City. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Panama (SEF) Eyda Verela cho biết mặc dù công nhận những tiến bộ và những cam kết chính trị của Panama trong lĩnh vực trên. Tuy nhiên, Tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền (FATF) vẫn đưa quốc gia Trung Mỹ vào danh sách trên và phải chịu sự giám sát của Cơ quan liên chính phủ này.
Hiện Panama đã thực thi 35/40 (87%) khuyến nghị của FATF, đặc biệt trong những năm gần đây nước này đã thông qua những bộ luật quan trọng như phạt tù tội trốn thuế và điều chỉnh các hoạt động phi tài chính như sòng bạc và công ty luật.
Bà Varela nhấn mạnh những nỗ lực của Panama là chưa "đủ". Do vậy FATF đã yêu cầu Panama phải tăng cường các chiến dịch chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, đặc biệt trong việc cải thiện trao đổi thông tin tài chính và "thể hiện năng lực điều tra và truy tố tội rửa tiền liên quan đến các đối tượng vi phạm thuế nước ngoài".
Ngoài ra, FATF đã ra thời hạn cho Panama đến tháng 6/2020 và cũng khuyến cáo Panama nên xác định rõ những người chuyển tiền mà không có giấy phép và giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài nhằm đáp ứng theo đúng kế hoạch hành động đã được cộng đồng quốc tế nhất trí.
Panama đã được đưa vào danh sách "đen" của FATF lần đầu tiên vào năm 2014 vì nước này chỉ hoàn thành có 8% các khuyến nghị của tổ chức quốc tế này, nhưng đến năm 2016 quốc gia Trung Mỹ đã thoát khỏi "sự phân loại" này sau khi thực hiện một số cải cách./.
Theo bnews.vn
Đưa dịch vụ trung gian thanh toán vào diện phòng, chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước đưa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán vào nhóm có liên quan đến phòng, chống rửa tiền trong quy định. Tính đến ngày 26/8/2019, Việt Nam đã cấp phép cho 31 tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang...