Chuẩn bị bật lên sau dịch
Dưới tác động nghiêm trọng của đại dịch, kinh tế Việt Nam suy giảm rất sâu, số DN và hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng sẽ nhiều. Tuy nhiên, khả năng sẽ chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn, từ 6 tháng đến 1 năm.
Ảnh hưởng của đại dịch với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là rất nặng, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá là nặng nề nhất từ khi quỹ này ra đời tới nay. Dưới tác động nghiêm trọng của đại dịch, kinh tế Việt Nam suy giảm rất sâu, số DN và hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng sẽ nhiều. Tuy nhiên, khả năng sẽ chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn, từ 6 tháng đến 1 năm.
Chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, việc cần làm là tạo đòn bẩy cho kinh tế bật tăng trở lại sau dịch. Trước tiên, cần có giải pháp phòng chống, kiểm soát dịch bệnh sao cho dịch chấm dứt càng sớm càng tốt. Đến thời điểm này, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước kiểm soát dịch tốt nhất thế giới. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra dự báo kịch bản tốt cho kinh tế Việt Nam trong năm 2021 với mức tăng trưởng 7,5%, mặc dù dự báo tăng trưởng năm nay chỉ 4,8%-4,9%.
Từ đầu năm đến nay, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy số lượng DN ngừng hoạt động ngày càng tăng, số lao động mất việc làm cũng tăng. Chính phủ tung gói hỗ trợ bảo hiểm xã hội gần 62.000 tỉ đồng để hỗ trợ người nghèo, đồng thời đang thảo luận về việc triển khai gói hỗ trợ giúp DN duy trì hoạt động trong dịch và phục hồi sau dịch. Các biện pháp hỗ trợ này cần làm nhanh, sớm, quyết liệt để tránh tình trạng phá sản, giải thể ồ ạt. Phải giữ cho DN tồn tại bởi nếu DN “chết” thì kinh tế sẽ phục hồi rất chậm. Cụ thể, cần tiếp sức cho DN thông qua các chính sách gia hạn nợ, hoãn, giãn thời gian trả nợ, trả nợ với điều kiện thuận lợi và minh bạch, giảm lãi suất khoản vay mới, miễn giảm thời gian nộp thuế, phí, tiền thuê đất… Nguyên tắc hỗ trợ phải kịp thời, dễ thực hiện về thủ tục hành chính, công khai, phải đúng đối tượng. Khó khăn hiện tại cũng là điều kiện sàng lọc tự nhiên đối với các DN. Với những DN kém hiệu quả, lỗ lã nhiều năm thì cần mạnh dạn khai tử, ngừng mọi hỗ trợ để dồn lực cho những DN có tiềm năng.
Video đang HOT
Tái cơ cấu nền kinh tế cũng là việc cần làm. Trong giai đoạn sau dịch, chúng ta phải tận dụng thời cơ của công nghệ 4.0, tận dụng EVFTA, CPTPP và 12 FTA để đẩy nhanh sản xuất và xuất khẩu ra thế giới, đặc biệt là thị trường châu Âu. Dịch Covid-19 cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy thế mạnh về lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư hàm lượng khoa học công nghệ vào hạ tầng nông nghiệp, hệ thống phân phối, mạng lưới giao thông thủy lợi… để sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, tiến tới làm hậu cần lương thực cho thế giới.
TS Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM)
Đua nhau rao bán nhà phố mặt tiền trung tâm
Bên cạnh việc giảm giá sâu cho các hộ kinh doanh, nhiều chủ nhà mặt phố khu trung tâm đã đăng tin rao bán tài sản, trong đó nhiều chủ nhà kèm dòng chữ "giá bán mùa Covid-19 có thương lượng".
Tính đến đầu tháng 3/2020, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều khách thuê kinh doanh nhà hàng phải quyết định dừng kinh doanh và trả mặt bằng khi hết hợp đồng. Trong khi đó, một số vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh để giữ vị trí tốt hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê. Nguyên nhân hàng loạt mặt bằng kinh doanh ở nhiều khu phố trung tâm khó tìm khách thuê là do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Thêm vào đó là thời hạn hợp đồng thuê dài có thể lên đến 10 năm tại các khu vực ngoài quận 1 cũng là yếu tố làm nhiều khách có nhu cầu thuê từ bỏ mặt bằng.
Đến thời điểm này, khá nhiều nhà phố trung tâm thay vì đăng tin thuê đã rao bán, sang nhượng. Nhiều căn nhà rao bán hiện vẫn trong tình trạng đang cho thuê.
Theo ghi nhận tại các sàn giao dịch nhà đất cũng như các group đăng tin bán BĐS, hàng loạt nhà phố mặt tiền trung tâm Tp.HCM được rao bán giữa mùa dịch Covid-19. Trong đó, hầu hết đều đăng kèm thông tin giá thương lượng mùa dịch.
Các thông tin như "bán gấp căn góc 2 mặt tiền tại Trần Hưng Đạo, Q.5, hiện đang HĐ thuê The Coffee House giá 55 tỉ", "Cần bán ra nhanh 2 căn mặt tiền Mai Thị Lựu, Q.1, đang cho thuê 30 triệu đồng/tháng....giá 27 tỉ", hay "Bán nhà mặt tiền đường phường Bến Thành, Q,1 giá 86 tỉ, giá này quá bèo nhèo cho mùa dịch Covid-19...; "Bán nhà 2 mặt tiền hẻm Bùi Viện, Q.1, giá 8,7 tỉ, hiện nợ bank 5 tỉ, đang hợp tác cho thuê 60 triệu đồng/tháng, tạm ngưng hết tháng 4/2020 vì dịch Covid-19".... xuất hiện nhan nhản trên các kênh rao bán/cho thuê cũng như các group mua bán BĐS ở thời điểm này.
Ảnh: Hạ Vy
Liên hệ theo số điện thoại rao bán, nhận thấy, đa số những chủ nhà rao bán đều đang cần tiền gấp, hoặc do vay ngân hàng để đầu tư nhà phố cho thuê, tiền lãi hàng tháng vẫn phải trả nhưng tiền thu về thì không bù lại tiền lãi do dịch Covid-19. Khi được hỏi, sao không để dịch qua để khai thác cho thuê tiếp thì một chủ nhà cho rằng, trước bối cảnh này bán ra để bảo tồn dòng vốn.
Anh Ng, chủ căn nhà mặt tiền đường Mai Thị Lựu, Q.1 mua lại căn nhà hơn 80m2 với giá 23 tỉ đồng vào cuối năm 2018 (âm lịch). Giữa năm 2019 anh bỏ ra 3 tỉ để tu sửa và chào thuê với giá 30 triệu đồng/tháng tại tầng trệt. Hiện do dịch bệnh khách thuê trả mặt bằng, rao thuê vài lần không có khách, anh Ng quyết định rao bán tài sản với giá 27 tỉ đồng. Trong khi bản thân anh còn nợ ngân hàng gần 4 tỉ.
Tìm hiểu được biết, những chủ nhà rao bán tài sản ở thời điểm này đều không đủ sức cầm cự qua khó khăn. Trong khi rao thuê cũng không được, mà bán thì cũng là sự lựa chọn "bất đắc dĩ". Anh Ng chia sẻ, thực ra nếu không vay ngân hàng đầu tư vào căn nhà phố này thì có thể anh sẽ không rao bán tài sản mà đợi dịch đi qua để cho thuê tiếp. Nhưng với tình hình này, khi dịch còn diễn biến phức tạp, khách thuê chưa rõ khi nào sẽ quay lại, trong khi trước đó đã giảm giá thuê khoảng 30% nhưng cũng không giữ được khách, cho nên anh quyết định bán để bảo tồn dòng vốn. Đợi thời cơ tính tiếp.
Theo ghi nhận, dù bán tài sản giữa mùa dịch nhưng việc giảm giá sâu chưa xuất hiện rõ nét. Đa số các chủ nhà rao bán đều để giá "thương lượng" hoặc kèm dòng chữ "giá bán mùa dịch Covid-19 có thương lượng". Theo các chủ nhà này, có chăng là trong mùa dịch thì giá thu về sẽ cân nhắc hợp lý chứ không thể giảm giá được.
Trước đó, vào khoảng tháng 2/2020, trong buổi họp báo đại diện Savills Việt Nam nhấn mạnh, với những CĐT tiềm lực tài chính yếu, sẽ khó vượt qua dịch Covid-19, việc bán tài sản đã nằm trong kế hoạch của họ, đó là điều bắt buộc. Còn những NĐT vững tài chính vẫn cố gắng giữ tài sản, chờ dịch đi qua.
Đại diện này cũng nhấn mạnh, đây cũng là giai đoạn các NĐT khác có cơ hội lựa chọn tài sản đa dạng với giá hợp lý khi quyết định mua lại tài sản của những NĐT đang bán ra.
Hạ Vy
Thu thuế hộ kinh doanh: Ngưỡng chịu thuế quá lạc hậu Ngưỡng xác định chịu thuế 100 triệu đồng từ nhiều năm nay được xem là quá thấp, bởi chỉ cần đạt doanh thu hơn 273.000 đồng/ngày là tới ngưỡng chịu thuế. Dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến nhận phải nhiều ý kiến...