Chữa viêm da, mẩn ngứa với củ khúc khắc
Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…
Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 – 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
Cây mọc hoang khắp các vùng đồi núi, trung du ở nước ta như: Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Lâm ồng, Bình Thuận,… Bộ phận làm thuốc là rễ củ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè, đào rễ củ về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch thái lát mỏng phơi hay sấy khô để dùng dần.
Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…
Cây khúc khắc
Một số đơn thuốc thường dùng:
Video đang HOT
Chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt: Củ khúc khắc 20g, dây đau xương 20g, thiên niên kiện, đương quy, mỗi vị 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang: Củ khúc khắc 30g, mã đề 20g, râu ngô. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 – 10 ngày.
Hỗ trợ trị bệnh vẩy nến: Thổ phục linh 40 – 80g, hạ khô thảo nam (cây cải trời) 80 – 120g, đổ 500ml nước sắc còn 300ml chia 3 – 4 lần uống trong ngày
Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa: Củ khúc khắc 30g; dây đau xương, cỏ xước, tang ký sinh mỗi thứ 20g; cốt toái bổ 10g, sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt (chưa vỡ): Khúc khắc 30g, bồ công anh, kim ngân hoa, mỗi vị 20g, cam thảo nam 10g, vỏ núc nác 15g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Củ khúc khắc
Viêm da, mẩn ngứa: Củ khúc khắc 30g, dây kim ngân 20g, ké đầu ngựa 15g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa nước ăn chân: Củ khúc khắc 20g, lá lốt 20g, rễ cỏ xước 16g, sắc lấy nước ngâm rửa vùng da bị nước ăn chân hàng ngày.
Trị rôm sảy: Củ khúc khắc 30g, sắc lấy nước rửa vệ sinh vùng da bị rôm sảy ngày 3 – 5 lần, dùng khi nước còn ấm kết hợp dùng nước sắc củ khúc khắc pha nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.
Theo VNE
Chưa từng quan hệ tình dục sao lại ngứa "cậu nhỏ"?
Con trai 16 tuổi đã bị ngứa vùng kín. Nghi ngờ nên tôi gạn hỏi rất kỹ, nhưng cháu bảo chưa từng có quan hệ...
Bác sĩ có thể cho biết hiện tượng này là do đâu?
Ảnh minh họa
Ngứa dương vật hay gặp là nhiễm nấm, nhiễm trùng hoặc bị dị ứng với chất liệu của áo quần, đồ lót, xà phòng...
Mốt quần chật, cạp trễ của thanh thiếu niên ngày nay, cộng với mặc quần sịp vào hè nóng nực đã làm vùng kín ra nhiều mồ hôi, nên luôn ẩm ướt, sinh mẩn ngứa. Đây còn là môi trường rất thuận lợi cho bệnh nấm phát triển dù chưa "quan hệ" bao giờ. Người làm việc ngâm mình dưới nước lâu cũng làm vùng này ẩm ướt, sinh mẩn ngứa.
Triệu chứng của bệnh nấm là nổi những chấm đỏ, mẩn đỏ ở dương vật, bìu hay bẹn. Nấm có thể phát triển dưới da quy đầu ở những người không cắt bao quy đầu. Tuổi mới lớn còn hay bị hắc lào, ghẻ... với triệu chứng mẩn ngứa vòng cung lan rộng ở các nếp gấp da (nếp da đầu bao qui đầu, gốc dương vật...), ngứa ngáy rất khó chịu.
Do đó, nam giới nên cẩn trọng khi dùng quần sịp. Chất liệu sịp tốt nhất là cotton vì sẽ giúp vùng kín thoáng, giảm ẩm ướt.
Tuổi teen khi bị mẩn ngứa đừng quá xấu hổ mà nên nói với người lớn để được đưa đến phòng khám chuyên khoa da liễu để khám, xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Các em không nên tùy tiện mua các loại thuốc ở các hiệu thuốc về dùng mà không có bác sĩ chỉ định. Hàng ngày, nên rửa bao quy đầu sạch sẽ. Không mặc quần quá bó, chật.
Theo VNE
Nhìn da đoán bệnh gan Các bệnh lý về gan gây suy giảm chức năng gan dẫn đến các độc tố, muối mật tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng da, mẩn ngứa. Mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt Gan làm nhiệm vụ hóa giải độc tố và đào thải muối mật. Các bệnh lý về gan gây suy giảm chức năng...