Chưa tìm được tiếng nói chung về thành lập Nhà nước Palestine độc lập
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19/1 (giờ địa phương) đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó thảo luận các giải pháp hướng tới thành lập một Nhà nước Palestine độc lập.
Tuy nhiên, cuộc điện đàm ngắn ngủi khoảng hơn 30 phút này dường như chưa thể giúp hai bên tìm được tiếng nói chung.
Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo sau gần 1 tháng, trong bối cảnh xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhà Trắng cho biết, trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các cuộc tấn công hiện nay của Israel ở Dải Gaza, các nỗ lực giải cứu những con tin hiện vẫn bị Hamas cầm giữ và vấn đề cho phép viện trợ nhân đạo vào Gaza.
Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ảnh: Reuters.
Phát biểu với phóng viên tại Nhà Trắng sau cuộc điện đàm, Tổng thống Joe Biden cho biết, Thủ tướng Benjamin Netanyahu không phản đối tất cả các giải pháp hai nhà nước và vẫn có thể chấp nhận một hình thức nào đó. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng thừa nhận rằng, dù ông cam kết nỗ lực giúp đỡ người Palestine tiến tới trở thành nhà nước, song giải pháp này là hết sức khó khăn nếu ông Benjamin Netanyahu vẫn tại nhiệm.
Ông nói: “Có nhiều giải pháp trong giải quyết xung đột giữa Palestine và Israel song giải pháp 2 nhà nước vẫn thiết thực và hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ không khả thi nếu ông Netanyahu vẫn tại nhiệm”. Làm rõ hơn về bình luận nay, cố vấn an ninh Nhà Trắng John Kirby cho hay: “Tổng thống Joe Biden vẫn tin vào lời hứa và khả năng đạt được giải pháp hai nhà nước. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng, giải pháp này sẽ phải mất rất nhiều công sức. Sẽ cần rất nhiều tác động trong khu vực, đặc biệt là ở cả hai phía của vấn đề. Mỹ cam kết chắc chắn sẽ nỗ lực vì giải pháp 2 nhà nước”.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu hiện chưa có bình luận gì sau cuộc điện đàm với người đứng đầu Nhà Trắng, song trước đó, ông đã từng nhiều lần nói thẳng với các quan chức Mỹ rằng, ông sẽ không ủng hộ một nhà nước Palestine như một phần của bất kỳ kế hoạch nào sau chiến tranh. Người đứng đầu Chính phủ Israel khẳng định, ông phản đối bất cứ trạng thái Nhà nước Palestine nào mà không đảm bảo an ninh cho Israel. Theo ông, việc không có một Nhà nước Palestine không làm ảnh hưởng đến các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel với các quốc gia Arab và nước này sẽ tiếp tục có thêm nhiều thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực.
Ông nêu rõ: “Tôi muốn làm rõ rằng, trong bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai gần, dù có hiệp định hay không, Nhà nước Israel phải có quyền kiểm soát an ninh đối với toàn bộ lãnh thổ phía Tây sông Jordan. Đó là điều kiện cần thiết. Tôi cũng nhấn mạnh rằng, những người bạn Mỹ của chúng tôi đã không ngừng áp đặt lên chúng tôi một thực tế có thể gây tổn hại đến an ninh của Israel. Một thủ tướng ở Israel có thể nói không ngay cả với những người bạn thân nhất của chúng tôi”.
Trong khi đó, phát biểu hôm 18/1 tại Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra ở TP Davos (Thuỵ Sĩ), Tổng thống Israel Isaac Herzog tuyên bố, bình thường hoá quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia sẽ là chìa khoá để chấm dứt xung đột với lực lượng Hamas tại Dải Gaza và là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho toàn bộ Trung Đông. Khi đề cập tới giải pháp hai nhà nước, cũng giống như Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ông Isaac Herzog tránh đề cập trực tiếp, song cho biết, điều mà người Israel quan tâm vào thời điểm hiện nay là an ninh sau các cuộc tấn công của Hamas hôm 7/10/2023.
Ông nói: “Bối cảnh khu vực là một trục cho sự phát triển và tiến bộ. Đó là một trục mang lại một chân trời tốt đẹp hơn cho tất cả các bên liên quan. Và rõ ràng lựa chọn của Saudi Arabia là một phần trong đó, vì toàn bộ quá trình bình thường hóa là chìa khóa cho khả năng thoát khỏi chiến tranh và hướng tới một chân trời mới. Tiến trình này vẫn còn mong manh và sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng tôi nghĩ rằng đây thực sự là cơ hội để khu vực tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn”.
Tuyên bố đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan cho biết, nước này đã đồng ý với cách tiếp cận về hòa bình cho khu vực, bao gồm hoà bình cho Israel. Ông đồng thời cho biết Saudi Arabia chắc chắn sẽ công nhận Israel là một phần của thỏa thuận chính trị lớn hơn. Tuy nhiên điều đó chỉ có thể đạt được thông qua hoà bình cho người Palestine, thông qua giải pháp 2 nhà nước.
Video đang HOT
Lập trường cũng được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc tới tại các cuộc thảo luận tại Davos. Theo nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ, con đường đi tới một Nhà nước Palestine có thể giúp cải thiện an ninh của Israel và mối quan hệ giữa nước này với các nước khác trong khu vực. Những động thái trên cho thấy, bất đồng giữa Mỹ và Israel trong giải pháp 2 nhà nước vẫn chưa được hóa giải, đồng thời cũng cho thấy mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa các nhà lãnh đạo hai nước trong giải quyết xung đột dai dẳng giữa người Palestine và người Israel nhiều thập niên nay.
Trong một diễn biến liên quan đáng chú ý, Israel và Iran ngày 19/1 đã nhất trí giảm leo thang căng thẳng sau khi hai bên thực hiện các cuộc không kích chết người nhằm vào các mục tiêu phiến quân trên lãnh thổ của nhau trong tuần này. Bản tóm tắt cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Pakistan Jalil Abbas Jilani và người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian nêu rõ, hai nhà lãnh đạo đã “nhất trí cần tăng cường hợp tác chống khủng bố và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm”. Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý giảm leo thang tình hình. Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc điện đàm, người đứng đầu ngành ngoại giao Iran nhấn mạnh hai nước cần dung hòa và rằng, việc phá hủy các căn cứ khủng bố ở Pakistan là cần thiết. Dư luận đã đánh giá cao diễn biến mới này bởi nếu căng thẳng giữa Iran và Pakistan tiếp tục leo thang sẽ tác động nghiêm trọng tới sự ổn định của khu vực.
Lý giải về điều này, bà Suzanne Maloney, Phó Chủ tịch và là Giám đốc chính sách đối ngoại của Viện nghiện cứu Brookings (Mỹ) nhận xét: “Nếu xung đột giữa Pakistan và Iran leo thang sẽ tạo ra căng thẳng chính trị giữa hai chính phủ, trong khi cả 2 bên, đặc biệt là Iran đều đang có những vấn đề cần giải quyết. Quan trọng hơn cả, khi xung đột giữa Iran và Pakistan leo thang sẽ khiến mức độ bất ổn trên toàn khu vực lan rộng hơn trong khi Iran đang đóng một vai trò rất quan trọng trong một số vấn đề khu vực như cuộc xung đột ở Gaza, căng thẳng ở Biển Đỏ”.
Trong khi đó, tiếp tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng giữa Iran và Pakistan đối với khu vực, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ: “Căng thẳng và leo thang là điều không mang lại lợi ích cho các bên. Chúng ta không thể không quan ngại sâu sắc về điều đó. Trong bối cảnh xung đột tại dải Gaza đang diễn biến nghiêm trọng, căng thẳng giữa Iran và Pakistan sẽ không mang lại lợi ích gì cho khu vực. Trong trường hợp này, ngoại giao và đối thoại là điều duy nhất có thể giúp giảm leo thang tình hình”. Trước đó, khi xung đột giữa Iran và Pakistan nổ ra, Liên hợp quốc và Mỹ kêu gọi hai bên kiềm chế, trong khi Trung Quốc đề nghị làm trung gian hòa giải.
Lãnh đạo Mỹ và Israel bất đồng về số phận Gaza
Thủ tướng Benjamin Netanyahu công khai mâu thuẫn với tuyên bố của Tổng thống Mỹ rằng Israel sẽ cho phép người Palestine thành lập một nhà nước.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chủ trì cuộc họp nội các ở Tel Aviv ngày 31/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Israel sẵn sàng nói không với Mỹ
Theo đài RT, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã từ chối thỏa hiệp với Washington về giải pháp hai nhà nước cho Gaza thời hậu chiến bất chấp việc Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định hai bên đã nhất trí sau cuộc điện đàm đầu tiên trong một tháng qua. Thông tin này được ông Netanyahu cho biết trong một bài đăng trên X (tên mới của Twitter), ngày 20/1
"Tôi sẽ không thỏa hiệp về quyền kiểm soát an ninh hoàn toàn của Israel đối với toàn bộ khu vực phía tây Jordan - và điều này trái ngược với một nhà nước Palestine", ông Netanyahu viết, nhắc lại quan điểm thường được tuyên bố của mình về chủ đề này.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sau cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Israel hôm 19/1 rằng giải pháp hai nhà nước không phải là không thể dưới thời chính phủ hiện tại của Israel, đồng thời nhấn mạnh rằng có nhiều loại giải pháp có thể phù hợp.
Tuy nhiên, ông Netanyahu đã nhiều lần lập luận mạnh mẽ chống lại bất kỳ hình thức chính phủ Palestine độc lập nào và đầu tuần này còn nhấn mạnh rằng ông đã nỗ lực trong "30 năm" để ngăn chặn sự phát triển của một nhà nước Palestine.
"Trong tương lai, nhà nước Israel phải kiểm soát toàn bộ khu vực từ sông đến biển. Đây là điều xảy ra khi bạn có chủ quyền", Thủ tướng Israel nói với các phóng viên trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp hôm 18/1, đề cập đến sông Jordan và Biển Đỏ - những ranh giới mà người Palestine coi là biên giới nhà nước hợp pháp của họ.
Ông Netanyahu thậm chí còn tỏ ra bất đồng với các đồng minh của Israel ở Washington, lưu ý rằng ông đã "nói sự thật này với những người bạn của chúng tôi, những người Mỹ", ngăn chặn điều mà ông mô tả là "nỗ lực áp đặt một thực tế sẽ gây nguy hiểm cho chúng tôi".
Ông nhấn mạnh: "Một thủ tướng ở Israel phải có khả năng nói không, ngay cả với những người bạn thân nhất".
Chuyển một em nhỏ bị thương sau cuộc không kích của Israel tới bệnh viện ở Dải Gaza ngày 12/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Nhà nước Palestine phi quân sự?
Trong khi đó, một nguồn tin của CNN cũng cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 19/1, ông Biden và ông Netanyahu đã thảo luận về những đặc điểm có thể có của một nhà nước Palestine trong tương lai mà cuối cùng sẽ cần được đàm phán..
Người này cho biết, các quan chức chính quyền Biden gần đây đã tham gia vào các cuộc thảo luận về một nhà nước Palestine phi quân sự trong tương lai, một ý tưởng mà tổng thống Mỹ cho là "thú vị". Vài giờ sau khi nói chuyện với ông Netanyahu, Tổng thống Biden đã đề cập đến khả năng đó khi nói chuyện với các phóng viên tại Nhà Trắng, nói rằng ông tin rằng "có một số loại giải pháp hai nhà nước".
"Có một số quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc... không có quân đội riêng; Một số nước có những hạn chế và vì vậy tôi nghĩ có nhiều cách để điều này có thể thực hiện được", ông Biden nói.
Nhà lãnh đạo Mỹ không nêu rõ chính xác làm thế nào sẽ đạt được giải pháp trên, nhưng nói thêm rằng: "Tôi sẽ cho các bạn biết khi tôi khiến ông ấy (Netanyahu) đồng ý".
Mark Regev, cố vấn cấp cao của Netanyahu, nói với CNN ngày 20/1 rằng Israel có ý định để người Palestine tự quản nhưng không có khả năng đe dọa Israel: "Ý tưởng là tìm ra một công thức mà người Palestine có thể tự cai trị nhưng không ở vào thế đe dọa Israel. Tôi nghĩ đó là công thức có thể giúp chúng ta tiến lên và tìm ra giải pháp tốt cho người Israel và cả người Palestine".
Trong khi đó, Văn phòng thủ tướng Israel cho biết trong một tuyên bố ngày 20/1: "Trong cuộc trò chuyện với Tổng thống Biden, Thủ tướng Netanyahu đã nhắc lại chính sách của ông rằng sau khi Hamas bị tiêu diệt, Israel phải duy trì quyền kiểm soát an ninh đối với Gaza để đảm bảo rằng Gaza sẽ không còn là mối đe dọa đối với Israel nữa, một yêu cầu mâu thuẫn với yêu cầu về chủ quyền của người Palestine."
Thách thức với Tổng thống Biden
Tình hình trên đã làm nổi bật thêm thách thức mà ông Biden phải đối mặt khi cố gắng gây áp lực lên Thủ tướng Netanyahu để áp dụng cách tiếp cận chiến trường mới và lên kế hoạch cho tương lai ở Gaza, nhưng vấp phải sự phản kháng và bất đồng công khai.
Trên thực tế, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Israel vẫn công khai mâu thuẫn về câu hỏi cơ bản là điều gì sẽ xảy ra với Gaza sau khi chiến tranh Israel-Hamas kết thúc, bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ của Mỹ trong nhiều tháng qua nhằm lôi kéo các quan chức ở Israel và khu vực vào một kế hoạch mà họ hy vọng cuối cùng có thể thực hiện được. giải quyết cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Biden và các quan chức hàng đầu của ông - bao gồm cả Ngoại trưởng Antony Blinken, người đã đến thăm Israel và khu vực vào tuần trước - đã nói rằng việc thành lập một nhà nước Palestine với những đảm bảo cho an ninh của Israel là cách duy nhất để cuối cùng mang lại hòa bình và ổn định cho Trung Đông.
Trong khi đó, ông Netanyahu cho biết trong cuộc họp báo hôm 18/1 rằng ông đã từ chối những lời kêu gọi đó, cho rằng bước đi như vậy sẽ xung đột với an ninh của Israel.
"Trong bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai... Israel cần kiểm soát an ninh toàn bộ lãnh thổ phía tây Jordan. Điều này mâu thuẫn với ý tưởng về chủ quyền (của người Palestine). Bạn có thể làm gì chứ?", ông nói trong một cuộc họp báo ở Tel Aviv khi được hỏi về thông tin cho rằng ông đã phản đối ý tưởng chủ quyền của Palestine với giới chức Mỹ.
Làm thế nào hai nhà lãnh đạo thu hẹp khoảng cách đó vẫn còn là một câu hỏi lớn. Một trợ lý của Tổng thống Biden cho rằng câu trả lời sẽ không thể có nhanh chóng. Tuy nhiên, theo ông Biden, viễn cảnh về một nhà nước Palestine phi quân sự hóa đang mở ra.
Một nhà lãnh đạo Arab gần đây đã thảo luận công khai về ý tưởng về một nhà nước Palestine phi quân sự là Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi.
"Chúng tôi nói rằng chúng tôi sẵn sàng phi quân sự hóa nhà nước này và cũng có thể có sự đảm bảo về lực lượng, cho dù là lực lượng NATO, lực lượng Liên hợp quốc, lực lượng Arab hay Mỹ, cho đến khi chúng tôi đạt được an ninh cho cả hai quốc gia, nhà nước Palestine non trẻ và nhà nước Israel," ông Sisi nói trong một cuộc họp báo vào tháng 11/2023.
Hiện nay, Mỹ tiếp tục bảo vệ Israel trước những cáo buộc ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế rằng nước này đang phạm tội ác chiến tranh ở Gaza, nơi hơn 25.000 người Palestine đã thiệt mạng kể từ ngày 7/10, phần lớn trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, gần đây một số quan chức cấp cao của Mỹ đã lên tiếng nhiều hơn bày tỏ mong muốn của họ về giải pháp hai nhà nước - vốn được Liên hợp quốc và các nước khác từ lâu đã coi là kết quả hòa bình duy nhất cho khu vực - ngay cả khi đối mặt với sự phản đối của Israel.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken 17/1 nhấn mạnh rằng một số hình thức tự quản của người Palestine là cần thiết để Israel "có được an ninh thực sự". Đầu tháng này, ông tuyên bố các nhà lãnh đạo Arab rất mong muốn giúp xây dựng lại Gaza "thông qua cách tiếp cận khu vực bao gồm con đường dẫn đến một nhà nước Palestine".
Washington đã kêu gọi Chính quyền Palestine (PA), vốn đang quản lý Bờ Tây, nắm quyền kiểm soát Gaza sau khi Hamas bị đánh bại, mặc dù ông Netanyahu đã nhiều lần đe dọa sẽ tiếp tục cuộc chiến với Hamas sẽ kéo dài đến năm 2025.
Lãnh đạo Mỹ và Israel điện đàm, thảo luận về giải pháp hai nhà nước Ngày 19/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó thảo luận các giải pháp hướng tới thành lập một Nhà nước Palestine độc lập. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Blue Bell, Pennsylvania, ngày 5/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa 2 nhà...