Chữa tiêu chảy bằng thuốc nam, bác sĩ bất lực để gia đình xin con về
Bệnh nhi 5 tháng tuổi nhập viện sau 2 ngày sử dụng thuốc nam. Dù đã được điều trị tích cực nhưng do tiên lượng nặng, gia đình đã xin về.
Mới đây, các bác sĩ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 5 tháng ở huyện Hà Quảng – Cao Bằng đến viện trong tình trạng sốt cao co giật, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mắt trũng, bú kém, đại tiện phân lỏng đi nhiều lần, mệt mỏi, môi khô, phổi có ral ẩm 2 bên.
Trước đó thấy trẻ bị sốt, tiêu chảy, gia đình đã tự ý cho bé uống thuốc nam. Sau 2 ngày sử dụng bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, bú kém, ho, thở khò khè.
Lúc này gia đình đưa bé đến khám tại bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng và chuyển bệnh viện tỉnh. Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, bé được chẩn đoán bị: Suy hô hấp/ Suy gan cấp /Viêm phổi/Tiêu chảy cấp. Sau 1 ngày điều trị tích cực nhưng sức khỏe bệnh nhi không tiến triển, tiên lượng nặng nên gia đình đã xin về.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, tiêu chảy là bệnh dễ lây lan, nếu không điều trị kịp thời sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm. Nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp như: Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch, xử trí đúng cách khi bị tiêu chảy cấp.
Khi đó việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ như cho trẻ uống nhiều nước lọc để bù nước, tránh tình trạng mất nước dẫn đến suy kiệt, hôn mê, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Không được chủ quan hay tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt không dùng các loại lá cây theo kinh nghiệm dân gian để chữa tiêu chảy. Sử dụng không đúng liều, không rõ nguồn gốc sẽ dẫn đến ngộ độc.
Nguyên nhân là bởi trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ mắc bệnh, tiến triển rất nhanh thành tình trạng nặng nề gây nguy hiểm đến tính mạng. Người lớn tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc, nhất là những loại thuốc nam không rõ thành phần, nguồn gốc và những mẹo dân gian được truyền miệng vì có thể gây suy gan, suy thận cho trẻ và có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Lưu ý cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi khi trẻ có một trong những biểu hiện sau: Đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục); Nôn tái diễn, nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được; Bệnh trẻ nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn; Trẻ rất khát nước; Ăn uống kém hoặc bỏ bú; Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà.
Cảnh giác khi cho trẻ uống thuốc cam
Ngày 4/2, bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 6 tháng tuổi được mẹ đưa đến khám vì đi ngoài liên tục.
Mẹ bệnh nhi cho biết: Trước đó, khi bé đi ngoài nhiều lần trong ngày gia đình đã tự cho bé uống thuốc tại nhà. Trong số thuốc mà mẹ mang theo để bác sĩ xem có một gói thuốc bột mà dân gian thường gọi là thuốc cam. Gói thuốc này do ông bà cho cháu uống. Sau khi uống thuốc, tình trạng cháu không có tiến triển nên mẹ đã đưa đến bệnh viện.
Theo các bác sĩ, may mắn là gia đình mới cho bệnh nhi uống 2 lần thuốc bột này với liều lượng ít nên chưa có ảnh hưởng xấu. Các kết quả thăm khám và các xét nghiệm cận lâm sàng vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.
Bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị tiêu chảy cấp và kê đơn, hướng dẫn gia đình chăm sóc, theo dõi và hẹn khám khi có dấu hiệu bất thường.
Trước đó, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do gia đình tự ý cho sử dụng thuốc nam, thuốc cam chữa bệnh. Nhiều gia đình vốn mặc định thuốc cam là "thần dược" chữa đủ mọi loại bệnh từ kém ăn, tưa lưỡi, viêm loét miệng, đi ngoài... Kết quả bệnh không khỏi, cân nặng không lên, nhưng các bé đều có chung đặc điểm ngộ độc chì phải nhập viện cấp cứu.
Trong trường hợp trẻ sử dụng liều lượng thuốc nhiều có thể bị ngộ độc (đặc biệt là ngộ độc chì). Trẻ em bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mạn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng nặng nề.
Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào máu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể... gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.
Các bác sĩ cảnh báo: Hiện vẫn còn nhiều người dân có thói quen sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.
Đi đại tiện kiểu này, mau khám ung thư ruột ngay! Các triệu chứng ung thư ruột có thể tinh tế và dễ bị bỏ qua, vì vậy cần phải làm quen với những gì cần chú ý. Một trong những dấu hiệu chính cần nhận biết là thói quen đại tiện liên tục thay đổi. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư ruột là...