Chưa thương lượng xong đã phá dỡ chung cư
Chung cư (CC) 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (P.6, Q.3, TP.HCM) được Công ty TNHH Quang Thuận (54/9 Đào Duy Anh, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) mua lại. Tuy nhiên, trong số gần 30 hộ dân tại đây, vẫn còn 6 hộ chưa bán. Thế nhưng ngày 11.12 vừa qua, xuất hiện đội thi công gồm cả chục công nhân đem theo xe, búa tạ đến đập tường, tháo các cánh cửa của CC đem đi.
Thấy các công nhân mặc đồng phục trên áo có dòng chữ “chuyên phá dỡ công trình” đến làm rầm rầm, bà con hoảng hốt báo với chính quyền địa phương xuống can thiệp. Lúc 9 giờ cùng ngày, Thanh tra xây dựng P.6, Q.3 đã đến hiện trường lập biên bản và yêu cầu Công ty Quang Thuận phải tạm ngưng thi công toàn bộ công trình.
Cư dân bức xúc vì hành vi của Công ty Quang Thuận – Ảnh: Hải Nam
Ngày hôm sau, đội thi công này lại tiếp tục xuống CC đập tường để tháo dỡ các cánh cửa như hôm trước khiến người dân nơi đây vô cùng hoang mang. Chị Phan Thu Hà, chủ các căn hộ 204, 205 cho rằng việc Công ty Quang Thuận cho thi công kiểu này chẳng khác nào ép người dân phải đồng ý bán căn hộ cho công ty. Trong khi đó, ông Trương Minh Trí, Phó giám đốc Công ty TNHH Quang Thuận khẳng định với người dân là công ty đã mua một số căn hộ nơi đây và do vậy có quyền tháo dỡ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Khi được hỏi công ty đã xin ý kiến UBND phường trước khi thi công chưa thì ông Trí trả lời: “Công ty đã làm đơn gửi UBND quận 3 xin cải tạo sửa chữa lại những căn hộ mà công ty đã mua để cho thuê, công ty không báo với phường vì phường không có chức năng này”. Ông Trí cho biết thêm: “Công ty chỉ tháo dỡ các cánh cửa của các căn hộ thuộc sở hữu công ty chứ không hề đập phá, những căn hộ khác công ty không đụng tới”. Khi được yêu cầu cho xem giấy phép của cơ quan chức năng thì ông Trí cho biết hiện chưa có, công ty vẫn đang… chờ.
Ngay trong sáng 12.12, Thanh tra xây dựng P.6 lại phải đến hiện trường lập biên bản sự việc và xác định Công ty Quang Thuận đã tháo các khung cửa bên trong của các phòng tầng 1, 2 và 1 phòng ở tầng 3; tháo tay vịn cầu thang phía sau… Thanh tra xây dựng P.6 cũng đề nghị công ty phải chấm dứt việc thi công khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Nếu công ty tiếp tục vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Theo TNO
Hàng trăm hộ dân lo lắng vì biển xâm thực
Hơn 100 hộ dân ven biển của xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn luôn sống trong lo lắng do biển xâm thực mạnh. Từ năm 2007 đến nay toàn xã bị biển xâm thực gần 100ha. Nhiều hộ gia đình bị mất đất mất nhà.
Toàn xã Quảng Cư có 3,3km đường bờ biển. Ba thôn tiếp giáp với biển là Thành Thắng, Quang Vinh và Hồng Thắng. Tình trạng biển xâm thực vào đất liền ở đây bắt đầu từ năm 2001. Mỗi năm một tăng lên khiến hơn 100 hộ dân sống gần bờ biển vô cùng hoang mang lo lắng.
Video đang HOT
Biển lấn thực vào sát nhà dân ở xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Biển xâm thực vào mạnh nhất thuộc địa bàn thôn Thành Thắng, khu vực nằm sát cửa Lạch Hới. Theo con số thống kê của UBND xã Quảng Cư trong 5 năm trở lại đây tại thôn này, biển đã xâm thực vào sâu đất liền trên 100m, tổng diện tích đất lên đến trên 50ha.
Tại các thôn khác dọc bờ biển từ khu du lịch sinh thái Vạn Chài đến của Lạch Hới mỗi năm biển cũng đã lấn sâu vào đất liền 5 - 10m, khiến cho diện tích đất ở, đất rừng phi lao chắn sóng ở đây ngày càng thu hẹp lại. Trước năm 2007, diện tích trồng rừng phi lao của cả xã là trên 100ha nhưng đến nay chỉ còn lại gần 29ha.
Có mặt tại bờ biển xã Quảng Cư, đoạn cửa biển Lạch Hới chúng tôi mới thấu hiểu nỗi lo của những hộ dân đang sống ở gần đây. Theo những người dân ở đây cho biết, biển đã lấn sâu vào đất liền hơn 100m. Sau cơn bão số 8 vừa qua biển tiếp tục lấn sâu thêm.
Một người dân thôn Thành Thắng hoang mang lo lắng về tình trạng biển ngày càng lấn thực sâu hơn vào đất liền.
Đê chắn sóng cao hơn 1m, rộng hơn 3m được gia cố đá chắc chắn dưới chân nhưng vẫn bị sóng biển cuốn trôi.
Ông Trần Trí Đảm một người dân sống bên bờ biển cho biết: "Mỗi năm biển càng lấn sâu và đất liền thêm, đoạn cửa biển này trước kia có một con đê chắn sóng nhưng nay cũng đã bị sóng biển cuốn trôi đi mất. Mấy hộ dân trước kia nuôi trồng thủy sản ở đây nay cũng không còn".
Theo quan sát của chúng tôi, tại khu vực bờ biển tiếp giáp với cửa biển Lạch Hới, biển lấn sâu vào sát khu vực nuôi trồng thủy sản của những hộ dân nơi đây, ao nuôi trồng thủy sản chỉ còn cách bờ biển bằng bờ cát mong manh. Diện tích cây phi lao cũng chỉ còn lại số lượng ít.
Một con đê chắn sóng được kè bằng đá, gia cố chân chắc chắn nay cũng bị sóng biển đánh tả tơi, chỉ còn lại ít đá nhỏ nằm chỏng chơ, nhiều viên đá lớn bị cuốn ra biển. Sóng san phẳng con đê chắn sóng này, ăn sát vào nhà dân.
Khu nuôi trồng thủy sản của nhiều hộ dân chỉ còn cách biển bằng một bờ cát mong manh.
Tại khu du lịch sinh thái Quảng Cư, những gốc cây phi lao bị sóng biển đánh trồi gốc trơ trọi. Sóng biển đã lấn sâu vào sát chân rừng chắn sóng. Diện tích rừng ngày cảng bị thu hẹp do sóng biển kéo cát làm đổ cây.
Một số hộ dân kinh doanh dịch vụ sinh thái biển ở đây đã phải dùng đá, cọc tre để kè nhằm chống sạt lở. Chỗ kè chắc chắn thì biển không thể lấn vào sâu thêm được, nhưng chỉ ngay cạnh đó, biển xâm thực vào đất liền sâu khoảng 15 - 20m.
Hiện tượng biển lấn thực ở Quảng Cư diễn ra mạnh nhất khi triều cường kết hợp với gió thổi mạnh tạo sóng lớn đổ vào bờ làm sạt lở, cuốn trôi đất và cây rừng. Mỗi năm biển xâm thực lại làm mất đi nhiều diện tích đất ở, đất nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ. Hàng trăm hộ dân sóng ven biển có nguy cơ mất nhà cửa.
Nhiều hộ dân sống tại khu du lịch sinh thái Quảng Cư lo sợ sạt lở nhà nên đã dùng đá và cọc tre để kè bờ biển ngăn biển lấn thực.
Ông Vũ Thanh Trường, Phó chủ tịch xã Quảng Cư lo lắng: "Mỗi năm biển lấn thực vào đất liền thêm từ 15 - 20m. Trong năm nay thì tình trạng biển lấn thực và mạnh nhất và diện tích đất mất nhiều nhất. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của cấp trên để sớm có biện pháp khắc phục tình trạng biển lấn thực của xã để bà con ngư dân sống ven biển ổn định cuộc sống, không còn hoang mang lo lắng".
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại tình trạng biển lấn thực và đất liền tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn.
Cây phi lao chắn sóng bị sóng biển đánh trơ trọi bộ rể.
Hàng trục ha rừng phòng hộ có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi khi triều cường lên cao.
Theo Dantri
Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Nhật lần thứ nhất Sáng 26.11, tại Hà Nội, Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng lần thứ nhất, dưới sự đồng chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ngài Hironori Kanazawa, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Tại buổi đối thoại, hai bên nhất trí nhiều...