Chưa thể khắc phục “ruộng bậc thang” trên đại lộ nghìn tỉ
Nói về tình trạng lún sụt, trồi nhựa như “ ruộng bậc thang” trên đường Mai Chí Thọ, chiều 26/3, chủ đầu tư công trình cho biết
Theo ghi nhận của PV Dân trí trên đường Mai Chí Thọ (đoạn từ giao lộ Đồng Văn Cống đến Lương Định Của – TPHCM) vào sáng 26/3, mặt đường bị lún rất nghiêm trọng. Trên làn đường dành cho xe ô tô, nhiều vệt bánh xe hằn sâu xuống đường làm nhựa đường tràn sang hai bên, tạo thành những rãnh sâu kéo dài cả trăm mét, rất nguy hiểm.
Do rãnh quá sâu nên xe tải, xe container buộc phải chạy trong rãnh lún ở giữa đường và hầu như không dám chuyển làn. Các tài xế xe container cho biết họ phải hết sức cẩn trọng giữ vững vô lăng khi đi qua đoạn đường này bởi chỉ cần trật bánh khỏi đường rãnh là xe có khả năng bị lật.
Đường Mai Chí Thọ lún nặng gây khó khăn cho các phương tiện (ảnh: Thảo Trần)
Video đang HOT
Từ tháng 11/2012, Dân trí đã nhiều lần phản ánh tình trạng lún, nứt, xẻ rãnh mặt đường trên đoạn đường này. Trong một văn bản trả lời báo Dân trí vào cuối tháng 1/2013, chủ đầu tư công trình là Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM (Ban GT-ĐT) khẳng định sẽ tiến hành duy tu, sửa chữa dứt điểm tình trạng này trong quý 1/2013. Tuy nhiên đến nay chất lượng đoạn đường vẫn rất tệ.
Giải thích tình trạng này, chiều 26/3, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban GT-ĐT cho biết: “Do chưa áp dụng cấp phối mới để sửa chữa chính thức nên các đợt sửa chữa vừa qua chỉ là khắc phục tạm thời để đảm bảo giao thông”.
Việc sửa chữa dứt điểm tình trạng trồi nhựa trên đoạn đường này sẽ được tiến hành qua 3 bước. Đầu tiên là phải xác định các cấp phối đối chiếu, thử nghiệm tại phòng thí nghiệm. Bước 2 thi công thử nghiệm tại khu vực trồi nhựa và theo dõi diễn biến thực tế để xác định cấp phối tối ưu, phù hợp nhất để áp dụng cho khu vực trồi nhựa. Cuối cùng là thi công chính thức tại khu vực trồi nhựa, sử dụng cấp phối tối ưu được chọn ở bước 2.
Cũng theo ông Lương Minh Phúc, hiện nhà thầu công trình vẫn đang tiến hành một số công tác bổ sung để hoàn tất việc xác định cấp phối phù hợp, áp dụng cho khu vực trồi nhựa. Vì nhiều lý do nên công tác này chậm so với tiến độ dự kiến trước đây. Theo ông Lương Minh Phúc thì phải tới cuối tháng 5/2013 mới hoàn tất công đoạn xác định cấp phối phù hợp. Do đó, công tác sửa chữa dứt điểm khu vực trồi nhựa trên dự kiến sẽ được tiến hành từ tháng 6/2013 và sẽ kéo dài trong 2 tháng 6 – 7.
Để đảm bảo giao thông êm thuận trên đường Mai Chí Thọ, hiện Ban GT-ĐT đã yêu cầu nhà thầu triển khai các giải pháp khắc phục tạm thời trong những ngày tới.
Theo Dantri
"Ruộng bậc thang" trên đại lộ nghìn tỉ
Sau nhiều lần khắc phục sửa chữa, đến nay đại lộ Đông Tây (đường Mai Chí Thọ) đoạn từ giao lộ Đồng Văn Cống đến Lương Định Của, quận 2, TPHCM, vẫn tiếp tục bị lún nặng, có đoạn lún sâu đến gần 20cm.
Theo ghi nhận của PV Dân trí vào sáng 26/3, tại giao lộ Mai Chí Thọ - Lương Định Của (quận 2), mặt đường bị lún rất nghiêm trọng, trên làn đường dành cho xe ô tô nhiều vệt bánh xe hằn sâu xuống đường làm nhựa đường tràn sang hai bên tạo thành những "đường ray" kéo dài cả trăm mét, rất nguy hiểm. Đặc biệt khi nhìn ngang mặt đường trông chẳng khác nào một... thửa ruộng bậc thang.
Tất cả xe tải, xe container buộc phải chạy trong rãnh lún ở giữa đường và hầu như không dám chuyển làn ,vì chỉ cần trật khỏi "đường ray" là có thể bị lật xe. Theo các tài xế xe container, khi chạy qua đoạn đường này phải rất tỉnh táo và giữ vững vô lăng nếu không muốn gặp nạn.
Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng cũng đã xảy ra tại đoạn đường này mà nguyên nhân chính được xác định là do mặt đường xấu, cùng với việc các tài xế chạy quá tốc độ.
Được biết, từ khi đưa vào sử dụng đến nay, đường Mai Chí Thọ đã được sửa chữa 3 lần, nhưng đến nay tình trạng lún vẫn tiếp diễn ngày một nghiêm trọng.
Những hình ảnh sụt lún đáng báo động trên đường Mai Chí Thọ.
Theo Dantri
Choáng ngợp Pù Luông Thấp thoáng những ngôi nhà ẩn mình giữa màu xanh miên man của núi rừng, của những dãy ruộng bậc thang mùa thắm vàng, mùa rợp một màu xanh tràn trề sức sống, mây lẩn vẩn quanh người tạo thành một bức tranh thiên nhiên vừa thơ mộng, vừa hoang sơ. Đó là cảnh tượng bạn có thể bắt gặp khi đặt chân...