Chưa thể hàn khẩu kênh 4.300 tỷ đồng bị vỡ
Sáu ngày sau sự cố vỡ, kênh bắc sông Chu – nam sông Mã chưa thể hoạt động trở lại, nhà thầu mới hoàn thành được 30% khối lượng.
Chiều 1/1, nhiều xe tải lớn và máy móc cơ giới đang được huy động làm việc tại công trường sự cố vỡ kênh chính thuộc hệ thống kênh bắc sông Chu – nam sông Mã ở xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc.
Trước đó, hôm 29/12/2020, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo, đơn vị quản lý phải hoàn thành xử lý sự cố trong ba ngày, tuy nhiên hiện con kênh chưa thể hàn khẩu. Việc cấp nước tưới sản suất vụ đông cho hơn 30.000 ha đất nông nghiệp ở 5 huyện tại Thanh Hoá vì thế chưa thể thực hiện.
Phương tiện cơ giới làm việc tại công trường vỡ kênh bắc sông Chu – nam sông Mã ngày 1/1. Ảnh: Lam Sơn.
“Chúng tôi đang huy động nhân lực, máy móc làm việc suốt ngày đêm, thế nhưng mới hoàn thành được hơn 30% khối lượng”, ông Trần Văn Tỉnh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nói và cho hay việc hoàn thành theo chỉ đạo của thứ trưởng là “không thể”. Đơn vị sẽ nỗ lực hoàn thành trước ngày 5/1.
Theo dự tính, tổng khối lượng đất đá để đắp phần đế, móng, hàn khẩu đoạn kênh bị vỡ khoảng 15.000 m3 nhưng đến sáng nay, khối lượng đất đá san lấp mới đạt khoảng 3.000 m3. Nhằm bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hóa, ba ngày qua, nhà thầu đã huy động, tập kết tại hiện trường 7 máy đào, ba máy ủi, hai máy lu và 20 ôtô các loại, chia thành 4 kíp, thi công ba ca, cả ngày và đêm. Chỉ huy công trường đang tính toán phương án tổ chức thêm các mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục. Đánh giá đây là sự cố đáng tiếc, lại xảy ra vào đúng thời điểm người dân đang bước vào sản xuất vụ chiêm xuân 2021, Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành khắc phục sự cố để sớm cấp nước trở lại, không ảnh hưởng đến mùa vụ.
Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng (hàng đầu bên phải) kiểm tra công tác khắc phục sự cố tại hiện trường, sáng 1/1. Ảnh: Lam Sơn.
Ông Hưng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ bám sát hiện trường, phối hợp với các đơn vị liên quan cập nhật tiến độ, xử lý vướng mắc, báo cáo lãnh đạo tỉnh hàng ngày. Ông cũng lưu ý, sớm kiểm tra toàn tuyến kênh bắc sông Chu – nam sông Mã nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn, tránh để xảy ra sự cố như vừa qua. Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá đã đến thăm hỏi, động viên gia đình bị thiệt hại tài sản hôm kênh vỡ.
Trước đó 9h45 ngày 27/12, khúc kênh bắc sông Chu – nam sông Mã (dài khoảng 70m) chảy qua xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc, bị vỡ khiến hàng vạn m3 nước đổ tràn ra đồng ruộng. Công trình bị xói trôi hơn 20.000 m3 đất, hơn 40 tấm bê tông lát mái, đáy và khoảng 400 m3 đá xây gia cố bờ kênh bị xói lở, xô lệch.
Sự cố vỡ kênh bắc sông Chu – nam sông Mã không gây thiệt hại về người song khiến hơn 30 hộ dân với khoảng 4 ha ao cá, hoa màu ở xã Phùng Minh bị cuốn trôi, vùi lấp.
Khúc kênh bị vỡ hôm 27/12/2020. Ảnh: Lê Hoàng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau đó giải thích sự cố vỡ kênh chính thuộc hệ thống kênh thủy lợi bắc sông Chu – nam sông Mã do “nằm trên nền địa chất cấu trúc phức tạp, lại ở vị trí ven suối, đất đào và đắp không đồng nhất…”.
Nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ xử lý sự cố song không thể xong trong hạn ba ngày theo yêu cầu. Video: Lê Hoàng.
Tuyến chính kênh bắc sông Chu – nam sông Mã là hợp phần dự án kênh thủy lợi bắc sông Chu – nam sông Mã do Ban quản lý thủy lợi III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư. Tuyến kênh dài hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng, được khởi công vào năm 2011, đưa vào sử dụng toàn bộ hệ thống từ 2017.
Công trình có chức năng dẫn nước từ hồ Cửa Đạt và hồ Dốc Cáy (huyện Thường Xuân) tới hơn 31.000 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhiều huyện của Thanh Hóa như: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Ngọc Lặc, Thường Xuân…
Thanh Hoá: Khởi công khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao 3.000 tỷ đồng
Hôm qua, tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đã diễn ra lễ khởi công khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.
Theo đại diện chủ đầu tư Tập đoàn Xuân Thiện, khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện sau khi hoàn thành, mỗi năm sẽ tạo ra khoảng 180.000 tấn thực phẩm từ thịt lợn; 50.000 tấn thành phẩm từ trái cây, rau củ quả; 1,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi; 600.000 tấn phân vi sinh hữu cơ; hình thành tổng đàn lợn 67.500 lợn nái và cung cấp 1,5 triệu lợn thịt/năm.
Các đại biểu tham dự lễ khởi công dự án sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện.
Dự kiến khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện sẽ hoàn thành vào quý II/2021, đến quý IV/2021 sẽ đưa sản phẩm ra thị trường.
Để sản xuất bền vững, phòng tránh, kiểm soát tốt được dịch bệnh, các dự án của Tập Đoàn Xuân Thiện đều áp dụng công nghệ cao 4.0 của châu Âu và công nghệ sinh học vào sản xuất và chế biến.
Với công nghệ này, chuỗi dự án sẽ tận dụng được các phụ phẩm từ quá trình sản xuất, theo hướng nông nghiệp tuần hoàn để làm ra các sản phẩm phục vụ ngược lại các công đoạn sản xuất, chế biến... Chính vì vậy, chuỗi dự án được đánh giá vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.
Lễ ký hợp tác giữa Tập đoàn Xuân Thiện và UBND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Sau khi dự án đi vào hoạt động, các nhà máy sẽ thu mua nông sản của bà con tại huyện Ngọc Lặc và vùng lân cận của Thanh Hóa để làm nguyên liệu sản xuất. Qua đó, giúp thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống của bà con nông dân.
Ngoài ra, Tập đoàn Xuân Thiện còn đề xuất đầu tư dự án khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện (Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao dự án chăn nuôi gắn với chế biến của Tập Đoàn Xuân Thiện. Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi có giá trị gia tăng cao, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương.
Các đại biểu bấm nút khởi công sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.
Cũng theo ông Lê Đức Giang, dự án chăn nuôi gắn với chế biến của Tập Đoàn Xuân Thiện không những góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thanh Hóa.
Chính vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đề nghị Tập đoàn Xuân Thiện tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường... đồng thời, ông cũng mong muốn Tập đoàn Xuân Thiện tập chung nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện để đầu tư dự án, sớm đưa chuỗi dự án vào hoạt động.
Bằng mọi cách phải tìm được 4 nạn nhân mất tích còn lại ở Phước Lộc Những ngày qua, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương khơi thông tuyến đường vào thôn 1 và thôn 3 (xã Phước Lộc, H. Phước Sơn) để đưa các phương tiện cơ giới tiếp cận hiện trường, tìm kiếm 4 nạn nhân vẫn còn mất tích. Các lực lượng đang nỗ lực thông đường đưa xe cơ giới vào...