Chữa thành công ung thư xương từ virus sởi
Một bệnh nhân 49 tuổi vừa được chữa khỏi ung thư xương bằng liệu pháp tiêm virus sởi dạng đặc biệt vào cơ thể.
Bệnh nhân Stacy Erholtz 49 tuổi, mắc bệnh đa u tủy – một dạng ung thư xương ở giai đoạn tiến triển mạnh – đã được thử nghiệm tiêm một liều lớn virus sởi vào tĩnh mạch. Kết quả cho thấy khối u nhỏ dần lại trong 36 giờ sau tiêm và biến mất trong vài tuần. Bệnh nhân được xác định thuyên giảm bệnh hoàn toàn trong hơn 6 tháng qua.
Trước đó bệnh nhân đã trải qua nhiều phác độ điều trị khác nhau trong nhiều năm nhưng không thành công. Đa u tủy là một loại ung thư của các tế bào huyết tương trong tủy xương, gây ra các khối u mô xương hoặc mềm.
Một bệnh nhân 49 tuổi vừa được chữa khỏi ung thư xương bằng liệu pháp tiêm virus sởi dạng đặc biệt vào cơ thể. Ảnh: rawstory
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Mayo (Mỹ) cho biết, trong cả quá trình điều trị, các bác sĩ đã tiêm 100 tỷ con virus vào cơ thể bệnh nhân.
Video đang HOT
“Điều này dựa trên nguyên tắc rất đơn giản. Virus sau khi xâm nhập vào sẽ phá hủy các mô. Do đó khi bệnh nhân được tiêm vào một lượng lớn virus gây bệnh sởi đã được biến đổi đặc biệt thì virus này sẽ tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư trong khi không làm tổn thương các mô khỏe mạnh khác”, bác sĩ Stephen Russel, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Phương pháp này được hy vọng có thể mở ra một liệu pháp mới trong điều trị ung thư, đặc biệt là căn bệnh đa u tủy nguy hiểm ở những bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp khác.
Trên thực tế, phương pháp điều trị ung thư bằng cách tiêm virus vào cơ thể đã được áp dụng từ những năm 1950, cứu sống hàng nghìn bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phương pháp này hiệu quả hoàn toàn ở một bệnh nhân có các tế bào ung thư tiến triển nhanh.
Trước khi thử nghiệm trên người, nhóm nghiên cứu đã làm nhiều thí nghiệm trên chuột và cho kết quả thành công. Tuy nhiên, một bệnh nhân khác tình nguyện chữa trị bằng cách này giống như bà Erholtz đã không cho kết quả đáp ứng tốt.
Bác sĩ Russel cho biết, nhóm nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm hiệu quả của virus sởi với ung thư buồng trứng, não, đầu, cổ và u trung biểu mô.
Lê Phương (Theo Fox News)
Trị ung thư bằng virus sởi
Thử nghiệm lâm sàng cho thấy khối u ung thư biến mất sau khi được tiêm virus sởi liều cao.
Thử nghiệm điều trị bằng virus sởi tại Bệnh viện Mayo tại TP Rochester thuộc bang Minnesota (Mỹ) được thực hiện thành công trên bệnh nhân là bà Stacy Erholtz, 50 tuổi.
Bà Erholtz sống tại TP Pequot Lakes, thuộc bang Minnesota tuyên bố khỏi bệnh u tủy (myeloma) - dạng ung thư tấn công vào tủy xương.
Khối u nhỏ dần lại và biến mất trong 36 giờ sau tiêm virus sởi
Bà Erholtz bị bệnh đã nhiều năm và hai lần chữa bằng hóa trị liệu, cấy ghép tế bào gốc nhưng không thành công. Bệnh ung thư gây một khối u lớn nổi lên ở trán.
Trong thí nghiệm tại Bệnh viện Mayo, nhóm nghiên cứu đã tiêm một liều duy nhất gồm 100 tỉ đơn vị virus sởi - số lượng thuốc đủ tiêm chủng cho 10 triệu người. Tuy nhiên, thuốc đã được biến đổi thích hợp để chữa bệnh.
Trong vòng 5 phút, bệnh nhân bị nhức đầu dữ dội, thân nhiệt tăng cao lên hơn 40 độ C. Bà Erholtz run và nôn. Tuy nhiên, 36 giờ sau đó, khối u nhỏ dần lại và biến mất cùng với các khối u khác trong cơ thể bệnh nhân.
GS Y học phân tử Stephen Russell - người phụ trách thí nghiệm - mô tả rằng thành công này là một bước ngoặc. Ông tuyên bố: "Chúng tôi tìm thấy loại virus có thể chọn lọc tấn công khối u nhưng lại không gây tổn hại cho các mô bình thường trong cơ thể".
Trước khi chữa thí nghiệm trên người, nhóm nghiên cứu đã làm nhiều thử nghiệm ở chuột và điều trị ung thư di căn thành công. Tuy nhiên, một bệnh nhân khác tình nguyện chữa trị bằng cách này giống như bà Erholtz đã không cho thấy kết quả tốt.
Nhóm nghiên cứu cho biết một đợt điều trị thử nghiệm với nhóm nhiều bệnh nhân hơn có thể sẽ được thực hiện vào tháng 9.
Theo Nld
Thuốc mới từ bột nghệ trị ung thư Các nhà khoa học Mỹ mới tạo ra một loại thuốc chứa hợp chất có trong nghệ giúp trị ung thư. Bột nghệ chứa chất curcumin giúp trị ung thư - Ảnh: K.Vy Theo hãng tin Press Trust of India (Ấn Độ), các nhà khoa học tại Đại học Louisville (Mỹ) tạo ra các viên nhộng nhỏ dài 2 mm chứa 200 mg...