Chữa sởi bằng bồ kết, tinh dầu chanh, lá dân gian
Các bác sĩ y học cổ truyền Trung ương hướng dẫn người dân xông quả bồ kết, vỏ bưởi khô, tinh dầu chanh và tắm bằng các loại lá dân gian, dùng các bài thuốc; dinh dưỡng theo y học cổ truyền để phòng và chữa bệnh sởi.
Dưới đây là các cách phòng, chữa bệnh sởi do Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đưa ra, người dân có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.
Vệ sinh môi trường:
Sởi là một bệnh lây qua đường hô hấp, vì thế vi rút sởi dễ dàng lây ra môi trường xung quanh. Để tiêu diệt vi rút sởi, có thể sử dụng phương pháp xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc quả bồ kết khô.
Tiếp đó đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
Đối với nơi công cộng tập trung đông người (trường học, bệnh viện, bến tàu xe…), tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường sạch sẽ, chống lây chéo như dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi trường; Đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: Chanh, cam, bưởi, hương nhu….
Vệ sinh thân thể:
Video đang HOT
Người dân có thể dùng các loại lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân. Thường xuyên vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi. Tránh đến nơi có đông người: Trường học, bệnh viện, bến tàu xe,… nhất là vùng đang có dịch bệnh lưu hành.
Về ăn uống:
Cần ăn đủ chất, uống đủ nước. Có thể cho trẻ uống thêm nước đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống. Uống bột sắn dây, nước ép rau diếp cá…
Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Vệ sinh sạch sẽ. Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.
Bài thuốc y học cổ truyền cho giai đoạn khởi phát và toàn phát:
Lấy các loại lá gồm: lá kinh giới, lá sài đất, lá diếp cá, lá bồ công anh, lá dâu (từ 8 – 12g); lá tre (12 – 20g); cỏ nhọ nồi (12 – 16g); Hạt muồng sao, cam thảo nam (4 – 8g), hoặc mía (3 khẩu). Cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc cùng 02 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 01 thang, chia đều 3-4 lần. Uống từ 3-5 ngày.
Nếu bệnh nhân xuất hiện ho có thể dùng thêm bài thuốc chữa ho, bằng cách lấy lá húng chanh (12 – 20g), lá hẹ (8 — 10g). 03 lát quả quất hấp cách thủy với 5g đường phèn (thêm 50ml nước) hoặc 50ml nước mía. Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.
Nếu sởi khó mọc: lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với rượu sát khắp người.
Bài thuốc cho giai đoạn sởi lặn:
Lấy lá dâu hoặc quả dâu chín, cỏ nhọ nồi (mỗi thứ 6 – 12g); cam thảo nam hoặc cỏ ngọt, lá sen (mỗi thứ từ 6 — 10g), thêm 10g đỗ đen, lấy 02 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 01 thang. Uống từ 5-7 ngày.
Tuy nhiên các bác sĩ y học cổ truyền cũng lưu ý, người dân có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị. Trong giai đoạn sởi nhẹ theo dõi trẻ ở nhà thật chặt chẽ, nếu có những diễn biến bất thường cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện nơi gần nhất.
Theo VNE
Quên sao đành dư vị bồ kết
Đã là con gái, mấy ai không thích làm đẹp. Cô nào điệu ít thì tóc xoăn, tóc tém, lại đuôi gà; cô nào cầu kỳ thì "chải chuốt" với nhuộm xanh, nhuộm đỏ, lại nhuộm loang.
Cố công vậy đấy nhưng mấy ai giữ được mái tóc khỏe mạnh, mướt mịn và óng ả như các cụ, các bà ngày xưa. Các vị "trưởng bối" đùa rằng: "Ấy là vì không có bồ kết đấy!".
Cái giống quả ấy, chân phương, cằn cỗi lại có phần khô héo nhưng chiếm trọn cả vùng ký ức của biết bao nhiêu người. Thú thật mà nói, thế hệ bây giờ, nào là dầu gội, dầu xả, nhưng mấy ai có được mái tóc đẹp chuẩn mực như các bà, các mẹ ngày xưa. Người nào không tin, cứ thử gội đầu với bồ kết một lần xem sao. Có khi, loại quả đen đúa và có phần "cổ lỗ" ấy lại tốt hơn vạn lần các sản phẩm ngoại nhập ấy chứ. Xưa sao, thì bây giờ vẫn là vậy. Bồ kết vẫn thế, vẫn cần, vẫn gắn bó và muốn được làm đẹp cho tóc. Chỉ là, hình như, tóc đã quên bồ kết rồi!
Thời bao cấp, lấy đâu ra nhiều sản phẩm ngoại nhập như bây giờ. Muốn tóc đẹp lại mượt mà, thẳng thướm, cô nào cũng vác cả nắm bồ kết về giấu trong gầm giường, để khi nào gội đầu lại mang ra dùng dần. Con gái xưa kia chịu khó lắm, để có được một nồi nước thơm, các cô nào thì rang, này thì nướng, có người lại phơi khô cả đến dăm bữa, nửa tháng mới đem ra sử dụng. Hỏi ra mới biết, có như vậy, bồ kết mới tiết ra nước thơm và không làm rít tóc. Người nào khéo léo sẽ bỏ hết hạt, cho bồ kết vào túi lọc, rồi sau đó mới thả vào nồi nước đương sôi.
Đợi chừng 15 phút, bồ kết bắt đầu ngấm "vị", đến lúc này, các cô chắt hết nước ra một thau nhỏ đủ dùng. Khó tính một chút, có cô còn cho thêm nào là lá sả, hương nhu và đặc biệt là lá bưởi vào trong nồi nước vàng sánh. Dùng một lần thứ nước này thôi, cô nào cô nấy đâm ra nghiện cái giống bồ kết tưởng chừng như đen đúa nhưng lại vô cùng thần kỳ này. Tóc có xơ, có rối đến đâu cũng được "thuần hóa" chỉ sau đôi đến ba lần áp dụng. Ngày xưa, người ta mê cái thứ quả quê mùa ấy cũng bởi vì thế.
Gội qua một lượt thôi, mái tóc bết bẩn bỗng nhẹ tênh tênh, lại còn giảm hẳn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vì gàu nữa chứ. Dầu gội ngày nay, đôi khi đắt tiền, cao cấp đấy nhưng sao gội mãi mà tóc vẫn rụng, đầu gẫn gàu và ngọn vẫn chẻ. Một vài người, không biết nghe ở đâu, chuyển từ dầu gội sang "cầu cứu" bồ kết. Ban đầu cũng chỉ là "có bệnh vái tứ phương", thế nhưng, dần dà lại thành ra mê mệt cái thứ quả dân gian này.
Công đoạn chuẩn bị có hơi lích kích một chút, tuy nhiên, ai cũng hài lòng, pha chút bối rối lẫn ngạc nhiên với mái tóc óng ả, mềm mại lại bồng bềnh như sóng chỉ sau một lần gội. Sử dụng lâu năm nhưng chính các cụ ngày xưa cũng đâu biết rằng, tinh chất màu vàng có trong nước bồ kết đun sôi chính là saponin, một hoạt chất kháng viêm, làm sạch, đồng thời kích thích sự phát triển của các tế bào mới trên nang tóc. À, ra là vậy, quả không sai khi người xưa gọi bồ kết là thứ quả của "phe tóc dài"!
"Bắt thóp" được tâm lý này, các nhà sản xuất tung ra thị trường hàng loạt các loại dầu gội, kem xả đóng mác bồ kết. Chưa hết, người ta còn khôn khéo tạo ra sản phẩm bồ kết trong túi lọc, dành riêng cho nhóm chị em công sở. Ngâm với nước nóng trong vài phút, người ta đã có một thau chất dịch vàng óng, thơm lừng mùi hương của bồ kết rồi. Thật tiện lợi biết bao, ấy thế mà, nhiều người vẫn phơi, vẫn nướng, vẫn đun bồ kết với lá bưởi như các cụ ngày xưa từng làm. Không phải vì rỗi rãi, cũng chẳng phải cầu kỳ, mà thực ra là bởi vì, bồ kết là phải như thế!
Theo ngôi sao
Trắc nghiệm kiến thức về gàu Khi loại sạch những vảy gàu trắng, bạn chỉ mới loại được những biểu hiện của gàu. Trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu đúng về gàu. - Vi nấm Malassezia gây gàu dễ phát triển trong điều kiện nào? a. Da đầu thường xuyên bị ẩm ướt. b. Sử dụng nhiều keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc. c. Bị căng thẳng....