Chưa quan hệ, ‘cô bé’ vẫn bị ngứa và sưng tấy
Cháu còn rất trẻ và chưa từng gần gũi với ai nhưng vùng kín của cháu kể từ tháng 8 đến nay luôn gặp vấn đề.
Ảnh minh họa
Nó bị ngứa, sưng tấy, ra nhiều khí hư lúc màu xám lúc trắng đục và lúc thì giống như váng sữa, có hôi hơi tanh. Cho cháu hỏi cháu bị mắc bệnh gì? (Phương Lan)
Trả lời:
Chào Phương Lan!
Video đang HOT
Do cấu tạo giải phẫu đặc trưng của “cô bé”, ngoài việc có nhiều ngóc ngách, vùng này còn giàu mạch máu và các tuyến nội tiết, do vậy nó thường khá ẩm ướt. Cộng thêm sự ghé thăm hàng tháng của chu kỳ kinh nguyệt chính là các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển gây nên viêm nhiễm vùng kín.
Bình thường, dịch tiết của âm đạo trong, không mùi, thường tăng lên vào những ngày rụng trứng. Vệ sinh “cô bé” đúng cách mỗi ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng khu vực này, đặc biệt vào các ngày “đèn đỏ”. Trường hợp của em, vùng kín có ngứa, sưng tấy, và nhiều khí hư màu trắng đục, tanh như vậy có thể khẳng định em đã bị viêm nhiễm.
Hiện tượng viêm nhiễm “cô bé” là khá phổ biến ở các em gái, đặc biệt là các bạn ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, hoặc những vùng có nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, các kỹ năng về vệ sinh vùng kín, vệ sinh ngày “đèn đỏ” cũng liên quan đáng kể tới tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân khiến khí hư màu trắng, mùi hôi và kèm theo ngứa ngáy khó chịu thường là do nhiễm nấm candida albican.
Tuy nhiên, để xác định chính xác viêm nhiễm là loại gì, do vi khuẩn nào gây ra, em nên đến cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa hoặc chuyên khoa da/hoa liễu để được khám và xét nghiệm. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất; và tư vấn cho em cách vệ sinh “cô bé” đúng cách cũng như cách phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
Chúc em khoẻ!
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
4 trường hợp nên khám phụ khoa sớm
Bạn cảm thấy xấu hổ không dám đi khám 'vùng kín'? Tuy nhiên, khi gặp phải những dấu hiệu dưới đây, hãy cố gắng gạt điều đó sang một bên, tìm đến phòng khám phụ khoa để sức khỏe được bảo vệ tốt nhất.
1. Tinh thần căng thẳng quá mức
Hội chứng tiền kinh nguyệt căng thẳng, chủ yếu do nội tiết tố không đều dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống thần kinh. Phần lớn phụ nữ có thể tự điều tiết để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, kèm theo một số phản ứng sinh lý nghiêm trọng, bạn nên đi khám phụ khoa để kiểm tra nội tiết tố và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ảnh minh họa: 0760rlw
2. Đau không chịu nổi
Đau bụng kinh và đau khi quan hệ, là vấn đề thường gặp của bạn gái, đặc biệt là đau bụng kinh. Nếu đau trong phạm vi có thể chịu đựng được thì không sao, nhưng nếu đau trong thời gian dài đến mức gần như không chịu nổi, bạn đừng tự ý uống thuốc, mà hãy đi khám phụ khoa, để xem mình có bị lạc nội mạc tử cung không.
3. Máu kinh ra nhiều
Có nhiều nguyên nhân khiến máu quá nhiều trong kỳ nguyệt san, một trong số đó là u xơ tử cung. U xơ tử cung có quan hệ mật thiết với nồng độ estrogen. Hãy đi khám để biết rõ hơn về điều đó.
4. Ngứa âm đạo thường xuyên tái phát
Đối với những người ngứa âm đạo thời gian dài, thường xuyên tái phát cần kiểm tra nội tiết tố. Bởi nếu không tìm thấy căn nguyên của vấn đề mà tự ý sử dụng thuốc sẽ gây tác dụng ngược là kháng thuốc và hình thành bệnh mãn tính.
Theo VNE
Cách tiêu diệt mùi khó chịu 'vùng kín' Vùng kín của XX là vốn môi trường nóng và ẩm ướt, vì vậy rất dễ sinh mùi khó chịu, khiến bạn gái cảm thấy xấu hổ. Đặc biệt là trong kỳ nguyệt san. Nguyên nhân vùng kín có mùi khó chịu: - Trước khi đến kỳ nguyệt san, hoạt động của tuyến bã nhờn xung quanh bộ phận sinh dục tăng mạnh,...