Chùa Non Nước: Điểm du xuân tuyệt vời đầu năm mới
Chùa Non Nước ở Sóc Sơn (Hà Nội) vừa là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, vừa hấp dẫn du khách bởi lịch sử lâu đời và phong cảnh thiên nhiên yên bình, thanh tịnh, phù hợp đến thưởng ngoạn, chiêm bái dịp đầu xuân.
Nhắc đến Sóc Sơn, Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến đền Sóc, đền Gióng hay khu du lịch hồ Đồng Đò,… Nổi bật trong khu du lịch đền Sóc phải kể đến chùa Non Nước hay còn có tên gọi khác là Sóc Thiên Vương Thiền tự, chùa nằm tại xã Phú Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội.
Chùa Non Nước thuộc quần thể Di tích Đền Sóc, có độ cao 110m so với mực nước biển. Chùa có vị trí tại chính giữa dãy núi hình vòng cung trông giống như một người ngồi trên chiếc ngai và hướng nhìn xuống khung cảnh thiên nhiên bên dưới.
Chùa Non Nước thuộc quần thể Di tích Đền Sóc. Chùa có vị trí tại chính giữa dãy núi hình vòng cung trông giống như một người ngồi trên chiếc ngai và hướng nhìn xuống khung cảnh thiên nhiên bên dưới.
Theo Thiền Uyển Tập Anh và Đại Việt Sử ký toàn thư, vị trụ trì đầu tiên của chùa là Ngô Chân Lưu (933 – 1011) và là hậu duệ của Ngô Quyền. Vào năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu là Khuông Việt Quốc sư – Vị thiền sư đầu tiên được phong tặng danh hiệu Quốc sư. Và cũng chính Khuông Việt Quốc sư cùng Vạn Hạnh Thiền sư đã có công phù trợ cho Lý Công Uẩn lên ngôi. Khuông Việt Quốc sư trở thành Việt Nam tam triều Quốc sư khi trải qua 3 triều đại của Việt Nam là Đinh – Lê – Lý.
Thời gian tốt nhất để đến chùa Non Nước cũng như du lịch Sóc Sơn sẽ là vào mùa hè, lúc này khí hậu rất trong lành, mát mẻ nên rất lý tưởng để tham quan, ngắm cảnh. Du khách còn có thể lựa chọn tháng Giêng Âm lịch để du lịch Sóc Sơn, do đây là thời gian diễn ra lễ hội Gióng Đền Sóc từ 6-8 tháng Giêng Âm lịch.
Từ những tháng nửa cuối năm, tuy là thời điểm mùa thu, được nhiều du khách khen ngợi nhưng lại thường xuất hiện mưa và nhiệt độ xuống thấp. Thường là ban ngày sẽ khô ráo nhưng tối thường xuất hiện mưa to.
Để tham quan chùa Non Nước ở Sóc Sơn thì đầu tiên du khách sẽ phải đi bộ một đoạn khá dài. Tuy nhiên khi đã đến được đây thì bạn chắc chắn sẽ bất ngờ do không gian chùa được xây dựng cực kỳ quy mô hoành tráng, không gian mát mẻ trong lành, yên tĩnh.
Chùa Non Nước Hà Nội được xây dựng lại trên phần sườn núi Non, phía Nam của núi Nhà Bia.
Khu đền lớn trong chùa là khu vực chánh điện, nằm nổi bật giữa chùa Non Nước. Khu vực này có tổng diện tích là 260m2 với chiều cao khoảng 14m. Toàn bộ kiến trúc của khu chánh điện đều sử dụng các loại gỗ cao cấp, xung quanh có đến hơn 80 cột lim, chống đỡ vô cùng vững chắc. Bên trong khu vực này, được trưng bày các pho tượng đồng lớn nhỏ khác nhau, mang đến cho khách tham quan không gian văn hóa tâm linh đậm dấu tích lịch sử.
Video đang HOT
Đây chính là ngôi chùa có số cột gỗ lim tại chính điện nhiều nhất Việt Nam hiện nay. Tổng thể chùa sử dụng đến 30 tấn đồng để đúc tượng Phật, 600m3 gỗ lim, 30m3 đá xanh… để xây dựng.
Chùa Non Nước còn sở hữu tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng liền khối lớn nhất Việt Nam. Bảo tượng được đặt chính giữa chùa, trọng lượng lên đến 30 tấn (20 tấn đồng đỏ và 10 tấn đồng liền khối cho đài sen), chiều cao của tượng là 5,3m; đài sen cao 1,35m; bệ đá cao 1,75m.
Tượng Phật của chùa được xem là kiệt tác lớn nhất trong các pho tượng liền khối tại Đông Nam Á và được hoàn thành chỉ trong 18 tháng. Đây cũng chính là lý do mà chùa Non Nước Hà Nội thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
Tượng Phật của chùa được xem là kiệt tác lớn nhất trong các pho tượng liền khối tại Đông Nam Á và được hoàn thành chỉ trong 18 tháng. Đây cũng chính là lý do mà chùa Non Nước Sóc Sơn thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
Bạn Phương Thảo, du khách đến từ Ninh Bình chia sẻ: “TP. Ninh Bình quê em cũng có chùa Non Nước. Được có cơ hội tìm hiểu, thăm quan thêm chùa Non Nước ở Hà Nội là cơ hội để em tìm hiểu thêm về những danh thắng của đất nước mình. Tại đây, em ấn tượng nhất với tượng Phật, được giới thiệu là tượng nguyên khối với kích cỡ rất đồ sộ”.
Du khách có thể tiếp tục theo lối cầu thang dọc sườn núi để đến khu gian thờ cuối cùng của chùa. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh toàn cảnh tuyệt đẹp của chùa Non Nước.
Vãn cảnh chùa, khách thập phương sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ giữ lưng chừng núi. Nằm chính giữa dãy núi hình vòng cung, chùa Non Nước tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước và những xóm làng trù phú của địa phương.
Theo thuyết phong thủy, nơi đây được xây dựng trên thế long chầu hổ phục, tựa lưng vào 9 ngọn núi: Núi Đồng Sóc, núi Đá Đen (trên núi có đến hàng trăm phiến đá lớn nhỏ giống như từng đàn trâu, voi nằm phủ phục), núi Voi Phục, núi Mũi Cày, núi Vẩy Rồng, núi Đá Chồng… Từ đây du khách có thể tiếp tục di chuyển sang khu vực đền Gióng hay nhà Bia để tham quan tiếp.
Chùa Non Nước tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước và những xóm làng trù phú của địa phương.
Chị Hương Lan, Ba Vì, Hà Nội, bộc bạch: “Đến thăm chùa Non Nước, chúng tôi được tận hưởng không khí trong lành, yên tĩnh và thanh tịnh, bao mệt mỏi của cuộc sống đời thường bỗng chốc tan biến. Tâm hồn như hòa vào cảnh sắc thiên nhiên nơi đây”.
Do nằm trong Khu di tích Đền Sóc, sau khi tham quan chùa Non Nước, du khách có thể đến khám phá nhiều khu vực khác tại đây như: đền Trình (Hay còn gọi là đền Hạ, là nơi thờ quan thần linh núi Sóc), đền Mẫu (Là nơi thờ thân mẫu của Thánh Gióng), đền Thượng (Là đền thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương), Học viện Phật giáo Việt Nam, Tượng đài Thánh Gióng (Là bức tượng Thánh Gióng với hình dáng cầm tre bay về trời, tượng cao 11,7m; nặng 85 tấn và được đúc bằng đồng).
Đây đều là những công trình kiến trúc nghệ thuật hoành tráng, độc đáo, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến hành hương, vãn cảnh.
Phú Thọ: Hoa cải 'phủ vàng' công viên Văn Lang, du khách thích thú check-in
Cánh đồng hoa cải ở công viên Văn Lang, TP Việt Trì (Phú Thọ) nở rộ vào đúng dịp đầu năm đã thu hút không chỉ giới trẻ mà cả người già, trẻ em tìm đến để check-in.
Để tạo điểm nhấn cho công viên Văn Lang "mùa nào, hoa ấy", TP Việt Trì đã đầu tư trồng thêm nhiều cây xanh, vườn hoa như hướng dương, tam giác mạch, cải hoa vàng.
Tết này, hơn 1,6ha đất được trồng hoa cải nở đúng dịp đầu năm đã khiến cho công viên Văn Lang như được "phủ vàng", thu hút nhiều người đến đây để thưởng ngoạn và check-in.
Công viên Văn Lang những ngày đầu năm 2024 được "phủ vàng" bởi màu hoa cải. Ảnh: Ngô Hùng.
Rất nhiều người dân quanh vùng và du khách đã đến đây check-in. Ảnh: Ngô Hùng.
Ai cũng muốn chụp được những bức ảnh ưng ý với trang phục nhiều màu sắc. Ảnh: Ngô Hùng.
Tạo dáng cùng bạn bè, người thân bên những bông hoa cải. Ảnh: Ngô Hùng.
Một bạn trẻ dùng điện thoại "bắt" lấy góc ảnh đẹp ở cánh đồng hoa cải Công viên Văn Lang. Ảnh: Ngô Hùng.
Cánh đồng hoa cải ở công viên Văn Lang năm nay được coi như "thiên đường sống ảo" giữa TP Việt Trì. Ảnh: Tùng Vy.
Không chỉ có giới trẻ, nơi đây còn thu hút cả những người lớn tuổi đến chụp ảnh, lưu giữ lại khoảnh khắc đáng nhớ. Ảnh: Ngô Hùng.
Trẻ em cũng được bố mẹ dẫn đi chụp ảnh làm kỷ niệm. Ảnh: Ngô Hùng.
Gần đó là cây cầu vàng càng tạo thành điểm nhấn đẹp cho nơi này. Ảnh: Ngô Hùng.
Các điểm du xuân đi lễ đầu năm ở Lào Cai Du xuân đi lễ đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt, giúp chúng ta có những giây phút thư giãn, cầu chúc một năm mới an lành, mọi việc hanh thông thuận lợi. Lào Cai là một trong những điểm đến lý tưởng để du xuân và đi lễ chùa đầu năm. Đền Bảo Hà (huyện Bảo...