Chùa Nôm – Ngôi chùa cổ lưu giữ nhiều pho tượng đất có tuổi đời hàng trăm năm
Chùa Nôm, còn có tên là Linh Thông cổ tự, theo các tài liệu bằng chữ Hán, thì Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trong một quần thể di tích gồm cả đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng, ở làng Nôm thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Mặc dù đã trải qua các trận lụt vào các năm 1945, 1971, và 1986, nhiều hạng mục ở chùa đã được trùng tu lại, nhưng hiện tại ở chùa Nôm vẫn còn lưu giữ 122 pho tượng bằng đất nung, gồm có Tam thánh, Tam thế, A Di Đà, Phật Bà, Bát bộ Kim cương, Thập bát La hán….còn khá nguyên vẹn và có tuổi đời hàng trăm năm rất đẹp.
Tam quan chùa Nôm nằm dưới những bóng cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc, thanh bình. Bước qua tam quan là lầu chuông và lầu trống nằm đối xứng hai bên.
Lầu Quan Âm nằm giữa hồ nước như một đài sen nguy nga, lộng lẫy dẫn lối là một cây cầu đá hình cánh cung mô phỏng cây cầu Nôm cổ.
Những pho tượng đất nung Tòa Tam bảo dù trải qua nhiều trận lụt lịch sử, bao thăng trầm, biến đổi của thời gian vẫn trường tồn theo năm tháng.
Gian tiền đường trong chùa nổi bật bởi hai bức tượng Hộ Pháp cao hơn 3m nếu tính cả bệ đỡ.
Video đang HOT
Dãy hành lang là nơi đặt tượng Bát Bộ Kim Cương, Tứ vị Bồ Tát, 18 vị La Hán… Các pho tượng với đủ tư thế, hình dáng, biểu cảm và nhiều kích cỡ khác nhau. Có những pho tượng to bằng người thật, trong khi số khác lại chỉ bé bằng nắm tay nhưng đều có những trạng thái riêng biệt.
Tượng Tuyết Sơn minh hoạ thời kỳ tu khổ hạnh của đức Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật. Sự tạo tác tỉ mỉ của người xưa được thể hiện qua những đường gân đắp nổi ở tay, chân của tượng cùng gương mặt và nếp nhăn trên trang phục.
Những bức tượng tại chùa được đánh giá là mang đậm nét dân dã, thuần Việt và thoát tục. Chùa Nôm cũng được ghi nhận là nơi có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam. Hiện vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh niên đại của tượng chùa Nôm.
Tại đây một trong 2 phiên bản tượng sáp của cố hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật được đặt ở nhà tổ.
Lối vào chùa với cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng đã có từ hơn 200 năm, bắc qua sông Nguyệt Đức.
Điểm đặc biệt hấp dẫn du khách của chùa Nôm không chỉ là khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi với hệ thống tượng đất nung đặc sắc. Mà còn đẹp ở vẻ rêu phong, cổ kính của từng hạng mục công trình với họa tiết trang trí tinh tế, tài hoa và tâm huyết của các nghệ nhân dân gian.
Chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ trùng tu vùng lõi Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn
Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Sau nhiều ngày tiến hành trùng tu, ngày 28/4, các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam đã tiếp cận nhóm tháp A được coi là trung tâm của Khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Tại đây, các chuyên gia sẽ tiến hành một cách thận trọng việc trùng tu các chi tiết của các tháp A1, A8, A10, A11, A12 và A13 theo nguyên tắc bảo tồn nguyên vẹn tốt nhất có thể các giá trị cổ xưa của Di sản.
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Trong đợt trùng tu nhóm tháp A lần này, các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục phát hiện thêm nhiều ẩn tích kỳ bí dưới chân và trong lòng tháp để từng bước giải mã những huyền bí ngàn năm trong lòng tháp cổ.
Các chuyên gia cho biết, trước mắt, các tháp A8, A10 và A11 được trùng tu trước để rút kinh nghiệm trùng tu toàn thể nhóm tháp A. Nhóm tháp A rộng gần 3.000 mét vuông, là trung tâm của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, được bao bọc bởi tường gạch dày hơn 1 mét. Đây là Khu đền tháp còn nguyên vẹn nhất trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Do tác động của thời gian và nhiều yếu tố khác, các đền tháp ở khu A, đặc biệt là tháp A1 đã bị sạt lở và xuống cấp nghiêm trọng ở phần đế tháp. Do vậy, trong đợt trùng tu này, cùng với việc dựng lại 4 trụ phía trước cổng, tháp A1 sẽ được gia cố, trùng tu phần đế móng để giúp tháp đứng vững và uy nghi bề thế như vốn có ban đầu, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết thêm.
Trong đợt trùng tu nhóm tháp K, H vào năm 2017, các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam phát hiện một con đường cổ và bờ tường dẫn chìm trong lòng đất. Các chuyên gia nhận định đây là tuyến đường ngày xưa được dùng cho hoàng gia và các chức sắc tôn giáo đi lại trong mỗi dịp vào Khu đền tháp để hành lễ.
Các chuyên gia còn tìm thấy nhiều hiện vật giá trị như hai tượng đá mình người, đầu sư tử cùng các chi tiết kiến trúc khác bằng vật liệu đất nung được chôn lấp dưới các chân tháp cổ. Các chuyên gia xác định các hiện vật này có niên đại trùng với thời kỳ xây dựng tháp K, tức là khoảng thế kỷ XI đến thế kỷ XII.
Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn được thực hiện từ năm 2015 đến 2021 với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Ấn Độ tài trợ 50 tỷ đồng.
Đoàn Hữu Trung
Thị trấn vùng Tây Bắc yên bình giữa cao nguyên đá Phố cổ Đồng Văn (Hà Giang) còn lưu giữ nhiều căn nhà có tuổi đời hơn 100 năm. Nhìn từ trên cao, cảnh phố cổ lọt thỏm giữa cao nguyên đá đem lại cảm giác bình yên khó tả.