Chưa nhận được thông tin “chạy” phiếu
Theo nghị trình, ngày 10-6, lần đầu tiên qua 69 năm, tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XIII sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt. Đây là sự kiện mà cử tri hết sức quan tâm. Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội vào sáng qua 8-6, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định sẽ công khai kết quả kiểm phiếu tín nhiệm sau 1 ngày lấy phiếu.
- PV: Đầu tuần tới, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, quy trình này được tiến hành ra sao thưa ông?
- Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Việc này là công khai, báo chí sẽ được tham gia ngay từ khâu bỏ phiếu cho đến khâu công bố kết quả kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu được thành lập và sẽ kiểm theo từng nhóm, ví dụ như nhóm chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; nhóm chức danh trong UBTVQH; nhóm chức danh Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng… Khi công bố kết quả sẽ dựa theo 3 mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và thấp. Người nhận quá bán lượng phiếu tín nhiệm thấp thì có nghĩa là không hoàn thành nhiệm vụ.
- Việc vận động, “chạy” phiếu là vấn đề mà cử tri lo ngại? Cần có biện pháp gì để kiểm soát việc này?
Video đang HOT
- Cho đến giờ phút này chúng tôi chưa nhận được bất cứ thông tin nào về việc này. Nếu có sẽ lập tức báo cáo UBTVQH. Vị nào được lấy phiếu tín nhiệm mà làm như thế, khi bị phát hiện ra sẽ mất uy tín.
- Cũng có Đại biểu cho rằng cần tiến hành phiên chất vấn trước để có thêm thông tin rồi mới tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, hiện chúng ta đang làm ngược?
- Cần công bằng, khách quan cho tất các các đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm. Nếu như đợi những đồng chí lên trả lời chất vấn xong rồi mới tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, thì liệu có chắc rằng không có tác động như các đồng chí không trả lời chất vấn hay không? Nên tốt nhất là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trước.
- Các Bộ trưởng đã gửi đủ báo cáo kết quả thực hiện lời hứa từ kỳ họp trước chưa thưa ông? Có ý kiến phàn nàn rằng, vẫn còn Bộ trưởng chưa gửi báo cáo, hoặc báo cáo cũng chỉ qua loa sơ sài?
- Hiện các Bộ trưởng đã gửi báo cáo khá đầy đủ. Việc báo cáo dài ngắn là đương nhiên, vì trong quá trình chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng đã gửi văn bản trả lời ĐBQH rồi. Còn một số vấn đề, ngành nào ít nội dung thì trả lời vừa phải, nội dung nào chưa rõ, cần đi sâu thì mới trả lời chi tiết. Không nên vì độ dài ngắn của báo cáo mà đánh giá tích cực hay chưa tích cực, quan trọng là nội dung trả lời đã đúng trọng tâm, trọng điểm chưa.
- Ông vừa là ĐBQH song cũng là đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm, xin ông có thể chia sẽ suy nghĩ của mình?
- Tôi đứng hai vai, vừa bỏ phiếu lại vừa được lấy phiếu, cho nên cũng hết sức suy nghĩ. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri; qua đọc kỹ các báo cáo giám sát, báo cáo của các thành viên Chính phủ về hoạt động cụ thể của mình; rồi qua thảo luận tại hội trường và bằng cả thực tiễn… tôi sẽ cố gắng tối đa để bỏ lá phiếu chính xác.
– Ông có thể bật mí về một chức danh mình ấn tượng?
- Nói bây giờ hơi sớm, tôi vẫn đang trong quá trình suy nghĩ thêm.
- Công tác chuẩn bị cho lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên này hiện đến đâu, thưa ông?
- Chúng tôi đã cố gắng ở mức tốt nhất có thể. Qua 69 năm, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành việc này nên chắc chắn quá trình làm cũng còn cần rút kinh nghiệm.
Theo ANTD
Cho ý kiến về lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo
Hôm nay, 18-3, phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ khai mạc.
Tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. Ngoài ra, UBTVQH sẽ cho ý kiến về hàng loạt dự án: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Luật Tiếp công dân; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy... UBTVQH cũng sẽ thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối. Vào cuối phiên họp, 22-3, sẽ diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình.
Theo ANTD
Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm 20 lãnh đạo chủ chốt Hôm qua, 8-1, Thành ủy Hà Nội đã khai mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Đảng bộ TP. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Hội nghị lần này là thí điểm lấy phiếu tín nhiệm đối với 20 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của TP. Các đồng chí Thành ủy viên bỏ lá phiếu tín nhiệm chiều 8-1...