Chữa liệt dương khi cháo bìm bịp
Bìm bịp sử dụng làm thuốc ngâm rượu uống có tác dụng chữa chứng liệt dương. Có khi dùng thịt chim nấu cháo ăn hàng ngày cũng có tác dụng.
Bìm bịp có 2 loại là loài lớn, tên khoa hoc Centropus sinensis Stephen và loại nhỏ là C.benghalensis Gmelin. Cả hai loài này đều có thân mình dài, mỏ to nhọn, mắt đỏ, đuôi dài hơn cánh, toàn thân có lông màu đen, nhưng riêng cánh lại có lông màu nâu đỏ.
Bìm bịp sống định cư và phân bố khắp nơi từ đồng bằng đến các miền trung du cho tới cả vùng núi có độ cao từ 600 – 800m. Loài bìm bịp lớn thường cư trú tại những nơi rừng núi có cây cối rậm rạp, còn loài nhỏ lại ưa sống ở những nơi có nhiều lau sậy và cây bụi nhỏ. Cả hai loại đều được sử dụng làm thuốc.
Theo đông y thì thịt bìm bịp có vị ngọt, tính ấm không độc, được sử dụng làm thuốc bổ máu, giảm đau, tiêu ứ, chữa hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng, sản hậu, gãy xương…Đặc biệt bìm bịp được sử dụng làm thuốc ngâm rượu uống có tác dụng chữa chứng liệt dương. Bộ phận dùng làm thuốc là cả con bìm bịp vặt bỏ hết lông và ruột, tạng phủ, sử dụng sống. Cũng có khi dùng thịt chim nấu cháo ăn hàng ngày cũng có những tác dụng nhất định.
Sau đây xin giới thiệu một vài phương pháp ngâm rượu bìm bịp phối hợp cùng các con vật khác có tác dụng bổ thận tráng dương dùng cho người liệt dươnghay người già đau lưng mệt mỏi sức yếu.
Cách 1
Nguyên liệu: Bìm bịp đực 1 con, bìm bịp cái 1 con khoảng 100g thịt, tắc kè đực cái 1 đôi khoảng 50g, rượu cất từ nếp loại 40 độ 2 lít.
Video đang HOT
Cách bào chế: Làm thịt bìm bịp vặt bỏ lông, mổ bỏ ruột, chặt hết móng chân. Sau đó rửa sạch để ráo nước và ngâm sống trong rượu nếp cao độ trong 2 tháng liền, để càng lâu càng tốt.
Cách sử dụng: Ngày uống 3 lần khai vị trước bữa ăn, mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml.
Cách 2
Nguyên liệu: Bìm bịp 1 con to và 1 con nhỏ, với ngũ xà là rắn hổ mang 1 con, rắn hổ trâu 1 con, rắn cạp nong 1 con, rắn ráo 1 con, rắn sọc dưa 1 con.
Cách bào chế: Sau đó làm thịt bỏ ruột để sống cùng ngâm trong 3 – 5 lít rượu ngon trong 3 tháng mới sử dụng. Để càng lâu càng tốt. Trước khi uống có thể cho thêm thiên niên kiện trước vài ngày để làm thơm rượu và khử mùi tanh.
Cách sử dụng: Ngày uống 3 lần trước khi ăn, mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml. Loại rượu này còn có thể trị các chứng như liệt dương, hen suyễn, suy nhược, đái dắt, đái buốt của những người già thể trạng yếu, hay đau nhức xương cốt, mệt mỏi.
Ngoài ra còn có thể ngâm rượu với 1 con bìm bịp lớn và 1 con loại nhỏ cùng 1 lít rượu 40 độ trong 3 tháng là sử dụng được. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 ly chừng 30ml trước bữa ăn có thể trị được gãy xương kín (làm liền xương).
Theo VNE
Hạt hẹ - 'Viagra' cho quý ông
Hẹ còn gọi là cửu thái. Hẹ được dùng làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh. Thuốc từ hẹ có thể giúp quý ông nâng cao "tần suất yêu".
Lá hẹ
Hẹ có tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng.
Bộ phận dùng: Cây hẹ (cửu thái); hạt hẹ (cửu tử).
Theo Đông y, cửu thái vị cay, tính ôn; vào can, vị, thận. Cửu tử vị cay, tính ôn; vào can thận. Cửu thái có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương.
Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cục, nôn thổ, thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương, di tinh.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hạt hẹ (cửu tử) có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân, huyết trắng đới hạ.
Hẹ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
- Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 - 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.
- Rượu bổ dùng cho nam giới: hạt hẹ 40g, tằm đực khô 200g, dâm dương hoắc 120g, câu kỷ tử 40g, kim anh tử 100g, ngưu tất 60g, ba kích 100g, thục địa 80g, sơn thù 60g, mật ong 800ml, rượu 400 4 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Tăng cường hoạt động sinh dục.
- Rau hẹ, hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g. Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng cho người đau lưng liệt dương.
- Cháo lá hẹ: lá hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo được, cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.
- Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g, gạo lứt 300g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.
* Kiêng kỵ: Sốt nóng viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ đều không dùng.
Theo alo
Không "tự xử" là vấn đề? Phụ nữ thường lo lắng khi người đàn ông hờ hững chuyện ái ân. Gạt bỏ yếu tố chàng có "phòng nhì", vấn đề đôi khi nằm ở lối sống. Đàn ông không thủ dâm thì có bình thường không? Lý do tôi hỏi điều này là vì chúng tôi đã nói chuyện với nhau và chồng tôi nói rằng anh không gần...