Chưa lên quận, giá đất tăng bất thường
Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù để đưa 4 huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì lên quận vào năm 2020 đã khiến giá đất tại 4 huyện này tăng chóng mặt
Ngày 26-3, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, chủ trì hội nghị trực tuyến giao ban công tác UBND TP tháng 3 và quý I/2019. Thông tin bên lề hội nghị cho biết UBND TP Hà Nội đã hoàn thiện đề án xây dựng các huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì thành quận vào năm 2020.
Giá tăng từng ngày
Điều đáng nói là trước thời điểm Hà Nội thống nhất lộ trình 4 huyện lên quận vào năm 2020, thông tin này đã được các môi giới truyền tai nhau và từ cuối năm 2018, giá đất tại 4 huyện trên tăng nhanh bất thường.
“Thời điểm năm 2015 khi hàng loạt công trình lớn khu vực Đông Anh được triển khai như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, nhà ga T2 sân bay Nội Bài…, cũng là lúc giá đất tăng mạnh. Đất trở nên “sốt” khiến khách hàng mua bán nhộn nhịp nhưng chỉ một thời gian thì lại trở lại bình thường. Đến thời điểm giữa năm 2018, giá đất tăng mạnh trở lại, thậm chí hiện có khu vực tăng gấp đôi so với đầu năm 2018″ – một môi giới tại khu vực Đông Anh nói.
Tại huyện Đông Anh, theo khảo sát, một số vị trí đất nền, biệt thự, nhà liền kề ở khu Thanh Trì đang được chào bán từ 26-30 triệu đồng/m2, có nơi 35-40 triệu đồng/m2, thậm chí trên 55 triệu đồng/m2. Nhiều vị trí đất phân lô ở khu vực này cũng có giá từ 55-65 triệu đồng/m2, cao gấp đôi so với đầu năm ngoái.
Video đang HOT
Tại huyện Hoài Đức, đất mặt tiền ở thị trấn Trạm Trôi đang được chào giá cao ngất ngưởng: 120-130 triệu đồng/m2, cao hơn nhiều so với giá chào bán 80 triệu đồng/m2 vào cuối năm 2017. Ngay cả đất ở các xã An Khánh, An Thượng cũng được chào giá 30-40 triệu đồng/m2, tăng 30%-40%.
Tương tự, ở nhiều khu vực các huyện còn lại sau tin đồn được lên quận, giá đất cũng được thổi phồng nhiều lần.
Nhiều khu đô thị, biệt thự mọc lên nhưng bị bỏ hoang ở các vùng ven ngoại thành Hà Nội được người môi giới thổi giá cao chót vót
Nguy cơ “vỡ bong bóng”
Theo ông Trần Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh – giá đất trên địa bàn tăng cao chủ yếu do các tổ chức môi giới bất động sản, “cò” đất thổi giá.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định giá đất tăng đột biến tại 4 huyện này là bất hợp lý, bởi bất động sản chỉ tăng theo tỉ lệ thuận với thực tế đầu tư. Việc đầu tư ở đây là đầu tư đồng bộ hạ tầng, đường sá; đầu tư vào hệ thống xã hội như trường học, bệnh viện, thương mại… nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân. Khi nào hoàn thiện được tất cả yếu tố trên, theo đúng lộ trình về quy hoạch thì lúc đó giá trị bất động sản tăng lên mới tương xứng. Việc các công ty môi giới, “cò” đất đẩy giá cao như thế rất dễ dẫn đến tình trạng “vỡ bóng bóng”, người mua sau cùng (chủ yếu là người dân) khó tránh khỏi thiệt hại.
Theo ông Đính, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần rà soát hiện trạng giá đất để có biện pháp chấn chỉnh; đồng thời đẩy mạnh thông tin truyền truyền để người dân, nhà đầu tư biết, tránh nguy cơ sốt đất ảo với nhiều hệ lụy tác động tiêu cực đến an sinh xã hội.
Thị trường bất động sản đang méo mó
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law Firm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho rằng giá đất tăng hay giảm không theo nguyên tắc nào. Yếu tố hạ tầng – điện, đường, trường, trạm – cũng không phải yếu tố quyết định mà là do vấn đề thông tin và tâm lý của thị trường. Chúng ta đang trong quá trình đô thị hóa, đất chật người đông, đất đai phân phối không được công bằng. Đất đai đều bị các đại gia bất động sản thâu tóm và từ đó khống chế về giá, đẩy tình trạng khan hiếm nhà ở lên cao gây khó khăn cho những người có nhu cầu thực tế. Ngoài ra, trữ lượng tiền trong một bộ phận người dân là rất lớn, không rõ nguồn gốc từ đâu đến và đều đổ vào đầu tư bất động sản, như vậy lại càng gây ra những khủng hoảng, “bong bóng” bất động sản như hiện nay. Thực tế tăng giá đất ở Hà Nội phản ánh một thị trường bất động sản đang rất méo mó.
Theo Huy Thanh
Người lao động
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiến triển tốt đẹp thông qua hội nghị trực tuyến
Ngày 6/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Ted McKinney cho biết, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp thông qua hình thức hội nghị trực tuyến.
Theo ông McKinney, các cuộc đàm phán đang diễn ra một cách suôn sẻ.
Tuy nhiên, ông không nắm được thông tin liên quan bất kỳ kế hoạch chắc chắn nào của phái đoàn Mỹ trong việc quay trở lại Trung Quốc để tổ chức thêm các cuộc đàm phán, song những chuyến đi như vậy sẽ không phải là điều bất ngờ.
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp thông qua hình thức hội nghị trực tuyến. (Nguồn: Marketscreener)
Những người nắm rõ thông tin về các cuộc đàm phán cho biết, Mỹ và Trung Quốc vẫn còn rất nhiều công việc phải giải quyết trước khi đạt tới thỏa thuận về cách thức đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ thực hiện đến cùng mọi cam kết.
Các cuộc đàm phán vẫn có thể đổ vỡ nếu một thỏa thuận không thể đạt tới sự bắt buộc phải tuân thủ những vấn đề "mang tính cơ chế" này.
Theo Thegioi&VietNam
Mới nhất: Hà Nội xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi Dịch tả lợn châu Phi đã tiếp tục bùng phát tại Hà Nội với 1 ổ dịch xuất hiện ngày 5/3 tại một hộ chăn nuôi lợn ở huyện Đông Anh. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết Hà Nội đã có thêm 1 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch tả lợn châu Phi xuất...