Chưa kịp mừng vì Bộ Giáo dục bỏ chứng chỉ, giáo viên lại lo lắng với chuẩn mới
Bộ Giáo dục cần có hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết khi thực hiện các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT, tránh tổn thương những giáo viên không đạt chuẩn.
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT thay thế các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ 20/3/2021. [1]
Các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT đều có điểm chung là mỗi cấp học giáo viên đều được xếp thành 3 hạng: Hạng III, hạng II, hạng I. Quy định về chuẩn trình độ đào tạo của hạng thấp nhất (hạng III) là giáo viên phải có bằng Cử nhân.
Quy định về chuẩn trình độ đào tạo của hạng thấp nhất (hạng III) là giáo viên phải có bằng Cử nhân. (Ảnh mang tính chất minh họa: Lã Tiến)
Chưa kịp mừng giáo viên lại lo lắng với chuẩn mới
Giáo viên cả nước vui mừng từ nay hết cảnh phải bỏ một khoản tiền không nhỏ cho chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Thế nhưng bên cạnh niềm vui là sự lo lắng không hề nhỏ của một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu mới.
Thầy giáo Lê Bình ở Vũng Tàu chia sẻ “Mình thấy mừng cho anh em khi chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã được Bộ thay đổi từ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên các cấp, các hạng được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Đây cũng là bước khởi đầu để chúng ta đánh giá năng lực thực sự của giáo viên thay vì qua bằng cấp, bằng thật nhưng học giả còn tệ hơn không có bằng nhưng làm được việc.
Niềm vui là niềm vui chung, nhưng lo lắng lại của riêng mình. Mình chưa có bằng cử nhân, chỉ còn vài năm nữa về hưu, không thuộc đối tượng đào tạo bồi dưỡng, bỗng thấy hụt hẫng.
Đọc Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, giáo viên trung học cơ sở có ba hạng, hạng III phải có bằng Cử nhân trở lên. Như vậy mình và những giáo viên như mình đã không còn trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, xếp lương nữa.
Vậy đối tượng giáo viên như mình sẽ được đánh giá như thế nào, xếp lương như thế nào, lo lắng bất an quá. Nếu Bộ tạo điều kiện cho chúng mình nghỉ hưu trước tuổi, không bị trừ % lương hưu thì hay quá”.
Video đang HOT
Ngành giáo dục sẽ không bỏ rơi thầy cô chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo
Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Tổng số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn (tính đến thời điểm trích xuất cơ sở dữ liệu ngành giáo dục ngày 10/3/2020) là: 256.492 người (công lập: 207.606 người; dân lập, tư thục: 48.886 người).
Trong đó giáo viên mầm non: 87.903 người (công lập 41.021 người, ngoài công lập 46.882 người).
Giáo viên tiểu học: 116.846 người (công lập 115.010 người, ngoài công lập 1.711 người). Giáo viên trung học cơ sở: 51.868 người (công lập 51.575 người, ngoài công lập 293 người)”.
Theo số liệu thống kê, có 40.259 giáo viên, cán bộ quản lý (trong đó, mầm non: 7.207 người, tiểu học: 25.171 người, trung học cơ sở: 7.881 người) không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo sẽ thuộc đối tượng quy định tại Thông tư quy định sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo”.
Khi trả lời về hướng giải quyết cho 40.259 giáo viên, cán bộ quản lý không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo, ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết:
“Đa số giáo viên, cán bộ quản lý thuộc diện này đều là những giáo viên có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm, nhiều người là giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi và đang thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, quản lý trong các cơ sở giáo dục.
Những giáo viên, cán bộ quản lý này tiếp tục được tham gia các khóa bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, phương pháp dạy học mới để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới”. [2]
Như vậy, thầy cô giáo thuộc đối tượng chưa chuẩn trình độ đào tạo nhưng không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo hãy yên tâm công tác, thầy cô sẽ tiếp tục được tham gia các khóa bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, phương pháp dạy học mới để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đôi điều kiến nghị
Hiện nay, chúng ta đang có hơn 70 ngàn cử nhân Sư phạm thất nghiệp, đây là những cử nhân trẻ, được đào tạo nhưng không được sử dụng, là sự lãng phí rất lớn của xã hội. [3]
Vì vậy, nếu Bộ tạo điều kiện nghiên cứu trình Chính phủ phương án cho 40.259 giáo viên, cán bộ quản lý không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo được về hưu trước tuổi (nếu muốn), không bị trừ tỷ lệ % lương hưu, sẽ giải được hai bài toán lớn của ngành giáo dục hiện nay:
1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về sức khỏe lẫn trình độ.
2. Tiết kiệm nguồn lực con người và chất xám cho xã hội.
Bộ cần có hướng dẫn thực hiện thông tư thật cụ thể, chi tiết cho các địa phương khi thực hiện các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT, tránh tổn thương cho thầy cô giáo không đạt chuẩn trình độ đào tạo, không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-chinh-thuc-bo-yeu-cau-chung-chi-tin-hoc-ngoai-ngu-cho-thay-co-post215431.gd
[2] https: //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/hon-40-000-giao-vien-vao-dien-neu-2-nam-lien-khong-dat-chuan-se-phai-sang-lam-viec-khac-644885.html
[3] http://www.hanoimoi.com.vn/ban-in/Giao-duc/857714/hon-70000-giao-vien-se-that-nghiep-co-cau-lai-truong-su-pham-ra- sao
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên là quyết định đúng của Bộ Giáo dục
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên là một quyết định phù hợp với thực tiễn, loại bỏ tính hình thức trong giáo dục.
Theo nội dung các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ tháng 3/2021, Bộ sẽ chính thức loại bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên.
Trong nhiều năm qua, việc triển khai quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên đã bộc lộ một số bất cập như xuất hiện các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng không chất lượng, thực hiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không đúng quy định; người học chỉ tìm cách để tích lũy đủ văn bằng nhưng việc học không thực chất; vấn nạn mua bán chứng chỉ tràn lan,...
Chính vì vậy, quy định bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được xem là một tín hiệu tích cực của ngành giáo dục, giúp các thầy cô tháo gỡ những "trói buộc" hình thức bấy lâu nay.
Chia sẻ vấn đề này với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho biết: Đây là một quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, giảm bớt những áp lực, sự cồng kềnh và những yêu cầu mang tính hình thức cho giáo viên.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An cho rằng từng vị trí việc làm của các giáo viên sẽ cần trình độ ngoại ngữ, tin học ở những mức khác nhau (Ảnh: Tùng Dương)
Theo Phó Giáo sư Bùi Thị An, nếu chứng chỉ của giáo viên là thực chất, phản ánh năng lực thực sự thì sẽ rất có ý nghĩa trong việc nâng cao, bồi dưỡng trình độ cho thầy cô. Còn trường hợp những chứng chỉ đó chỉ là mang tính hình thức thì cần phải được loại bỏ.
Tuy nhiên, quy định mới này không có nghĩa là những yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học không còn quan trọng với giáo viên. Bộ Giáo dục chỉ bỏ những yêu cầu mang tính hình thức nhưng vẫn cần khuyến khích giáo viên học tập, tự nâng cao, bồi dưỡng năng lực cần thiết về ngoại ngữ, tin học.
Bởi đây là những năng lực quan trọng giúp thầy cô giáo nâng cao chuyên môn của mình, hỗ trợ quá trình dạy học hiệu quả hơn, chất lượng hơn, đặc biệt trong thời đại công nghệ số và xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay.
Cũng theo Phó Giáo sư Bùi Thị An, điều quan trọng là Bộ Giáo dục đã có những điều chỉnh phù hợp liên quan đến trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên.
Cụ thể, trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên các cấp, các hạng được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với trình độ ngoại ngữ, không còn quy định "cứng" là phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành "có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao".
Đối với trình độ tin học, không còn là đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông mà là "có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ" của giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, sự thay đổi này là phù hợp với thực tiễn, đi vào thực chất, góp phần mang đến những thay đổi tích cực cho giáo dục khi giáo viên được gỡ bỏ những vướng mắc mang tính hình thức.
Theo quan điểm của Phó Giáo sư Bùi Thị An, những quy định cụ thể về trình độ ngoại ngữ, tin học sẽ phụ thuộc vào từng vị trí việc làm, không áp dụng một cách cứng nhắc đối với tất cả các giáo viên, bởi mỗi giáo viên ở một vị trí sẽ có nhiệm vụ riêng, tính chất công việc khác nhau.
"Mỗi vị trí sẽ tương ứng với những tiêu chí, yêu cầu riêng. Có thể ở vị trí này, thầy cô cần đáp ứng yêu cầu về trình độ tin học cao nhưng ở vị trí khác lại chỉ cần đáp ứng trình độ tin học ở mức cơ bản.
Mỗi thầy cô giáo với chức trách, nhiệm vụ, công việc cụ thể được giao sẽ cần đáp ứng chuẩn năng lực về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu vị trí công việc. Nó sẽ đi vào thực chất.
Điều quan trọng là sau khi có quy định mới, điều chỉnh lại thì cần phải giám sát việc thực hiện, theo dõi, đánh giá quá trình chỉ đạo thực hiện như thế nào, kết quả đạt được ra sao. Làm được như vậy mới đảm bảo cho mục tiêu và ý nghĩa của sự thay đổi này", bà An khẳng định.
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học giáo viên đồng tình, hiệu trưởng băn khoăn Thầy cô đang giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với quyết định bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong quy định tiêu chuẩn chức danh. Chính thức bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3/2021, là một trong những nội dung trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các địa phương hoàn thành phương án sáp nhập tỉnh, xã trước 1/5

Việt - Mỹ nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương

Người đàn ông bị nghi bắt cóc trẻ em do chở bé gái mới quen

5 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Phú Mỹ ở TPHCM

Bé trai 5 tuổi bị vật lạ cứa đứt chân khi tắm biển Nha Trang

Hai mẹ con tử vong dưới gầm xe tải ở giao lộ cửa ngõ TPHCM

TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường

2 trẻ em ở Định Quán bị chó dại cắn

Cầu sắt ở Lâm Đồng đổ sập khi xe tải chạy qua

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông
Có thể bạn quan tâm

Ronaldo đổi vệ sĩ sau khi gia đình bị đe dọa, người được thuê lại khiến cả nhà "hoảng sợ"
Sao thể thao
11:53:18 11/04/2025
3 con giáp sắp bước vào giai đoạn may mắn đầu tiên của năm Ất Tỵ, biết nắm bắt thì giàu sang viên mãn
Trắc nghiệm
11:52:32 11/04/2025
Những kiểu tóc đẹp thời thượng và thoáng mát cho mùa hè
Thời trang
11:33:06 11/04/2025
Cách làm mì Ý sốt thịt bò bằm nhanh gọn tại nhà
Ẩm thực
11:26:01 11/04/2025
Cận cảnh chiếc đồng hồ độc nhất vô nhị, trị giá gần 26 tỷ đồng của G-Dragon
Phong cách sao
11:21:31 11/04/2025
Cảnh giác mắc bẫy lừa đảo khi nhận được cuộc gọi nhỡ từ số lạ
Pháp luật
10:58:31 11/04/2025
Người đàn ông Thanh Hóa cưới cô gái kém 19 tuổi sau màn 'tấn công' thần tốc
Netizen
10:24:51 11/04/2025
Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm
Sức khỏe
10:24:06 11/04/2025
Rùa 90 tuổi lần đầu làm mẹ
Lạ vui
10:21:57 11/04/2025
4 ca sĩ nức tiếng quê Quảng Ninh, có người là NSND U80 vẫn hát
Nhạc việt
10:21:27 11/04/2025