Chưa kịp khôi phục hợp đồng, mất trắng tiền bảo hiểm
Hôm nay, 3.11, ở phiên phúc thẩm, TAND TP.HCM tuyên bác kháng cáo đòi 250 triêu đông tiên bảo hiêm nhân thọ của nguyên đơn là bà Nguyên Thị Trinh đôi với Dai-Ichi VN. Ngoài ra bà Trinh phải chịu hơn 12 triệu đồng án phí.
Ảnh minh họa: TNO
HĐXX nhận định việc người tham gia bảo hiểm (ông Nguyễn Trung Đức, chồng bà Trinh) mất đột ngột là ngoài ý muốn và cũng là sự kiện pháp lý để giải quyết vấn đề bảo hiểm nhưng do hợp đồng bảo hiểm giữa ông Đức và công ty Dai-Ichi Việt Nam chưa được khôi phục đúng thủ tục theo quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm khi hai bên ký là lỗi của khách hàng nên cấp phúc thẩm không thể chấp nhận yêu cầu của bà Trinh, nên tuyên y án sơ thẩm.
Bà Trinh trình bày, cuối tháng 1.2013, ông Đức tham gia hợp đồng bảo hiểm với công ty Dai-Ichi Việt Nam, mức bảo hiểm 250 triệu đồng. Ngày 28.7.2014, ông Đức không thanh toán kỳ phí bảo hiểm khi đến hạn nên tháng 9.2014, công ty bảo hiểm gửi thông báo cho ông Đức về tình trạng tạm thời mất hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
Ngày 25.10.2014 (đúng vào thứ 7) bà Trinh đến công ty bảo hiểm nộp thay cho chồng gần 2 triệu đồng của kỳ phí bảo hiểm trể hạn và lập phiếu yêu cầu khôi phục hợp đồng.
Tuy nhiên, do phiếu yêu cầu khôi phục không có chữ ký của ông Đức, là người mua bảo hiểm nên công ty Dai-Ichi Việt Nam không nhận để xử lý yêu cầu khôi phục này. Qua đó, nhân viên bảo hiểm hẹn bà Trinh thứ 2 cùng chồng đến làm việc về nội dung yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng.
Bất ngờ, ngày 26.10.2014, ông Đức bị tai nạn giao thông, qua đời. Sau đó, bà Trinh yêu cầu công ty Dai-Ichi Việt Nam trả tiền bảo hiểm đã giao kết; tuy nhiên. theo văn bản trả lời của Dai-Ichi Việt Nam, bị đơn từ chối chi trả bảo hiểm với lý do “hợp đồng tạm thời mất hiệu lực, ông Đức chưa hoàn tất thủ tục ký và nộp phiếu yêu cầu khôi phục hiệu lực của hợp đồng theo quy tắc và điều khoản của sản phẩm”.
Video đang HOT
Phiếu thu phí báo hiểm định kỳ trể hạn – Ảnh: Phan Thương
Cho rằng, quan điểm trên của công ty Dai-Ichi Việt Nam là bắt lỗi khách hàng và thực tế là bà Trinh đã thanh toán phí bảo hiểm thay cho chồng, bị đơn cũng đã nhận tiền này, xuất phiếu thu nhưng nay họ từ chối chi trả bảo hiểm là không phù hợp.
Liên quan đến việc khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện công ty Dai-Ichi Việt Nam cho biết quy tắc và điều khoản sản phẩm bảo hiểm có quy định “người có thể yêu cầu khôi phục hiệu lực của hợp đồng là bên mua bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm chỉ được coi là đã khôi phục hiệu lực khi có văn bản chấp thuận của công ty. Thời điểm hợp đồng được khôi phục sẽ được ghi rõ trên văn bản chấp thuận này; bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm vẫn phải còn sống vào thời điểm khôi phục”.
Từ đó, công ty Dai-Ichi Việt Nam cho rằng vì thời điểm ông Đức mất nhưng hợp đồng bảo hiểm chưa được khôi phục nên công ty không đồng ý thanh toán số tiền 250 triệu đồng phí báo hiểm.
Trong khi đó, bà Trinh cho biết khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, phía bị đơn không giao bảng quy tắc bảo hiểm cho chồng mình, không cung cấp thông tin rõ ràng là lừa dối khách hàng.
Phan Thương
Theo Thanhnien
Mua trả góp 5 chiếc iPhone 5S về bán lấy tiền tiêu xài
Thấy thủ tục mua trả góp có nhiều kẽ hở, Danh nảy sinh ý định lừa đảo bằng hình thức mua điện thoại trả góp rồi đem bán lấy tiền tiêu xài.
Theo tin từ báo Công lý, chiều ngày 30/11, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Tiến Danh, 25 tuổi (ở quận Long Biên, Hà Nội), 24 tháng tù; Phú Trung Dũng, 25 tuổi (ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội), 9 tháng tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hai bị cáo Danh, Dũng tại phiên xét xử - Ảnh: báo Công lý
Theo truy tố, Dũng vốn là nhân viên hợp đồng của Công ty TNHH một thành viên Tài chính PPF Việt Nam (hiện đã đổi tên). Quá trình kinh doanh, Công ty PPF có chương trình hợp tác với Công ty bán lẻ FPT về việc cấp tín dụng trả góp cho khách hàng không đủ tiền để trả một lần khi mua các sản phẩm điện máy của FPT.
Báo Đầu tư chứng khoán cũng cho hay, giữa năm 2013, do không đủ tiền, Danh tìm đến bạn để nhờ mua trả góp chiếc máy tính xách tay. Để làm hợp đồng mua trả góp, Danh đưa cho Dũng giấy tờ tùy thân.
Sau khi mua được máy tính, Danh trả tiền gốc, lãi được vài tháng và không có khả năng chi trả.
Nhận thấy việc mua bán dễ dàng và thủ tục hồ sơ mua bán có nhiều kẽ hở, Danh nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tiền vay. Anh ta hỏi mượn giấy tờ tùy thân của bạn bè và giả chữ ký của họ để lập hợp đồng vay tiền của Công ty PPF, rồi mua điện thoại của Công ty FPT. Việc làm này nhằm "qua mặt" khiến Công ty FPT không xác định được người mua thật. Sau khi mua được điện thoại, Danh sẽ bán để lấy tiền tiêu xài.
Hoàng Tiến Danh đã bàn bạc với Dũng về phương thức, thủ đoạn trên và được ban đồng ý. Hỏi mượn được 5 chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe, Danh đưa cho Dũng phô tô.
Cầm giấy tờ này, Dũng lập ra các hợp đồng giúp sức cho Danh mua 5 chiếc điện thoại iPhone 5S với giá mỗi chiếc là 17,5 triệu đồng. Còn Danh giả chữ ký trong các giấy tờ hợp đồng liên quan.
Mua được số điện thoại trên, Danh mang về, rao bán trên mạng Internet cho những người không quen biết với giá 15 triệu đồng/chiếc. Số tiền nợ, Danh không trả góp cho công ty, mà chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân.
Quá hạn thanh toán nhiều tháng, công ty đã xác minh và phát hiện hành vi gian dối của Danh và Dũng. Cơ quan tố tụng xác định tổng số tiền hai thanh niên này chiếm đoạt của Công ty PPF là gần 50 triệu đồng. Trong đó, Dũng không được chia đồng nào.
Trước khi phiên tòa được mở, Dũng đã tự nguyện giao nộp số tiền 49,8 triệu đồng khắc phục hậu quả.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủ đoạn lừa tiền của Giám đốc Phòng giao dịch, Ngân hàng SHB Để có tiền chơi chứng khoán, kinh doanh vàng, giám đốc phòng giao dịch đã thuyết phục khách gửi tiền rồi dùng thủ đoạn rút ra phục vụ mục đích cá nhân. Trần Huy Anh (SN 1983, quê Nam Định), thời điểm phạm tội là Giám đốc Phòng giao dịch Thái Thịnh, thuộc Chi nhánh Ba Đình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần...