Chữa khí hư bằng lá trầu không hiệu quả thực sự hay chỉ là lời đồn đại?
Chữa khí hư bằng lá trầu không được xem là bí kíp nhiều chị em quan tâm, truyền tay nhau áp dụng. Vậy cách sử dụng loại lá này như thế nào và liệu có thực sự hiệu quả như đồn đại? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Tìm hiểu về lá trầu không và công dụng trị bệnh phụ khoa
Trầu không là cây thân leo phân bố ở mọi miền nước ta, tên gọi khoa học của loại cây này là Piper betle thuộc họ hồ tiêu. Theo y học cổ truyền trầu không có vị cay nồng, mùi hắc, tính ấm có tác dụng kháng viêm, sát trùng, kháng khuẩn, trừ phong… Chúng được sử dụng phổ biến trong dân gian nhằm điều trị các bệnh viêm ngứa ngoài da và bệnh phụ khoa.
Nghiên cứu từ y học hiện đại chỉ ra, trong thành phần của lá trầu không có lượng lớn tinh dầu, chất xơ, protein, vitamin, chất béo và chất tanin… Mang lại tác dụng ức chế vi khuẩn, tiêu diệt nhiều loại nấm, khuẩn khác nhau. Chính vì vậy trong nhiều thuốc tây y hiện nay được chiết xuất từ lá trầu không, đặc biệt là với bệnh phụ khoa.
Lá trầu không được ghi nhận có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt cho phụ nữ bị bệnh phụ khoa
Tạp chí South Asian Journal of Cancer (Tạp chí Ung thư Nam Á) từng công bố nghiên cứu của một trung tâm Ung thư tại Ấn Độ kết quả cho thấy dịch chiết từ lá trầu không có thể triệt tiêu khối u khi thí nghiệm trên động vật.
Từ những điều trên có thể thấy tác dụng trị bệnh của loại thảo dược này hoàn toàn có cơ sở. Việc tham khảo, áp dụng các bài thuốc trị bệnh từ lá trầu không sẽ mang đến hiệu quả nhất định với người dùng.
Trị khí hư bằng lá trầu không với 3 mẹo đơn giản
Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền mẹo trị bệnh phụ khoa bằng lá trầu không với nhiều cách thực hiện khác nhau, phổ biến nhất là:
Ngâm rửa vùng kín bằng lá trầu không
Cách thực hiện
Lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch có thể vò nát rồi cho vào nồi nước.Đun sôi và để trong khoảng 5 – 10 phút cho tinh chất tiết ra hết.Đổ nước ra chậu để nguội bớt (có thể pha thêm nước sạch)Rửa, ngồi xuống chậu ngâm vùng kín.Dùng khăn bông sạch thấm khô trước khi mặc quần.Xông vùng kín bằng lá trầu không
Cách thực hiện:
Lá trầu không sau khi hái, mua về đem rửa sạch cho vào nồi cùng ít muối hạt đụ sôi.Để khoảng 15 phút với lửa nhỏ trước khi tắt bếp.Đổ nước lá trầu không ra chậu nhỏ để nguội bớt rồi ngồi xông.Ngồi cao hơn để hơi nước bốc lên tới vùng kín, tránh ngồi quá thấp có thể gây bỏng.Xông khoảng 10 phút sau đó có thể tận dụng nước lá này để rửa lại vùng kín.
Video đang HOT
Cách xông vùng kín với lá trầu không Chữa khí hư bằng lá trầu không và trà xanh
Cách thực hiện:
2 loại lá sau khi mua về rửa sạch, ngâm với nước muối.Vớt ra vò nát rồi cho vào nồi đun sôi.Nước nguội đem rửa vùng kínLấy khăn sạch lau nhẹ nhàng.
* Lưu ý:
Khi áp dụng mẹo điều trị khí hư bằng lá trầu không mọi người nên:Ngâm, rửa lá với nước sạch, nước muối pha loãng để bỏ bụi bẩn, vi khiaanr.Vệ sinh vùng kín và hậu môn trước khi ngâm rửa, xông bằng lá trầu không.Không sử dụng khi nước quá nóng để tránh bị bỏng, tổn thương vùng kín.Chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần, không áp dụng liên tục có thể gây khô da, niêm mạc.Chữa khí hư bằng lá trầu không có thực sự “thần thánh” như lời đồn?
Qua khảo sát trên các diễn đàn đặc biệt là webtretho, có rất nhiều ý kiến phản hồi về mẹo trị khí hư ra nhiều bằng lá trầu không. Với một số người cách này mang đến tác dụng tốt nhưng cũng có ý kiến cho rằng cách này không hề có tác dụng như đồn đại.
Phản ánh của người bệnh về cách chữa khí hư bằng lá trầu không
Bạn Nguyễn T. P (22 tuổi, Hải Phòng) chia sẻ: “Ngay khi có dấu hiệu khí hư ra nhiều viêm ngứa vùng kín em đã lên mạng tìm hiểu mẹo trị bệnh, thì thấy nhiều người chia sẻ dùng lá trầu không tốt nên em cũng áp dụng thử. Theo đúng liều lượng và lưu ý khi dùng phải vệ sinh sạch sẽ trước, sau 1 tuần em thấy các triệu chứng cải thiện đáng kể. Hiện em vẫn đang dùng mong có thể khỏi hẳn.”
Trong khi đó, bạn Hoàng Trang (Hải Dương) cho biết: “Em đang dùng lá trầu không để rửa, dùng thì thấy bớt ngứa, vùng kín khô ráo hơn nhưng không hết được khí hư. Cách này chỉ nên dùng để vệ sinh thôi, giúp làm sạch cải thiện triệu chứng phần bên ngoài chứ viêm nhiễm ở trong không loại bỏ hết được.”
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp): “Việc tự ý chữa khí hư bằng lá trầu không cho đến hiện nay vẫn chưa đủ bằng chứng, việc sử dụng bừa bãi có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc biến bệnh nhẹ thành nặng thậm chí gây nhiễm ngược dòng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân, có hướng điều trị phù hợp chứ không nên dùng lá trầu không để chữa trị như lời đồn.”
Từ những nhận xét, đánh giá trên chắc hẳn mọi người đã biết chữa khí hư bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả hay không. Hãy thật sáng suốt khi điều trị để sớm loại bỏ các triệu chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trả lại môi trường “sạch” cho vùng kín.
Theo Soytebackan
Khí hư có mùi hôi: Tất tần tật những điều nên biết
Khí hư có mùi hôi là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh viêm phụ khoa, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như viêm nội mạc tử cung, viêm tắc vòi trứng, vô sinh, hiếm muộn,...
Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng khí hư có mùi hôi là gì? Đâu là cách chữa bệnh an toàn, hiệu quả nhất hiện nay?
Khí hư là gì? Đâu là nguyên nhân khiến khí hư có mùi hôi
Khí hư là dịch nhầy được tiết ra từ cơ quan sinh dục của phụ nữ có tác dụng bôi trơn và giữ độ ẩm cho vùng âm đạo. Ở trạng thái bình thường nó có màu trắng trong và không mùi. Tuy nhiên, vì lý do nào đó khí hư xuất hiện mùi hôi khó ngửi kèm theo sự thay đổi về tính chất, màu sắc sẽ báo hiệu một số bệnh phụ khoa. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng đó?
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Không thường xuyên làm sạch hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng dung dịch chất lượng kém, không thay đồ lót thường xuyên, đái dầm... đều có thể khiến khí hư ra nhiều có mùi hôi khó ngửi.
Trước và sau chu kỳ kinh nguyệt
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố của cơ thể thay đổi, lượng dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, lúc này có thể khơi dậy ham muốn tình dục và tăng lưu lượng dòng chảy của dịch âm đạo khiến khí hư màu trắng đục có mùi hôi.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Huyết trắng, khí hư ra nhiều khi mang thai do nội tiết tố, hoạt động của tử cung thay đổi và gia tăng. Cụ thể, sự gia tăng hormone estrogen và lưu lượng máu qua vùng xương chậu khiến khí hư có màu trắng kèm mùi hôi.
Phụ nữ mang thai có sự thay đổi nội tiết tố và hoạt động của tử cung
Nguy hiểm hơn nếu phụ nữ mang bầu có khí hư màu xanh, khí hư màu vàng hoặc khi hư màu nâu lẫn máu,... đó có thể là dấu hiệu bệnh viêm phụ khoa, viêm cổ tử cung,...
Do bệnh lý
Như đã nói ở trên, các bệnh lý viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, viêm vùng chậu,... đều là nguyên nhân khiến khí hư có mùi hôi. Một số người quan hệ tình dục không lành mạnh cũng có thể gặp phải bệnh lậu, bệnh chàm,... và dẫn đến tiểu buốt, sốt cao và khí hư có mùi khó chịu.
Do đó, tình trạng này khiến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống phái nữ giảm sút.
Các cách chữa khí hư có mùi dành cho chị em phụ nữ
Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị khí hư có mùi cho phái nữ như đông y, tây y, mẹo dân gian. Chị em phụ nữ nên dựa vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ mùi của khí hư để lựa chọn cách chữa phù hợp.
Thuốc chữa khí hư có mùi hôi
Để chữa khí hư có mùi hôi thối, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo, thuốc tiêm, thuốc uống, sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp,... để diệt khuẩn, tiêu viêm, cân bằng độ pH cho âm đạo, ổn định nội tiết tố.
Thuốc đặt âm đạo là một trong những cách chữa khí hư có mùi phổ biếnCách chữa khí hư có mùi hôi tại nhà
Chữa khí hư có mùi hôi tại nhà bằng mẹo dân gian là phương pháp được chị em phụ nữ áp dụng phổ biến vì đơn giản, tiết kiệm.
Với phương pháp này, người bệnh có thể lựa chọn nhiều vị thuốc gần gũi với đời sống người Việt như lá trầu không, tỏi, lá lốt để trị khí hư có mùi hôi. Đồng thời cách thực hiện cũng rất đơn giản:
- Lá trầu không: Rửa sạch và vò nát lá trầu không, sau đó lấy nước nóng vừa đun sôi dội vào lá trầu để ủ trong vòng 15 phút. Gạt bỏ lá trầu không và lấy phần nước đó để rửa bên ngoài vùng kín. Lưu ý, không thụt rửa âm đạo quá sâu và không ngâm cả vùng kín trong nước để hạn chế sự gia tăng vi khuẩn tại cơ quan sinh dục.
- Tỏi: Giã nhỏ hoặc xay nhuyễn tép tỏi để lấy nước cốt tỏi và uống hàng ngày. Hoặc phái nữ cũng có thể bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày.
- Lá lốt: Ngâm lá lốt với nước muối rồi rửa sạch để loại bỏ chất bẩn. Cho lá lốt cùng một thìa muối vào nồi nước vừa được đun sôi rồi vặn nhỏ lửa và đun thêm 2 phút nữa thì tắt bếp. Bắc nước ra rồi xông hơi âm đạo đến khi nước nguội thì dùng để rửa vùng kín. Kiên trì thực hiện 1-2 lần/tuần để nhận thấy hiệu quả.
Lá lốt là vị thuốc dân gian, an toàn cho sức khỏe và phù hợp với mọi đối tượng
Tuy nhiên mẹo dân gian chỉ là biện pháp hỗ trợ và không có tác dụng điều trị tận gốc. Vì vậy khi cơ thể xuất hiện tình trạng huyết trắng có mùi hôi khó ngửi, phái nữ nên đi thăm khám tại bệnh viện, nhà thuốc hoặc phòng khám uy tín.
Chữa khí hư có mùi hôi bằng đông y
Song song với thuốc tây, các bài thuốc đông y với thành phần từ thảo dược cũng là lựa chọn phù hợp cho chị em phụ nữ. Với cơ chế trị bệnh từ trong ra ngoài, đẩy lùi dị nguyên, loại bỏ vi khuẩn, nấm,... đồng thời nâng cao sức đề kháng, thuốc đông y sẽ đem đến tác dụng trị bệnh hiệu quả và lâu dài.
Chị em nên khám chữa và mua thuốc tây tại các nhà thuốc được chuyên gia và người bệnh đánh giá cao để tránh mua phải thuốc không rõ nguồn gốc, chứa dược liệu bẩn. Đồng thời, điều trị theo đúng liệu trình của lương y, không thay đổi hay ngưng thuốc khi chưa được đồng ý.
Trên đây là những thông tin liên quan đến triệu chứng khí hư có mùi hôi. Hy vọng sau khi đọc bài viết chị em phụ nữ đã có thêm kiến thức để phòng và trị bệnh hiệu quả. Chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh!
Theo Soytebackan.
Rửa "vùng kín" bằng nước muối, lá trầu không có thực sự an toàn? Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý là thói quen của nhiều chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp này có nên hay không và có thể gây ra những hậu quả như thế nào nếu sử dụng sai cách. Có nên vệ sinh "vùng kín" bằng nước muối sinh lý? Từ xưa, mọi người thường dùng nước...