Chùa Huyền Không Sơn Thượng – “Chốn bồng lai nơi trần thế”
Chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm ở thôn Chầm (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km về phía tây.
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông, được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989.
Thượng tọa Giới Đức còn được biết đến với bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh, là một người giỏi thơ văn, am tường hội họa và thư pháp và là một cao thủ cờ tướng. Chùa Huyền Không Sơn Thượng tuy chưa có bề dày lịch sử và kiến trúc không bề thế nhưng mang vẻ đẹp cuốn hút, hài hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên. Chùa nằm lưng chừng núi, trong không gian bát ngát màu xanh cây cối và dòng suối uốn lượn.
Quần thể chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc trên diện tích khoảng 10.000m2, trong rừng thông rộng 50 héc-ta. Các hạng mục trong khuôn viên chùa đều nhỏ xinh, ẩn mình vào thiên nhiên, được chia làm hai khu vực: Nội viện dành cho sư tăng và ngoại viện là nơi thờ cúng, sinh hoạt chung. Du khách có thể tham quan chánh điện, am Mây Tía, Nghinh lương đình, nhà khách, Chúng hòa đường, Tĩnh trai đường, tăng xá, vườn cây cảnh và các công trình phụ trợ khác.
Các công trình chủ yếu được làm từ gỗ hài hòa với thiên nhiên. Chánh điện nằm ở giữa, đơn sơ, mượn cốt một ngôi nhà rường Huế. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, lợp ngói vảy cá mang phong cách Huế. Bên trái là nhà đọc sách, bên phải là nhà sinh hoạt, rải rác phía sau là những căn nhà gỗ nhỏ để tiếp khách, đàm đạo, luyện thư pháp. Đi tiếp theo các bậc thang đá của lối đi chính, du khách sẽ đến tháp chuông – nơi có thể nhìn toàn cảnh ngôi chùa từ trên cao.
Trong khuôn viên chùa đặt nhiều tượng Phật, trồng nhiều loại cây cảnh như hoa sứ, sử quân tử, phong lan, vạn tuế, trúc, mai, phượng, tùng… Các hồ nước trong khuôn viên chùa thả hoa súng, hoa sen. Một cây cầu cong cong duyên dáng bắc lối vào đảo trên hồ. Do nằm trên núi cao và ẩn trong rừng nên khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, dễ chịu. Du khách sau khi tham quan, chiêm bái có thể nghỉ chân trong không gian ngập tràn màu xanh, lắng nghe tiếng lá xào xạc, tiếng nước chảy róc rách và tiếng chim hót liú lo.
Xen lẫn trong không gian của kiến trúc và cây cối là những bức thư pháp trên các chất liệu giấy, gỗ, đá của Thượng tọa Giới Đức. Những bức thư pháp đề thơ, câu đối chữ Việt với nội dung về Phật pháp, phong cảnh thiên nhiên, đạo lý… Cảnh sắc thiên nhiên đẹp và khoáng đạt, không gian yên bình khiến chùa Huyền Không Sơn Thượng được ví như chốn bồng lai nơi trần thế.
Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân: chốn bồng lai giữa lòng Sài Gòn
1. Đôi nét về chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Không phải tự nhiên mà chùa Huệ Nghiêm được cho là ngôi chùa đào tạo Tăng tài nổi tiếng về giới Luật của miền Nam. Bởi theo lịch sử ghi lại, chùa là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985.
Video đang HOT
Chùa còn là ngôi tự viện đầu tiên đưa giới đàn truyền giới Luật Phật giáo trong lịch sử hơn 2.000 năm truyền thừa của Phật giáo Việt Nam. Chùa Huệ Nghiêm do Hòa Thượng Thích Thiện Hòa khai sáng vào tháng 11 năm 1962. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông.
2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân cách trung tâm Sài Gòn khoảng chừng 10km. Cung đường di chuyển tới ngôi chùa khá thuận tiện và dễ dàng. Dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn 2 cách di chuyển tới chùa tiết kiệm thời gian và nhanh nhất.
Cách di chuyển đến chùa Huệ Nghiêm bằng xe máy/ô tô:
Điểm xuất phát là khu chợ Bến Thành thuộc trung tâm thành phố. Men dọc theo con đường Lê Lai rồi rẽ sang khu vực Cống Quỳnh. Tiếp đó rẽ trái và chạy thẳng theo các tuyến đường Hùng Vương, Hồng Bàng và Kinh Dương Vương. Cuối cùng, rẽ vào đường Đỗ Năng Tế, đi thêm cừng 300m là tới khu vực ngôi chùa Huệ Nghiêm.
Cách di chuyển đến chùa Huệ Nghiệm bằng xe bus:
Với học sinh/sinh viên thì xe bus chính là sự lựa chọn hợp lý để tới chùa nhanh nhất. Tại các bến xe Sài Gòn, các tuyến xe bus chạy qua chùa Huệ Nghiệm có rất nhiều, điển hình là xe bus 01, 11-9 và xe số 10. Các bến xe bus cách cổng chùa khoảng 50-100m, mất khoảng 2-3 phút đi bộ là tới nơi.
3. Những điểm đặc biệt chỉ có ở chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Ngôi chùa cổ được trùng tu hàng trăm năm sở hữu vẻ đẹp rộng rãi, xanh mướt và thoáng đãng. Khuôn viên chùa có nhiều công trình lớn. Những công trình còn lưu giữ như đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng hay khu Giới Đài. Đến với chùa Huệ Nghiêm Bình Tân, du khách thập phương sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quần thể kiến trúc hình chữ Sơn độc đáo, hiếm có theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp. Bên cạnh đó, chùa Huệ Nghiêm còn là ngôi chùa có khuôn viên rộng rãi nhất trong các ngôi chùa tại Sài Gòn.
Cổng tam quan nội Viện Giới Đài
Trước khi bước vào khuôn viên ngôi chùa, du khách sẽ được bước qua chiếc cổng tam quan mái lợp ngói mang đậm bản sắc văn hóa của người phương Đông. Màu sắc trung tính nâu trầm tạo nên nét hoài niệm. Toàn bộ cổng được làm bằng chất liệu gỗ nên trông vô cùng chắc chắn và đồ sộ. Dọc theo các cột cổng được bài trí các dòng chữ Nho cổ. Các chi tiết chạm khắc đơn giản không quá cầu kì nhưng vẫn toát lên nét tỉ mỉ và độc đáo.
Chánh điện chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Chánh điện là khu vực khá rộng chiếm phần lớn diện tích của ngôi chùa (khoảng gần 600m 2). Chánh điện có 2 lầu, mỗi lầu thờ một vị Phật khác nhau. Vị Phật Bồ Tát Quan Âm và Địa Tạng được kính cẩn tại lầu 1 có khối lượng lên tới 9 tấn. Không những vậy, phía bên trong chánh điện có cửa chạm 12 con giáp và bát bộ kim cang có giá trị nghệ thuật và văn hóa được ghi nhận kỉ lục tại Việt Nam.
Sám Hối Đường
Sám hối đường là khu vực thờ tượng tôn trí Cửu Thể Di Đà. Vị Phật tượng trưng cho 9 phẩm chất thanh cao của con người. Khu vực này tôn trí pho tượng Đức Phật A Di Đà bằng gỗ giáng hương cao nhất hiện nay (8m và nặng 16 tấn). Mỗi pho tượng tại ngôi chùa đều mang đường nét nhẹ nhàng, tinh tế. Tất cả đều toát lên vẻ thánh thiện nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.
Trai đường chùa Huệ Nghiêm
Ngài Giám Trai sứ giả được thờ thượng tại Trai đường. Xung quanh được kê nhiều bàn ghế để phục vụ cho tiểu thực đại chúng vào lúc 6h sáng. Không gian thoáng đãng, sạch sẽ và tôn nghiêm.
Thư viện chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Không chỉ có những nơi thờ phụng các chứ Phật, chùa còn xây dựng thư viện với số lượng kinh sách tương đối nhiều và đa dạng. Những đầu sách có thể tìm thấy tại chùa như Luật tạng, Thiền tông, Kinh Điển hay Phật Pháp.
4. Một số kinh nghiệm đi chùa ai cũng nên biết
Chùa Huệ Nghiêm là nơi tâm linh, thờ phụng nhiều vị thần. Do vậy khi tới đây, du khách cần lưu ý những điều sau:
Ăn mặc gọn gàng, lịch sự không mặc những bộ đồ hở hang hay thiếu vải gây mất sự uy nghiêm ở nơi cửa Phật.
Không làm ồn ảnh hưởng tới không gian thanh tịnh của chùa.
Không tự ý cài tiền lên các pho tượng Phật, nếu có lòng thành bạn chỉ cần bỏ vào hòm công đức.
Người đến chùa cần có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn những dấu tích lịch sử còn lưu lại của ngôi chùa.
Thể hiện thái độ và cách hành xử trang trọng trước các thầy, các sư cô.
Nếu có chụp ảnh check-in cũng không được tạo dáng phản cảm. Chú ý những địa điểm không được chụp hình.
Khám phá chốn bồng lai tiên cảnh Nhật Bản là một quốc gia xinh đẹp với những địa điểm cứ tưởng như mơ. Những tòa lâu đài ngàn năm tuổi, tuyến đường ven bãi biển trải dài, cánh đồng hoa bát ngát,... khiến khách du lịch Nhật Bản không khỏi ngỡ ngàng trước những khung cảnh nên thơ này. Những địa điểm rất đặc biệt dưới đây sẽ khiến bạn...