Chùa Hương – ‘Nam thiên đệ nhất động’
Chùa Hương (còn gọi là Chùa Hương Sơn) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, là một quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Ngoài sự linh thiêng tự ngàn xưa, chùa lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Chùa Hương khai hội vào mùng 6 Tết hàng năm, lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đến nay, Chùa Hương và lễ hội nơi đây đang giành 5 cái nhất của thiên hạ. Đầu tiên là tự ngày xưa chùa Hương đã được Vua ban tặng: “Nam thiên đệ nhất động”, nơi đây còn là lễ hội dài nhất (kéo dài 3 tháng). Đây là lễ hội có đông người tham dự nhất nước ta và suối Yến đã ghi lập kỷ lục có nhiều đò, ghe nhất để chở du khách vào chùa. Và cuối cùng, chùa Hương là địa danh có nhiều bài thơ tình, ý nhị, nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Nguyễn Nhược Pháp…
Du khách trẩy hội Chùa Hương. Ảnh: Công Hùng
Du khách tới đây không chỉ được cầu an, vãn cảnh chùa mà còn để thưởng thức phong cảnh đẹp không nơi nào có được. Phong cảnh nơi đây tựa như một bức tranh thủy mặc, không chỉ là nơi để cầu tụng mà còn là địa điểm lý tưởng để bạn dành ra những phút giây thư giãn thoát khỏi cuộc sống mưu sinh đời thường.
Đến đây, người ta sẽ nhớ ngay đến bài thơ “Rau sắng chùa Hương” của Tản Đà. Đó là vào mùa Xuân năm 1922, trong hoàn cảnh túng thiếu, ông không đi hội chùa Hương được, ngồi ở Hà Nội, nhớ hội chùa, nhớ rau sắng (sản vật nổi tiếng ở chùa Hương), ông làm bài thơ tự tình: “Muốn ăn rau Sắng chùa Hương/ Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa/ Mình đi ta ở lại nhà/ Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm”.
Chùa Hương nhộn nhịp mùa lễ hội đầu năm, nhưng khá nhiều người đến chùa vào dịp đầu Hạ hoặc mùa Thu – thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10. Thay vì chen chúc kéo nhau đi lễ chùa, đi dạo hội du khách sẽ có thời gian để thả hồn vào bức tranh thiên nhiên yên tĩnh hữu tình và trầm mặc, điểm xuyết thêm vài chiếc thuyền lãng đãng trôi trên mặt nước, cảnh tượng thanh tịnh đến lạ kỳ.
Video đang HOT
Vẻ đẹp thiên tạo đầu tiên có lẽ phải kể đến suối Yến, con suối có nét đặc thù riêng ở một địa danh hấp dẫn, dòng suối Yến như tà áo dài của người phụ nữ Việt buông nhẹ giữa hai bên núi. Hoa súng, hoa lau đua nhau khoe sắc, lấp ló hai bên bờ những ngọn núi trùng điệp mà thiên nhiên ban tặng vô tình được con người đặt cho cái tên gọi: Núi Ngũ Nhạc, Núi Voi Phục, Núi Mâm Xôi…
Bốn mùa trong năm, đường tới chùa thật đẹp. Hai bên đường là bãi mía, nương dâu xanh ngắt một màu. Tên là Bến Đục, nhưng nước lại trong veo. Con thuyền nhỏ, khoan thai lướt trên suối Yến đưa chúng tôi vào Thiên Trù, rồi ngược đà núi lên chùa Hương Tích, thi thoảng mới gặp người cùng đi hoặc người ngược xuống, lúc gặp nhau tay để trước ngực, miệng đọc câu: A Di Đà Phật, một cách cung kính lễ phép. Đường núi lên chùa thật thanh tịnh, linh thiêng, huyền bí, và tĩnh lặng, nghe được cả tiếng chuông, tiếng mõ đâu đó vẳng ngân, đúng như Chu Mạnh Trinh đã viết về chùa Hương: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái/ Lững lờ khe nước, cá nghe Kinh”.
Nói đến quần thể di tích chùa Hương, người ta cũng không nhắc đến động Hương Tích. Ngay lối xuống hang có cổng lớn, trên cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá, vách động có năm chữ Hán có nghĩa là “Nam thiên đệ nhất động” được khắc từ năm 1770, được cho là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739 – 1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.
Cửa động Hương Tích có lối lên Trời, lối xuống Âm Phủ. Nơi đây là điểm hội tụ nhiều cảnh đẹp của chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Kình với chim ca, vượn hót, tiếng suối róc rách như bản hòa tấu muôn màu sắc và thanh âm của thiên nhiên. Trong động, nhũ đá có các hình thù đa dạng, những “dòng sữa mẹ” tinh khiết chảy giọt từ trên khe đá xuống hòa vào không gian tĩnh lặng mùa Thu cũng là một trải nghiệm thú vị.
Lễ hội chùa Hương vắng vẻ bởi dịch Covid-19
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, lễ hội chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức) - một trong những điểm du lịch tâm linh lớn nhất miền Bắc vắng vẻ lạ thường dù đang chính hội.
Theo ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, tính tới thời điểm hiện nay lễ hội chùa Hương 2020 mới đón 25.000 lượt khách về trẩy hội, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, mùa lễ hội năm 2019 có ngày cao điểm chùa Hương đón 7.000 khách và tổng lượng khách cả năm là 1,3 triệu khách.
Dù là ngày cuối tuần, nhưng bến xe khách Hương Sơn khá vắng vẻ. Theo anh Nguyễn Văn Tư - một người bán hàng cạnh bến xe, tầm này mọi năm mỗi ngày bến xe này có từ 300 - 400 xe khách đậu tại đây. Tuy nhiên năm nay từ đầu hội, mỗi ngày chỉ có lác đác vài chiếc.
Những chiếc xe điện trống khách, nằm chờ ở bến.
Nhiều lái xe điện ngồi "tán chuyện" trong lúc chờ đón khách.
Con đường dẫn vào Bến Yến vắng vẻ như ngày dưng.
Một số lái đò buồn thiu vì cả ngày chưa đón được khách nào.
Ông Nguyễn Văn Hai - một lái đò tại đây than thở: "Tôi ra đây đón khách từ 4 giờ sáng, nhưng đã gần trưa mà chưa đón được đoàn nào. Nếu như tầm này năm ngoái, mỗi ngày ít nhất tôi cũng phải đón được 2 đoàn".
Nhiều lái đò ngồi ngáp ngủ vì từ sáng chưa đón được đoàn khách nào.
Mùa lễ hội năm nay có 670 đò đăng ký chở khách tại Bến Yến. Tuy nhiên, đa số vẫn trong cảnh ăn trực, nằm chờ tại đây vì không có khách.
Do không có khách nên nhiều đò đã được kéo lên bờ.
Một lái đò may mắn vì đã mời được 2 khách đi đò.
Khách hàng đi lễ hội chùa Hương đều đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19.
Các cửa hàng tạp hóa tại Bến Yến vắng vẻ người mua - bán.
Nhà ăn tại Bến Yến không một bóng người
Khách sạn Mai Lâm - một trong những khách sạn lớn nhất tại đây cũng có rất ít du khách ra vào.
Do không có khách, nhiều chủ hàng đã chọn cách đóng cửa hàng.
Theo kinhtedothi.vn
Chợ phiên vùng cao - nơi lưu giữ văn hóa truyền thống Từ ngàn xưa, Cao Bằng được mệnh danh là kho tàng của các giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo, trong đó có giá trị chợ phiên của các dân tộc anh em với 55 phiên chợ huyện, chợ liên xã của 9 dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt của non nước Cao Bằng. Chợ phiên...