Chữa ho lâu ngày do nhiễm lạnh với cây hắc sâm
Theo Y học cổ truyền, huyền sâm có vị ngọt hơi đắng, tính hàn. Quy kinh phế, vị, thận. Huyền sâm được xếp vào loại thuốc thanh nhiệt giáng hỏa, sinh tân,
Bà con thường thu hái rễ củ của cây hắc sâm (huyền sâm), về phơi khô để dùng dần. Theo Y học cổ truyền, huyền sâm có vị ngọt hơi đắng, tính hàn. Quy kinh phế, vị, thận. Huyền sâm được xếp vào loại thuốc thanh nhiệt giáng hỏa, sinh tân, dưỡng huyết, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, nhuyễn kiên tán kết, tức làm mềm các khối rắn, như nhọt độc, u, cục, lao hạch. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu khát, tư bổ thận âm.
Cây hắc sâm còn có tên gọi là trọng đài, chính mã, lộc tràng, huyền đài, huyền sâm, nguyên sâm… Là loại cây thân thảo, cao 1,0 – 1,5m thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, bốn góc hơi lồi ra, lá hình trứng, mọc đối chữ thập, mép có răng cưa nhỏ và đều, dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 6cm, cuống ngắn, ra hoa vào mùa hạ, mọc thành chùm. Hoa hình ống, màu vàng nâu, quả màu xanh, khi chín màu đen, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về dược liệu, kết quả cho thấy dược liệu có công dụng làm giảm sốt, giảm các phản ứng viêm nhiễm, diệt được các vi khuẩn staphylocoque, streptocoque… là những vi khuẩn gây viêm nhiễm thường gặp.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm:
Bài 1: Chữa ho lâu ngày do nhiễm lạnh: Huyền sâm, cát cánh, đương quy, bạch thược mỗi vị 6g; cam thảo 4g, mạch môn, sinh địa, mỗi vị 8g; bách hợp 10g; thục địa 12g. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm đổ 600ml nước sắc nhỏ lửa còn 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc còn ấm, dùng liền 3 tuần.
Video đang HOT
Bài 2: Trị mụn nhọt, mẩn ngứa do nhiệt: Huyền sâm, liên kiều, sinh địa, kim ngân hoa, mạch môn mỗi vị 12g; đạm trúc diệp 10g; đan sâm 8g; hoàng liên 6g. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc còn ấm, dùng liền 2 tuần lễ.
Bài 3: Trị viêm họng: Huyền sâm, sài đất, thổ phục linh mỗi vị 12g; cam thảo 6g. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc còn ấm, dùng 1 tuần.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Huyền sâm 16g; sinh địa, thiên hoa phấn mỗi vị 20g; mạch môn, tri mẫu mỗi vị 12g, thạch cao 20g; hoàng liên 4g. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc còn ấm, 2 tuần một liệu trình.
Bài 5: Trị nhiệt miệng: Huyền sâm, sa sâm, mạch môn, hoàng bá, ngọc trúc mỗi vị 12g; sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; tri mẫu, đan bì mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc còn ấm, dùng liền 1 tuần.
Lưu ý: Dược có tính lạnh nên không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng… Vì vậy, để bài thuốc có hiệu quả trước khi áp dụng cần sự tư vấn của lương y có uy tín.
Theo Sức khỏe đời sống
Bài thuốc 2 vị dân dã trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Ít người biết rằng rau muống còn được dùng để trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Có hai loại: rau muống nước và rau muống cạn. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả hình cầu, hạt có lông, màu hung.
Trong rau muống có chứa 92% nước, các chất protit, gluxit, xenlulozơ, tro, can xi, photpho, sắt, caroten, vitamin, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2... và nhiều chất nhầy. Ngoài công dụng là thực phẩm giải nhiệt trong mùa nóng, rau muống còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,... Sau đây là những bài thuốc chữa bệnh sử dụng rau muống:
Thanh nhiệt, giải độc, phòng chống say nắng, say nóng: Dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh hoặc muối uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng. Có thể dùng thường xuyên trong mùa hè.
Giải độc (say sắn nhẹ): Lấy rau muống một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt (khoảng 150ml) uống. Hoặc lấy 100g rau muống, rửa sạch, cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.
Đau dạ dày với triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ đỡ các triệu chứng trên.
Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Nhuận tràng: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Các món ăn từ rau muống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng.
Chữa dị ứng, rôm sảy, mẩn ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.
Lưu ý: Những trường hợp bị suy nhược nặng, hư hàn không nên ăn nhiều rau muống. Người có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, ăn nhiều rau muống có thể làm sẹo lồi xấu. Không dùng nếu đang uống một số loại thuốc Đông y theo chỉ định của thầy thuốc.
Trí Thức Trẻ
Lá tre chữa tràn dịch màng phổi Lá tre (tên thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp) - một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời. Ảnh minh họa: Internet Dược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh có dùng...