Chữa ho khan ở trẻ em
Ho khan là khi ho không tạo ra đờm. Ho khan rất phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể xảy ra một số lần trong năm vì những lý do khác nhau.
Nước chanh mật ong – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Có nhiều nguyên nhân gây ho khan ở trẻ em. Phổ biến nhất là do viêm mũi, viêm phế quản hoặc viêm thanh quản…, theo trang tin Steptohealth. Cũng có một số tình huống đặc biệt có thể gây ho khan như trong môi trường đầy khói thuốc lá, độ ẩm quá cao hoặc khi trải qua sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Sau đây là một số biện pháp tự nhiên để trị ho khan ở trẻ em.
Uống nước khi bị kích thích đường thở là thực sự quan trọng để cải thiện các triệu chứng. Nhắc nhở con bạn uống đủ nước trong ngày và không uống nước lạnh để giảm ho.
Video đang HOT
Xông hơi hoặc tắm nước ấm là một cách khác giúp giảm ho cho trẻ. Để có kết quả tốt nhất, con bạn nên hít thở trong hơi nước ấm nếu có thể, trong khoảng 20 phút. Điều này sẽ giúp giảm kích ứng và làm ẩm đường hô hấp. Lưu ý kiểm tra nhiệt độ để hơi nước không quá nóng đối với trẻ.
Uống nước ép từ táo, lê, dưa hấu, dâu tây. Nếu con bạn bị ho khan, không cho trẻ dùng nước ép từ cam, quýt, bưởi để giảm nguy cơ tạo ra chất nhầy, đờm.
Uống nước chanh mật ong. Cho trẻ uống một muỗng mật ong với vài giọt chanh trước khi đi ngủ là cách tuyệt vời để giảm ho khan.
Thông thường, ho khan dễ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm do trẻ nằm. Tư thế này làm tăng sự khó chịu và kích thích niêm mạc gây ho.
Uống sirô ho tự nhiên từ chanh và mật ong giúp loại bỏ vi khuẩn và làm ẩm cổ họng.
Chuẩn bị 336 ml mật ong, 125 ml nước và 1 quả chanh. Đun nóng mật ong trong chảo ở nhiệt độ thấp (đừng để sôi vì sẽ làm mất chất trong mật ong). Đổ nước vào chảo và thêm nguyên quả chanh vào chảo. Nấu chanh trong 3 phút cho đến khi nó mềm. Lấy chanh ra khỏi bếp, lọc lấy nước và để nguội.
Sau đó, cắt chanh thành lát và loại bỏ hạt. Nhúng các lát chanh vào mật ong trong chảo và để lửa riu riu trong một giờ. Tiếp theo, tắt bếp và vớt các lát chanh ra ngoài. Cuối cùng, để nguội và đổ hỗn hợp trong chảo vào lọ thủy tinh có nắp.
Cả người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng sirô này để làm dịu cơn ho khan. Trẻ em có thể dùng một nửa muỗng cà phê với 3 lần/ngày. Người lớn dùng bao nhiêu tùy thích. Nếu thử các biện pháp trên mà vẫn không hiệu quả, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ.
Theo thanhnien
Hít khói thuốc cũng làm tăng rủi ro hụt hơi ở trẻ em
Nghiên cứu mới cho thấy chỉ 1 giờ tiếp xúc với khói thuốc lá mỗi tuần có thể làm tăng rủi ro bị các triệu chứng hô hấp, chẳng hạn như hụt hơi và ho khan vào ban đêm ở thiếu niên, theo hãng tin IANS.
Shutterstock
"Không có mức độ an toàn của việc tiếp xúc khói thuốc thụ động. Thậm chí một lượng tiếp xúc nhỏ vẫn có thể dẫn đến việc đi cấp cứu và các vấn đề sức khỏe đối với tuổi teen", tác giả nghiên cứu Ashley Merianos thuộc Đại học Cincinnati (Mỹ) nói.
Nhằm tìm hiểu vấn đề trên, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên 7.389 nam nữ thiếu niên Mỹ không hút thuốc và không bị hen suyễn.
Phát hiện của họ cho thấy những thiếu niên tiếp xúc với khói thuốc chỉ trong 1 giờ mỗi tuần có nguy cơ thấy khó vận động cao hơn 1,5 lần và có nguy cơ thở khò khè trong và sau khi vận động cao hơn 2 lần.
Các đối tượng trên cũng có nguy cơ hụt hơi vào ban đêm cao hơn 2 lần và khả năng nghỉ học vì bệnh cao hơn 1,5 lần.
"Các bác sĩ hoặc chuyên viên y tế có thể tư vấn cho cha mẹ và những thành viên khác có hút thuốc trong gia đình để giúp họ từ bỏ thói quen này. Cha mẹ cũng nên được tư vấn về cách ngăn ngừa và giảm bớt sự tiếp xúc khói thuốc thụ động của con cái trong độ tuổi vị thành niên. Mặt khác, các chuyên viên y tế cũng nên giáo dục thiếu niên về những mối nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng thuốc lá để ngăn các em tập tành phì phèo hút thuốc", bà Merianos nói.
Kết quả đã được công bố trên chuyên san Pediatrics.
Theo thanhnien.vn
Đừng xem thường tình trạng khô mắt vì biến chứng rất nghiêm trọng và đây là cách để nhận biết Nghiêm trọng hơn, chứng khô mắt này đang xảy ra ngày càng nhiều ở giới trẻ nhưng chúng ta lại chủ quan, xem thường. Chứng khô mắt là gì và có thể gây biến chứng nguy hiểm đến mức nào? Hội chứng khô mắt (DES - Dry Eye Syndrome) là một rối loạn phổ biến của màng phim nước mắt, xảy ra khi...