Chữa hen suyễn bằng thực phẩm
Chữa hen suyễn thể phong nhiệt
Ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng, ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Để bồi bổ cho người bị hen suyễn thể phong nhiệt có thể dùng các món sau:
Canh rau hẹ:
Nguyên liệu: rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, lá dâu tằm 30g tươi.
Cách làm: hoa đu đủ đực, lá dâu tằm giã nát, hòa với 300ml nước lọc lấy nước (bỏ xác) đem đun sôi. Cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Chia hai-ba lần ăn trong ngày. Ăn liên tục ba ngày, sau đó cách một-hai ngày ăn một lần.
Bột lá dâu, lá khế:
Nguyên liệu: lá dâu tằm 300g, lá khế 100g, hạt tía tô 40g. Tất cả rửa thật sạch, phơi hoặc sấy khô, tán bột. Ngày dùng 50g, hãm với 100ml nước sôi, uống vào buổi sáng.
Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà.
Chữa hen suyễn thể phong hàn
Ở thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt. Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong hàn:
Nước đinh hương, mật ong:
Nguyên liệu: đinh hương 5-6 nụ, mật ong 50ml.
Cách làm: nấu sôi đinh hương với 100ml nước, thêm mật ong vào khuấy đều. Chia hai-ba lần uống trong ngày.
Canh rau hẹ, hoa đu đủ đực:
Nguyên liệu: rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, gừng tươi
10-15g (ba lát nhỏ).
Video đang HOT
Cách làm: hoa đu đủ đực, gừng tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước, lọc lấy nước (bỏ bã), đun sôi rồi cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn.
Chia hai-ba lần ăn trong ngày. Ăn liên tục ba ngày, sau đó cách một-hai ngày ăn một lần.
Chữa hen suyễn thể phong đàm
Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đàm nhớt, khò khè liên tục, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn. Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong đàm:
Trứng gà ngâm nghệ:
Nguyên liệu: trứng gà một quả, nghệ vàng 50g, muối ăn.
Cách làm: dùng kim khoan hai lỗ nhỏ ở hai đầu quả trứng gà. Nghệ vàng rửa sạch, giã nhỏ, thêm 100ml nước vào lọc lấy nước, hòa với ít muối (khoảng một muỗng cà phê muối). Ngâm trứng gà vào nước nghệ ba ngày.
Ba ngày ăn một quả. Ăn liên tục 10 quả.
Nguyên liệu: chanh một quả, gừng tươi 10g, muối ăn 1/2 muỗng cà phê.
Cách làm: giã nát gừng với muối ăn rồi cho vào ruột quả chanh. Nướng quả chanh trên lửa than đến khi vỏ chanh có màu vàng đều.
Ép lấy nước chanh cho bệnh nhân uống hai-ba lần trong ngày. Uống liên tục năm ngày.
Nước mật ong, quế:
Nguyên liệu: mật ong 30ml, bột quế 2-3g.
Cách làm: hòa mật ong, bột quế với 150ml sữa nóng. Chia uống một-hai lần trong ngày.
Theo PNO
Gần 30% trẻ em TP HCM bị hen suyễn
Hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp và gây tử vong hàng đầu trong các bệnh mãn tính ở trẻ em.
Thạc sĩ, bác sĩ Võ Nguyễn Diễm Khanh, Bệnh viện quốc tế Thành Đô cho biết, tỷ lệ người bệnh hen tăng gấp đôi trên toàn thế giới trong vòng 20 năm qua. Theo thống kê của tổ chức chuyên nghiên cứu về hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu, riêng ở TP HCM tỷ lệ trẻ bệnh hen là 29,1%, cao nhất ở vùng châu Á.
Hen suyễn là tình trạng các đường thở trong phổi bị viêm mạn tính và hẹp lại. Tình trạng này lúc nào cũng hiện diện, ngay cả những khi trẻ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích, đường thở trẻ bị viêm và hẹp nhiều hơn, không khí đi vào phổi rất khó khăn.
Cơn hen cấp tính khiến phổi dễ bị xẹp, bị nhiễm trùng phổi kèm theo suy hô hấp, tổn thương não do thiếu oxy. Ở hen mãn tính, phế nang bị giãn, mất dần chức năng phổi, trẻ khó thở khi gắng sức, không tham gia được các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi như trẻ bình thường được.
Trẻ hen suyễn thường khó thở khi gắng sức, không tham gia được các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi như trẻ bình thường được. Ảnh: Lê Phương.
Theo bác sĩ Diễm Khanh, cơ chế bệnh sinh của hen suyễn có sự tham gia của 2 nhóm yếu tố. Yếu tố chủ thể gồm di truyền, cơ địa dị ứng, tăng đáp ứng phế quản, giới tính (trẻ nam), chủng tộc. Yếu tố môi trường gồm các chất gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật như chó mèo, nấm mốc, bụi nhà, thức ăn), thay đổi thời tiết (từ trời nóng sang trời mưa, máy lạnh), ô nhiễm không khí (hóa chất công nghiệp, xăng dầu, khói thuốc lá), nhiễm trùng đường hô hấp (cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản), các yếu tố tâm lý (xúc động mạnh, vui buồn quá độ), vận động gắng sức...
Một số yếu tố như trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhũ nhi, thuốc hạ sốt Aspirin cũng góp phần làm khởi phát và làm nặng cơn hen.
Cần nghĩ tới hen suyễn khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu:
- Khò khè theo mùa hay khò khè tái phát (từ 3 lần trở lên trong vòng một năm).
- Ho từng cơn, ho dai dẳng đặc biệt là ban đêm và sáng sớm.
- Xuất hiện ho, khò khè, khó thở hay triệu chứng nặng hơn sau hoạt động thể lực hoặc khi có sự hiện diện của các yếu tố kích thích.
- Cảm giác tức ngực, đau ngực (ở trẻ lớn).
- Khi khám thấy trẻ thở khò khè, có thể nghe tiếng rít khi thở ra, thở nhanh hay khó thở.
Cần nhớ khò khè không phải luôn luôn là hen. Hen có thể hiện diện mà không có khò khè.
Kiểm soát yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen:
- Hạn chế máy lạnh khi thay đổi thời tiết.
- Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng. Giặt áo gối, thú bông bằng nước nóng mỗi tuần. Không nuôi chó, mèo trong nhà. Vệ sinh nhà cửa, xịt thuốc diệt côn trùng thường xuyên.
- Không hút thuốc khi gần trẻ.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường
- Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm, phế cầu...
- Tránh căng thẳng, stress tâm lý trong trường học, gia đình... Tránh vui buồn quá độ.
- Tránh những hoạt động gắng sức.
Bác sĩ Diễm Khanh nhấn mạnh, cần điều trị dự phòng hen để ngừa các yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen, dùng thuốc điều trị dự phòng, theo dõi định kỳ chức năng phổi (trẻ lớn), điều trị cắt cơn hen... Thuốc dự phòng hen cần dùng hàng ngày trong thời gian dài. Không nên tự ý ngưng thuốc ngừa cơn ngay cả khi bạn cảm thấy trẻ khỏe mạnh. Khi cần sử dụng thuốc cắt cơn hơn 3-4 lần một tuần là dấu hiệu bệnh hen không được kiểm soát tốt.
8 câu hỏi đặt ra khi bệnh hen không được kiểm soát tốt.
- Có phải tại môi trường sống của trẻ?
- Có phải tại môi trường nhà trẻ, trường học?
- Có phải tại cha mẹ cho trẻ dùng thuốc không đúng cách (không đủ liều, không đều đặn)?
- Có phải tại cha mẹ chưa biết đầy đủ về bệnh hen?
- Có phải tại cha mẹ không biết độ nặng bệnh hen của con mình?
- Có phải tại trẻ không được điều trị đúng thuốc (không phân biệt thuốc cắt cơn, ngừa cơn)?
- Có phải tại trẻ dùng bình hít, buồng đệm không đúng cách?
- Có phải trẻ mắc bệnh hen?
Lê Phương
Theo VNE
Tác hại từ việc lạm dụng thuốc kháng sinh Chúng ta thường dùng thuốc kháng sinh mỗi khi ngả bệnh. Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, theo hãng tin Times News Network. Hãy ăn nhiều trái cây để bổ sung dưỡng chất tăng sức đề kháng cho cơ thể - Ảnh: Thái Nguyên Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể...