Chùa giả sắp bị đóng cửa
Cơ sở Tiên Phước 2 hoạt động không có giấy phép; diện tích, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng; cán bộ phụ trách không có bằng cấp, chứng chỉ; y tế, dinh dưỡng không bảo đảm.
Liên quan đến cái chết của bé Hoa Quỳnh tại ngôi “chùa” tự phát Tiên Phước 2 nằm trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân – TPHCM, theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi mất, bé Quỳnh đã có triệu chứng bệnh trở nặng (hay nôn ói, mặt tím tái) từ nhiều ngày trước nhưng bà Nguyễn Thị Vân vẫn không đưa đi bệnh viện để cứu chữa. Đến đêm 9-1, khi bé Quỳnh co giật và lả dần đi thì bà Vân mới gọi điện kêu xe đến chở bé đi. Do quá muộn nên Hoa Quỳnh đã chết trên đường và việc đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ còn tác dụng để làm giấy chứng tử.
Tiên Phước 2 không đủ điều kiện hoạt động
Điều dư luận đang quan tâm là vì sao UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân đã nhanh chóng làm giấy khai tử để bà Vân vội vã đưa thi thể cháu Quỳnh đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa hỏa táng khi trời chưa kịp sáng? Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, nói: “Chúng tôi làm giấy khai tử thì bà Vân mới có thể đưa đi hỏa táng được. Vì bà Vân có làm giấy khai sinh cho Hoa Quỳnh nên việc hỏa táng hay chôn cất là quyền của bà ta” (?!).
Theo luật sư Trương Thị Hòa, đây không phải là chuyện của một cá nhân hay gia đình nên việc hỏa táng ngay cháu bé mà cơ quan chức năng không làm các thủ tục lập biên bản, khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân và truy trách nhiệm là sai.
Về tình trạng hoạt động của cơ sở Tiên Phước 2, làm việc với phóng viên ngày 12-1, ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết chưa thể ký vào bản kết luận thanh tra đối với cơ sở này do có nhiều điểm cần phải làm rõ hơn. “Điều chúng tôi quan tâm là phải xác định cơ sở này có đủ điều kiện nuôi dạy trẻ mồ côi, cơ nhỡ hay không để làm căn cứ cho việc xử lý. Tuy nhiên, trên thực tế, nơi này không đủ cơ sở pháp lý để hoạt động. Cụ thể như chưa có giấy phép; diện tích, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng; cán bộ phụ trách không có bằng cấp, chứng chỉ; y tế, dinh dưỡng không bảo đảm… là không bảo đảm. Hơn nữa, đã xảy ra 3 cái chết của trẻ được nuôi dưỡng tại đây!”.
Video đang HOT
Các em bé tại Tiên Phước 2 thường xuyên té ngã do nơi ở không bảo đảm an toàn và thiếu người trông coi
Đề nghị đóng cửa
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hồng Bạch, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH quận Bình Tân, cho biết đang làm tờ trình gửi UBND quận đề nghị đóng cửa Tiên Phước 2, khi đó các cháu còn lại sẽ được gửi đến các trung tâm bảo trợ xã hội Nhà nước trên địa bàn TPHCM để nuôi dưỡng. Theo bà Bạch, qua buổi làm việc ngày 11-1 với bà Nguyễn Thị Vân, tổ công tác đã thẩm định, rà soát lại một lần nữa cơ sở pháp lý cũng như điều kiện thực tế và những vi phạm tại đây để đi đến quyết định cuối cùng là chấm dứt hoạt động bất hợp pháp của Tiên Phước 2. Trong buổi làm việc này, bà Vân đã ký vào biên bản thừa nhận các vấn đề đã được cơ quan chức năng xác định. “Vấn đề này đang rất bức xúc, do vậy chúng tôi sẽ xử lý rốt ráo trong thời gian sớm nhất”- bà Bạch khẳng định.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cũng cho biết những công việc mà chính quyền địa phương và các ban, ngành đang gấp rút tiến hành trong những ngày gần đây là nhằm đi đến kết thúc hoạt động của Tiên Phước 2, một cơ sở vốn nhiều tai tiếng đóng trên địa bàn.
Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM: Cần làm rõ các dấu hiệu vi phạm hình sự
Theo những gì báo chí phản ánh thì đây là một chuyện rất bức xúc, phải giải quyết sớm. Các cơ quan Nhà nước cần xem xét lại công tác quản lý không chặt chẽ, để cá nhân lợi dụng việc làm từ thiện khai thác những đứa trẻ mồ côi, gây thiệt hại cho các cháu. Trách nhiệm thuộc về ngành LĐ-TB-XH và chính quyền địa phương. Về cá nhân bà Nguyễn Thị Vân, theo tôi đã có các dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự mà cơ quan điều tra cần phải làm cho rõ.
Tại điều 110 Bộ Luật Hình sự, người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật thì bị phạt tù từ một năm đến 3 năm. Cách đối xử của chủ cơ sở này đối với trẻ mồ côi, để trẻ bệnh tật, suy kiệt dẫn đến chết mà không kịp đưa đi cấp cứu cũng là dấu hiệu hành hạ người khác, vì không chỉ có một trường hợp mà đã có 3 em nhỏ bị chết tại đây rồi. Ngoài ra, nếu có thủ đoạn lợi dụng việc nuôi trẻ mồ côi để vụ lợi tiền của đóng góp từ thiện thì đây là dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 Bộ Luật Hình sự.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xây chùa giả, hốt bạc thật
Bằng việc xây lên một cái nhà, tự đặt tên "chùa Tiên Phước 2" rồi nhặt trẻ mồ côi về nuôi, vị "trụ trì" đã giàu lên nhanh chóng nhờ vào tiền đóng góp của bá tánh.
Chúng tôi tìm đến "chùa" Tiên Phước 2 (số 6/52/1 tổ 33, khu phố 6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân-TPHCM) vào một sáng chủ nhật. Cảm nhận đầu tiên về nơi này chính là sự... tiếp thị rất đỗi chuyên nghiệp của người "trụ trì".
Từ Quốc lộ 1A vào đến "chùa" đoạn đường dài chưa đầy 500m nhưng có đến 4 tấm bảng chỉ dẫn, ghi "Chùa Tiên Phước 2, nuôi trẻ mồ côi, lớp học tình thương Hoa Sen", tuy nhiên chữ "chùa" đã bị xóa mờ sau khi dư luận phản ứng vì biết đây là... chùa giả, chưa được Giáo hội Phật giáo công nhận.
Tiếp cận chùa... giả
Ở đoạn cuối con hẻm cụt, ngôi nhà 3 tầng được sơn màu vàng phía bên ngoài, có trang trí rồng, phù điêu và tượng Phật chính là nơi mà "trụ trì" Nguyễn Thị Vân tự đặt "chùa", lập nơi nuôi trẻ mồ côi.
Tầng trệt là kho chứa hàng quà từ thiện, tầng 1 là phòng máy lạnh, nơi nghỉ của "trụ trì", còn toàn bộ tầng 2 là nơi ăn, ở, sinh hoạt của 13 cháu bé nhiều lứa tuổi khác nhau.
Bé Nguyễn Thanh Hoa Sen (3 tuổi) mặt luôn nhăn nhó bởi trên trán có cục u xanh tím, trong khi bé Nguyễn Thanh Phương (3 tuổi) trông mặt khôi ngô, trắng trẻo nhưng trên đỉnh đầu phủ dày từng lớp vảy trắng vì bị nấm ăn, tóc rụng từng mảng.
Trên những chiếc giường có thanh chắn, các bé từ mới tập lật cho đến vài ba tuổi được đặt nằm chung, nhiều em cào cấu vào mặt nhau, thậm chí nằm đè lên tay trẻ sơ sinh. Dưới nền nhà, một bé lớn xô bé nhỏ ngã trên nền gạch làm em khóc thét...
Tình cờ tại đây, chúng tôi gặp nhóm khách đến thăm mang theo thùng sữa bột to tướng. Vừa khiêng lên đến lầu, họ liền khui ra, tháo các nắp nhựa và bóc hết tem trên các hộp sữa.
"Sư cô" Nguyễn Thị Vân săm soi sữa hộp do nhà hảo tâm mang đến trước ánh mắt thèm thuồng của các cháu
Chị Ng.T.H, một người trong nhóm, khẽ tiết lộ: "Đây là kinh nghiệm của bọn mình. Bóc như vậy mới hy vọng các cháu nhỏ được uống sữa, nếu để nguyên hộp thì bà ta kêu lái buôn vào bán lại hết".
Theo phản ánh của nhiều người dân sống quanh khu vực, thường vào buổi tối cuối tuần, bà Vân gọi điện thoại kêu người của tiệm tạp hóa ở ngoài vào bán lại hết các loại sữa do những người làm từ thiện mang đến cho trẻ mồ côi.
"Sư cô" quá giàu!
Đầu năm 2011, 57 phụ nữ là những bà mẹ trên diễn đàn Hội quán Những tấm lòng nhân ái cùng ký vào đơn gửi lên báo. Nội dung đơn phản ánh việc bà Nguyễn Thị Vân tại "chùa" Tiên Phước 2 lợi dụng 13 trẻ mồ côi, khuyết tật để kinh doanh lòng từ thiện.
Qua một thời gian dài bỏ nhiều tiền bạc, công sức gắn bó với cơ sở này để chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh, rất nhiều nhà hảo tâm nhận ra bà Vân không phải là một nhà sư chân chính, nuôi trẻ mồ côi không phải vì lòng nhân mà để làm giàu cho bản thân.
"Chùa" Tiên Phước 2 được tiếp thị trên mạng internet...
Sửa sai hoặc giải tán! Chiều 9-1, trao đổi với phóng viên, hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, cho biết xung quanh những thông tin không hay về chùa Tiên Phước 2, Thành hội đã can thiệp, tìm hướng giải quyết. Quan điểm của Thành hội là người đứng đầu chùa phải sửa sai hoặc giải tán mọi hoạt động núp dưới danh nghĩa nhà chùa, bởi chùa Tiên Phước 2 là ngôi chùa tự phát, mọi hoạt động đều không xin phép Thành hội. Thành hội đã giao cho Ban Đại diện Phật giáo quận Bình Tân kết hợp với chính quyền giải quyết vụ việc, tuy nhiên đến nay Ban Đại diện Phật giáo quận vẫn chưa báo cáo kết quả về Thành hội.
Tiền, hàng đóng góp từ thiện cho nơi này rất nhiều nhưng bà Vân chỉ lo gom góp mua đất cất nhà, để các cháu bé sống trong cảnh thiếu thốn, bệnh tật. Tệ hại hơn, khi một số nhà hảo tâm, trong đó có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ TPHCM, không cầm lòng trước bệnh tình của một cháu bé tên Hoa Quỳnh, đề nghị đưa cháu vào bệnh viện chữa bệnh thì luôn bị bà Vân cự tuyệt.
Chị T.L.P, thành viên diễn đàn Trái tim nhân ái, bức xúc: "Bà ta muốn các bé phải khổ, bệnh để dễ kêu gọi mạnh thường quân đóng góp. Hoa Quỳnh có triệu chứng bại não, toàn thân ghẻ lở, luôn được bà Vân đặt trong một cái nôi ở vị trí ngoài cùng để ai vào cũng thấy mà mủi lòng thương, quyên tiền".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, xuất thân từ một tỉnh ở miền Trung vào TPHCM với hai bàn tay trắng nhưng sau khoảng 10 năm "lập nghiệp" với việc nhận nuôi trẻ mồ côi, đến nay, ít nhất bà Vân đã tậu được một cụm 3 căn nhà cận kề nhau. Đối diện "chùa" là một tòa nhà 3 tầng khang trang đề bảng "Lớp học tình thương Hoa Sen".
Cạnh đó là một tòa nhà 5 tầng đang xây dở trên khu đất bà Vân vừa mua với giá 500 triệu đồng, bên trên có tấm bạt thông báo "Công trình nhà trẻ mồ côi chùa Tiên Phước 2" kèm theo lời kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng.
Hàng xóm bà Vân và những người từng làm thuê cho bà đều cho biết mặc dù đề bảng là "chùa Tiên Phước 2" nhưng ở đây hiếm khi có nhang khói và không thấy bóng dáng phật tử nào đến lễ chùa.
Nhiều sai phạm Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM phối hợp cơ quan chức năng địa phương vừa kiểm tra hoạt động tại "chùa" Tiên Phước 2.
Bước đầu đã xác định cơ sở này hoạt động tự phát vì không có giấy phép, điều kiện nuôi trẻ không bảo đảm, chi thu tài chính (nguồn tiền tài trợ) không rõ ràng...
Ngoài ra, còn có tình trạng vào ban đêm thường có người vào chở sữa do nhà hảo tâm mang đến cho trẻ mồ côi ra bên ngoài tiêu thụ, số lượng ban đầu bà Vân thừa nhận trước cơ quan chức năng là 148 thùng.
Theo bà Lại Thị Kim Lan, cán bộ Phòng LĐ-TB-XH quận Bình Tân, bà Vân đã lập hồ sơ xin cấp phép nuôi trẻ mồ côi nhưng không được chấp thuận vì điều kiện chưa bảo đảm.
Sắp tới, nếu Tiên Phước 2 vẫn hoạt động trong tình trạng này thì sẽ buộc giải thể, khi đó các em nhỏ tại đây được đưa về chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước trên địa bàn TP.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những đứa trẻ ở xã "cơm đen" Những đứa trẻ trong sáng, vô tư, hồn nhiên lẽ ra phải được ôm ấp yêu thương nay phải chịu cảnh "mồ côi", những cụ già ở cái tuổi gần đất xa trời lẽ ra phải được chăm sóc, phụng dưỡng nay lại thẫn thờ ôm cháu... Đó là hệ lụy, kết cục buồn của những mảnh đời chỉ vì hám tiền, dấn...