Chữa gầu đúng cách
Để trị gầu hiệu quả, bạn nên sử dụng loại dầu gội dược phẩm có tính kháng nấm, làm giảm các triệu chứng tróc vảy và ngứa da đầu.
Gầu luôn là nỗi băn khoăn lo lắng của nhiều người, đặc biệt trong độ tuổi từ 20 đến 60. Gầu là một hiện tượng rối loạn của da đầu, gây chứng đóng vảy trắng, vảy rời từng mảng hay rơi lấm tấm trên tóc. Gầu được hình thành là do sự kết hợp của ba yếu tố: Cơ địa da đầu, nấm Malassezia tăng sinh, tính nhạy cảm của từng cá thể. Trong trường hợp bị gầu, số tế bào bị tiêu hủy rất nhiều và do đó tạo vảy lớn hơn, đôi khi làm ửng đỏ chỗ da mới và gây khó chịu. Thông thường, có hai loại gầu dễ nhận thấy nhất, đó là gầu khô và gầu có dầu.
Việc bạn bị gầu có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố như: stress, dị ứng thức ăn hoặc mỹ phẩm dùng trên đầu, dùng dầu gội không phù hợp, không đúng cách hoặc không thường xuyên, mất cân bằng nội tiết hoặc do thời tiết (nặng về mùa đông, nhẹ vào mùa hè). Tuy nhiên, nếu để da đầu đổ nhiều mồ hôi thường xuyên (đội mũ bảo hiểm chật hoặc quá lâu, sấy uốn tóc, sống ở nơi khô nóng, tắm hơi, làm bếp) có thể gây ra gầu.
Hầu như người trưởng thành nào cũng có nguy cơ bị gầu, tuy nhiên đàn ông hay bị gầu hơn phụ nữ. Những người có da đầu nhờn dễ bị gầu hơn những người da đầu khô, vì da đầu nhờn là điều kiện thuận lợi cho nấm Pytirosporum ovale phát triển – một nguyên nhân chính gây ra gầu.
Hậu quả đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy khi bị gầu là bạn bị mất tự tin, ngại ngùng, lúng túng khi giao tiếp với mọi người. Nếu để tình trạng này kéo dài, bạn có thể bị thêm các vấn đề về bệnh lý trên da đầu như: nấm, ngứa… thậm chí rụng tóc, gây rất nhiều phiền toái, mất thẩm mỹ.
Các loại dầu gội mỹ phẩm có tính chất làm sạch, mềm mượt tóc nhưng tác dụng trị gầu rất hạn chế. Vì vậy, để trị gầu hiệu quả, các bạn nên sử dụng loại dầu gội dược phẩm có tính kháng nấm mạnh, nhằm làm giảm các triệu chứng tróc vảy và ngứa da đầu. Dầu gội dược phẩm có chứa hoạt chất chống nấm như Ketoconazol.
Ketoconazol là hoạt chất diệt nấm phổ rộng, tác dụng trên nhiều chủng nấm, đặc biệt là nấm Pytirosporum ovale hoặc nấm Malassezia furfur, loại vi nấm gây gầu dai dẳng. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại dầu gội trị gầu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ thành phần. Bạn hãy lưu ý gầu cũng là một loại bệnh của da đầu và cần được chữa trị đúng cách.
Video đang HOT
Theo VNExpress
Công thức làm dầu gội, nước rửa bát của bà mẹ hai con
Thay vì mua ngoài thị trường, chị Đặng Thị Thùy Dung ở quận Bình Thạnh, TP HCM, tự chế dầu gội, nước rửa bát từ bồ kết, sả, vỏ bưởi và gừng.
Công thức làm nước rửa bát và dầu gội đầu homemade của chị Dung (Facebook Mẹ Gấu) nhận được nhiều sự quan tâm của các bà nội trợ. Chị Dung cho biết nhiều người thực hành theo cách làm này và có phản hồi tích cực với sản phẩm tự chế, không hóa chất và chất bảo quản.
Chị Dung điều chỉnh từ công thức của một mẹ được nhiều người theo dõi trên Facebook và gia giảm thêm thành phần chống rụng tóc. Chị nấu nhiều lần và tự rút ra cách làm phù hợp. Công thức: - 200 gram trái bồ kết khô (khoảng 100 gram nếu dùng bồ kết rừng). Mẹ Gấu không thích mùi bồ kết rừng lắm nên dùng bồ kết thường, dễ kiếm, nhưng nhược điểm là độ "xà phòng" của bồ kết thường không bằng bồ kết rừng. - 4 cây sả tươi - 150 gram vỏ bưởi (đã lạn bỏ bớt vỏ trắng) - 8 gram gừng tươi - 15 gram muối hạt (muối giúp chống rụng tóc nhưng sẽ hơi rít khi gội, vì vậy nếu bạn không bị rụng tóc, không cần cho vào) - 1500 ml nước sạch
Nướng sơ quả bồ kết cho thơm và giòn. Một số bạn không thích để hạt có thể bỏ đi
Bóp vụng quả bồ kết vừa nướng
Cắt nhỏ vỏ bưởi, gừng, sả. Vỏ bưởi chủ yếu dùng phần xanh
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi. Khi sôi, các bạn vặn nhỏ lửa, ủ sôi nhẹ khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Để nguyên các nguyên liệu trong nồi đậy nắp. Ủ thêm 20 phút cho bồ kết, sả, vỏ bưởi ra hết chất và nguội hẳn.
Sau đó, các bạn lọc lấy nước. Thành phẩm bây giờ là nước màu nâu, lỏng, không bọt. Đến bước này đã có thể đem sử dụng như nước rửa chén hoặc gội đầu. Nếu ai chưa quen với việc sử dụng nước rửa chén không bọt và lỏng sẽ xài rất hao. Vì vậy, mẹ Gấu làm thêm bước kế tiếp để tạo độ sánh và giúp da tay trắng, mịn.
Gọt 30 gram ruột nha đam. Xả sạch với muối, nước. Lưu ý gọt kỹ vỏ xanh và xả thật sạch nhựa vàng, nếu không sẽ ngứa tay.
Xay thật nát nha đam và không thêm nước
Trộn phần nha đam xay vào nước rửa chén, gội đầu homemade, nha đam sẽ hòa tan hoàn toàn
Để nguội rồi cho vào chai và sử dụng Bảo quản: - Để bên ngoài dùng được hai ngày. Trời lạnh, nên trữ tủ lạnh, mỗi ngày đổ ra một ít để xài - Trữ ngăn mát dùng được 5 ngày - Muốn an tâm không sợ để lâu hư, không cho nha đam vào Khuyết điểm: - Không rẻ như nước rửa chén hóa chất, mùi cũng không thơm bằng vì không có hương liệu - Xài không bọt nên khá hao (chủ yếu là do thói quen) - Thời gian bảo quản không lâu vì không có hóa chất bảo quản - Chén nhiều mỡ thì xài khá hao (dùng bồ kết rừng sẽ sạch hơn) - Nếu dùng rửa chén sẽ thấy có mùi bồ kết, vỏ bưởi đậm nhưng rửa lại nước sạch và úp khô thì chén không có mùi Ưu điểm: - An toàn, không hóa chất - Không hại da tay mà còn đẹp da - Lúc nấu, bếp cũng được khử sạch mùi tanh - Gội đầu không sợ da đầu nhiễm nhiều hóa chất, tóc đẹp, sạch gàu
'Mẹ Gấu' bên chồng và các con
Theo Alobacsi
Hết ngay rụng tóc bằng những phương pháp đơn giản Bạn không cần phải lo lắng về tình trạng tóc rụng nhiều nếu biết những bí quyết dưới đây! Nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc Nguồn nước không sạch Nước bị ô nhiễm, bị phèn cũng là một trong các nguyên nhân gây rụng tóc. Nước bị ô nhiễm, bị phèn cũng là một trong các nguyên nhân gây rụng tóc. Do...