Chữa gan nhiễm mỡ bằng trái cây
Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý phổ biến, xảy ra khi chất béo tích tụ quá nhiều ở gan, ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản của gan, đồng thời gây viêm.
Quả me là thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể rất tốt – SHUTTERSTOCK
Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Có nhiều nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ như dùng nhiều chất kích thích, chất béo, đồ ngọt, thực phẩm “bẩn”, hóa dược (hóa trị, sử dụng thuốc kháng viêm…), thừa cân, mắc bệnh tiểu đường… Bệnh gan nhiễm mỡ có thể được chữa trị bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống, theo steptohealth.com.
Một số loại trái cây phổ biến sau cũng có tác dụng điều trị gan nhiễm mỡ.
Quả me: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy quả me là thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể tuyệt vời khi kích thích tiêu hóa và giảm cân. Nhờ có hàm lượng chất xơ và a xít không bão hòa cao, quả me cũng rất hữu ích trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ và chứng xơ vữa động mạch – thủ phạm dẫn tới đột quỵ.
Quả me có đặc tính bảo vệ và làm thông sạch trên gan nên trị được các vấn đề về ống mật vì giúp đào thải chất độc khỏi gan cũng như chữa lành túi mật.
Quả me cũng có tác dụng làm giảm mức cholesterol bằng cách loại thải lượng chất béo xung quanh gan.
Chanh: Một ly nước chanh mỗi ngày giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ nhanh chóng. Chanh là một tác nhân giải độc tuyệt vời, giàu vitamin C và a xít citric lành mạnh.
Ưu điểm khác của chanh là nó hoạt động như một chất hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể phân hủy mọi loại thực phẩm trong dạ dày. Nhờ công dụng này, quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra suôn sẻ hơn.
Quả lê: Đây là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều nước và năng lượng cho cơ thể. Chúng cũng có hàm lượng cao đường tự nhiên fructose, trở thành loại trái cây không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của những người mắc bệnh tiểu đường.
Quả lê cũng có lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan hoàn hảo để thúc đẩy quá trình loại bỏ cholesterol và điều hòa chức năng đường ruột. Ăn lê còn giúp chống táo bón nhờ lượng pectin chứa trong lê.
Video đang HOT
Ăn hai quả lê mỗi ngày cung cấp cho cơ thể 20% lượng vitamin C được khuyến cáo hằng ngày, khoảng 10% lượng a xít folic và liều lượng vitamin B hoàn chỉnh (B1, B2 và với số lượng nhỏ hơn B3 và B6) cùng vitamin E.
Tất cả những điều này giúp quả lê trở thành một công cụ trợ giúp gan tuyệt vời. Nhờ chứa a xít hữu cơ, quả lê trở thành một phương thuốc tự nhiên chữa đau dạ dày bằng cách tăng tiết dịch vị dạ dày. Điều này cũng làm sạch tuyến tụy và gan. Uống nước ép từ quả lê cũng đem lại công dụng tương tự.
Một ly nước ép dưa hấu kèm hạt đu đủ có thể chữa gan nhiễm mỡ nhờ thanh lọc gan và giảm dư lượng chất béo tích tụ ở đó. Uống nước ép này cho phép gan hoàn thành các chức năng cơ bản như tiết mật, thúc đẩy cơ chế hấp thụ chất béo, vitamin và loại bỏ độc tố cùng cholesterol dư thừa.
Điều bạn cần làm là chuẩn bị 2 lát dưa hấu, 1 ly nước lọc và 2 hạt đu đủ. Bỏ tất cả thành phần này vào máy xay sinh tố để tạo ra ly nước giải khát tuyệt vời.
Dâu tây: Loại quả này không thể thiếu trong danh sách thực phẩm làm sạch gan và giải độc cơ thể. Giàu chất xơ, vitamin C và chất chống ô xy hóa, dâu tây không chỉ bảo vệ cơ thể mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Các a xít tự nhiên trong dâu tây bảo vệ gan bằng cách khử khuẩn và hoạt động như một chất kháng viêm. Dâu tây cũng có hàm lượng nước cao, cung cấp nước cho cơ thể, hạ huyết áp và giảm a xít uric – chất gây bệnh gout (gút).
Loại quả này còn cung cấp kali, magiê, chất sắt, phốt pho, iốt và canxi cho cơ thể. Vào mùa dâu tây, bạn nên ăn ít nhất 7 – 8 quả mỗi ngày hoặc uống 1 ly sinh tố dâu tây cũng giúp loại thải chất độc tốt.
Theo thanhnien
Cô gái này bị bệnh gan nhiễm mỡ nghiêm trọng mà nguyên nhân hóa ra không phải như hầu hết mọi người thường "đổ lỗi"
Kiều không ăn các chất béo, tại sao Kiều có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ?
Kiều (18 tuổi) sống ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cô nữ sinh trung học ngay từ nhỏ đã ao ước sở hữu thân hình gầy nhom như các siêu mẫu.
Kiều quyết định theo đuổi chế độ ăn kiêng giảm cân, mỗi ngày Kiều nạp lượng thực phẩm ít ỏi vào cơ thể, cộng thêm uống thuốc giảm cân, chỉ sau nửa năm, cô gái có chiều cao 1m7 giảm cân nhanh chóng còn 35kg, gầy tong teo như que củi.
Người nhà rất lo ngại về tình trạng suy nhược của Kiều. Sắc mặt của Kiều ngày càng kém, cô thường xuyên xuất hiện triệu chứng nôn và mất sức nên đã được đưa đến khám tại bệnh viện Ningbo Mingzhou Hospital.
Bác sĩ Từ Trường Phong, chủ nhiệm khoa gan cho biết: Kiều mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tình trạng rất nghiêm trọng.
Bố mẹ Kiều rất bất ngờ khi nghe bác sĩ chẩn đoán về tình trạng của con gái. Thể trạng của Kiều gầy tong teo, Kiều không ăn thịt cá, cơ thể không có chất béo, làm sao Kiều có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ?
Bác sĩ Từ Trường Phong giải thích: Gan nhiễm mỡ không chỉ xảy ra ở người béo phì, đơn cử là trường hợp của Kiều do dinh dưỡng mất cân bằng trong thời gian dài, không hấp thu protein nên gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Từ Trường Phong cho biết: Gan giống như bộ máy khởi động của xe, gan phải thường xuyên được vận hành và được nạp protein, theo lý thuyết nếu hơn 10 ngày gan không nạp protein thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, hơn nửa năm gan không nạp protein thì chức năng của gan sẽ suy giảm.
Tình trạng của Kiều là ăn kiêng quá độ và uống thuốc giảm cân liên tục, gan lúc này giống như chiếc xe không có nguyên liệu để vận hành bộ máy, lúc này gan sẽ hấp thu carbohydrate dẫn đến tình trạng khó trao đổi chất, cuối cùng gây ra bệnh gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng mất cân bằng.
Nếu thiếu hụt dinh dưỡng thì tế bào gan sẽ chết, khi gan bị tổn thương sẽ tác động đến công năng tiêu hóa của cơ thể và quá trình trao đổi chất của gan, từ đó gây ra nhiều bệnh, thậm chí là ung thư gan.
Hiện nay sức khỏe của Kiều đã ổn định, bố mẹ và bác sĩ đã hướng dẫn và trao đổi với Kiều, Kiều đã nhận ra sai lầm khi theo đuổi mục tiêu ăn kiêng không khoa học.
Bác sĩ Từ Trường Phong nhắc nhở: Những năm gần đây, ngày càng có nhiều chị em theo đuổi chế độ ăn kiêng quá độ, dẫn đến dinh dưỡng mất cân bằng gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, nếu bạn muốn giảm cân cần phải thực hiện tuần tự, ăn uống và vận động điều độ, đặc biệt là không nên ăn kiêng mù quáng.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan của một người khỏe mạnh có từ 1-3% chất béo. Nếu vượt quá 5%, các phân tử chất béo dư thừa, nhất là chất béo trung tính, sẽ ồ ạt chui vào tế bào gan và bị mắc kẹt trong đó, gọi là gan nhiễm mỡ. Khi lượng chất béo lên tới 10%, gan có thể xơ hoặc ung thư.
Những đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ
90% người thừa cân bị gan nhiễm mỡ nhưng ngược lại quá gầy, trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc ăn kiêng để giảm cân quá nhanh cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.
Nhóm người đái tháo đường type 2 do liên quan đến thừa cân và béo phì, hoặc xét nghiệm có hai thành phần của mỡ máu là Cholesterol hay Triglyceride cao, bị rối loạn chuyển hóa, khuynh hướng di truyền, đặc biệt là uống nhiều chất kích thích; khả năng gan nhiễm mỡ rất cao.
10 khuyến cáo khi gan nhiễm mỡ
Bên cạnh việc khám sức khỏe, siêu âm gan, xét nghiệm mỡ máu và men gan ALT hàng năm để theo dõi, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ cần lưu ý:
1. Tăng cường vận động: nên đi bộ 5.000 bước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Đi 10.000 bước giúp giảm cân. Nếu đi bộ ít, mỗi tuần tập thể dục nặng khoảng 1-2 tiếng.
2. Ngừng uống chất kích thích.
3. Giảm cân chậm: Tính BMI cơ thể, nếu bạn thừa cân hay béo phì cần thực hiện giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lý nhất, giảm 2,5-5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần là rất nguy hiểm, chức năng gan sẽ suy giảm, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ nặng hơn.
4. Quản lý trọng lượng cơ thể: Không để thừa cân và béo phì, tăng cường ăn giàu chất xơ.
5. Hạn chế ăn chất béo bão hòa: Mỡ động vật sẽ gây dư thừa lượng calo, là nguyên nhân làm cho gan nhiễm mỡ. Mỡ động vật vẫn cần thiết với cơ thể nhưng nên ăn hợp lý.
6. Tránh ăn chất béo chuyển vị: Là những sản phẩm mỡ chiên nướng (như thịt nướng, bỏng ngô sấy mỡ, đồ rán, thậm chí mỡ quay lâu trong lò vi sóng ) sẽ có chứa các chất béo chuyển vị nguy hiểm cho gan.
7. Tránh ăn đường Fructose: Là loại đường có trong hoa quả, nên hạn chế những hoa quả quá ngọt.
8. Không để đường huyết tăng: bằng cách hạn chế thức ăn nhiều đường, chia nhỏ bữa ăn để duy trì đường huyết. Tăng cường ăn rau, đậu phụ, uống Atiso...
9. Bổ sung khoáng chất đặc biệt là magie.
10. Bổ sung Vitamin E: Nhu cầu vitamin E mỗi ngày từ 400-1.200 UI. Nếu thức ăn không đủ hàm lượng vitamin E, có thể bổ sung bằng đường uống, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo Helino
Góc Tư vấn dinh dưỡng: Để cải thiện táo bón ở trẻ nhỏ Chào bác sĩ, con tôi 4 tuổi, thường xuyên bị táo bón, mỗi lần cháu đi đại tiện rất khó khăn. Xin bác sĩ tư vấn giúp: Tôi cần cho cháu ăn uống như thế nào để giảm tình trạng này? Trả lời: Chào bạn! Trước tiên bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân gây...