Chữa dị ứng, phát ban đơn giản bằng lá lốt
Chỉ với một nắm lá lốt, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban,… do bệnh dị ứng thời tiết gây ra.
Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là chứng dị ứng thường xảy ra với người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm.
Khi thời tiết thay đổi như nóng lạnh đột ngột, mưa nhiều, khô nóng,… những triệu chứng dị ứng có thể xảy đến.
Dễ nhận biết nhất là hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ráp ở những vùng da hở như chân, tay, mặt.
Người bị dị ứng thời tiết còn có thể bị viêm mũi, hắt hơi, đau đầu. Đây là chứng dị ứng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là khi thời tiết thất thường như năm nay.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay và tính ấm giúp tiêu viêm và giải độc thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa, phong hàn thấp, tay chân lạnh, nôn mửa, dị ứng thời tiết,… Không chỉ riêng Đông y, giới Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát hiện các hoạt chất chứa trong lá lốt như piperin và piperidin có tính chất kháng sinh mạn mẽ, giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng dị ứng thời tiết.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Trong trường hợp dị ứng thời tiết gây chứng viêm mũi hoặc bệnh chuyển nặng, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc uống này để khắc phục bệnh.
Nguyên liệu cần có:
Lá lốt: 8 gram
Cam thảo nam: 8 gram
Kim ngân hoa: 8 gram
Kinh giới: 8 gram
Đậu ván: 12 gram
Đinh lăng: 12 gram
Video đang HOT
Bèo cái: 12 gram
Vỏ sầu riêng: 10 gram
Cách làm:
Nguyên liệu đã được rửa sạch cho vào nồi, thêm 750 ml nước, tiến hành đun sôi
Sau khi nước thuốc cạn còn 200 ml, lọc lấy thuốc, chia làm 2 phần, uống vào buổi sáng và trưa trước khi ăn 30 phút.
Với bài thuốc này, người bệnh nên kiên trì sử dụng cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.
Dùng lá lốt chữa mụn nước do thay đổi thời tiết
Tình trạng này thường xảy ra khi trời nóng bức.
Khi trời nóng da luôn tiết nhiều mồ hôi, ở trong tình trạng ẩm ướt bí bách nên dễ dẫn tới viêm nhiễm.
Chuẩn bị:
Lá lốt, lá tía tô, lá chanh, một miếng vỏ cây chanh (lớp vỏ thứ 2 chứa tinh dầu).
Thực hiện:
Vỏ cây chanh rửa sạch, cắt nhỏ đem phơi khô rồi nghiền nhuyễn thành bột.
Lá lốt, lá chanh, tía tô rửa sạch với nước muối, để ráo rồi đem giã nhuyễn.
Rắc bột vỏ chanh lên chỗ bị mụn nhọt rồi đắp hỗn hợp lá lên trên, dùng băng gạc mỏng cố định lại.
Chỉ cần áp dụng mỗi ngày 1 lần, sau 3 ngày mụn nhọt sẽ biến mất.
Chữa ngứa ráp da do thời tiết lạnh
Chuẩn bị:
Một nắm lá lốt.
Thực hiện:
Lá lốt rửa với nước muối rồi cho vào nồi nấu với nước cho ra tinh dầu.
Có thể vò nát lá lốt trước để thu được nhiều tinh dầu hơn, nhưng mùi sẽ hơi nồng một chút.
Có thể dùng nước này để tắm nếu bị ngứa toàn thân.
Nếu bị ít, bạn lấy một chiếc khăn thấm nước lá lốt để chấm lên vùng bị mẩn ngứa.
Nhờ tinh dầu của lá lốt nên da sẽ hết ngứa sau 3 ngày sử dụng.
Nếu chỉ bị ngứa ít ở vùng tay, cổ thì sẽ hết nhanh hơn.
Món ăn chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt
Bên cạnh các bài thuốc uống, đắp, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết bằng cách dùng lá lốt chế biến món ăn. Các món ăn chế biến từ lá lốt có thể kể tên như:
Bò xào lá lốt
Bò nướng lá lốt
Canh tôm lá lốt hoặc canh thịt bò lá lốt
Bún lươn cá lốt
Đậu phụ cuốn lá lốt
Chả lá lốt gan heo
Hến xào lá lốt
Một số lưu ý khi chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt
Trong quá trình điều trị dị ứng thời tiết bằng lá lốt, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:
Mặc dù là nguyên liệu tự nhiên an toàn nhưng người bệnh cũng nên thận trọng khi sử dụng. Tuyệt đối không lạm dụng tránh trường hợp gây tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Người bị đau dạ dày hoặc phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa,… tốt nhất không nên sử dụng lá lốt để điều trị bệnh.
Trên đây là cách chữa bệnh ứng thời tiết bằng lá lốt và một số điều cần lưu ý. Hãy nhanh chóng tìm cách điều trị khi cơ thể có các biểu hiện bất thường.
Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh nhất
Tình trạng dị ứng thời tiết thường xảy ra khi cơ thể bạn không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Dưới đây là cách chữa dị ứng thời tiết nhanh nhất.
Cùng tham khảo cách chữa dị ứng thời tiết nhanh nhất dưới đây. Ảnh minh họa
Dị ứng thời tiết gây viêm da đặc biệt dễ gặp trong những ngày giao mùa, khí hậu, nhiệt độ thay đổi nhanh. Tình trạng này liên quan đến cơ địa, sự suy yếu của hệ miễn dịch. Tác nhân của hiện tượng dị ứng thời tiết thường do sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm trong không khí.
Đối với những trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ, bạn có thể dùng các mẹo như:
Tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị viêm bằng nước muối ấm để giảm ngứa, chống viêm.
Sử dụng các loại lá: Bạn cũng có thể dùng lá trà xanh, lá lốt, lá trầu không hoặc lá khế đun lấy nước rồi ngâm rửa vùng da bị viêm. Các loại lá này giúp da sát khuẩn, làm dịu cảm giác ngứa, rát. Bạn nên thực hiện cách này 2 - 3 lần/ tuần.
Cách chữa dị ứng bằng khoai tây: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ.
Cắt thành lát mỏng và đắp trực tiếp lên vùng da bị phát ban và nổi mẩn. Cách này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, các vết mẩn đỏ cũng sẽ không lan rộng ra.
Phương pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết
Khi thời tiết thay đổi thất thường bạn nên giữ cho nhiệt độ cơ thể được ổn định: tránh hoạt động trong một thời gian dài dưới nắng. Hoặc nên giữ ấm đầu và mặc đủ ấm cho cơ thể vào mùa đông.
Bổ sung thêm nhiều rau xanh và uống nước đầy đủ. Các loại thuốc bổ sung vitamin, uống nước ép trái cây, hay nước chanh mật ong. Cũng sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Qua đó giúp cơ thể phòng ngừa dị ứng thời tiết.
Những nơi ồn ào, đông người cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới dị ứng thời tiết. Như hạ huyết áp và đau đầu.
Con 11 tháng tuổi "dính" combo sốt siêu vi 4 ngày - dị ứng 3 ngày, lời khuyên của mẹ trẻ cho các phụ huynh lúc giao mùa Sau 1 tuần đứng ngồi không yên vì con ốm, bà mẹ trẻ đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm khi con bị sốt siêu vi cũng như lưu ý để phòng tránh dị ứng cho con. Nhiễm sốt siêu vi, con sốt li bì có khi lên 40 độ Chị Ly Vũ (TP.HCM) thường tự hào khi chăm sóc cậu con...