Chưa đến 40 doanh nghiệp cổ phần hoá đúng hẹn
178 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa từ 2016 đến nay.
Việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt còn chậm.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, 128 doanh nghiệp nằm trong kế hoạch cổ phần hoá giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng phê duyệt nhưng tới nay, mới có 37 đơn vị trong số này hoàn thành. Còn lại 91 doanh nghiệp thuộc diện phải cổ phần hoá trong năm nay, nhưng tới 90 đơn vị vẫn chưa xong việc xác định và công bố giá trị để cổ phần.
Từ 2016 đến hết tháng 9 năm nay, có 178 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị hơn 440.000 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước hơn 200.000 tỷ đồng.
Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến hết tháng 9 năm nay là hơn 25.600 tỷ đồng, thu về hơn 172.900 tỷ đồng (gồm khoản thoái 3.400 tỷ đồng, thu về 109.900 tỷ đồng tại Sabeco năm 2017 và thoái 1.030 tỷ đồng, thu về 20.200 tỷ đồng của SCIC tại Vinamilk).
Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thoái vốn với giá trị lớn trong năm nay gồm Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thành phố Hà Nội.
Video đang HOT
Báo cáo của Chính phủ nhận định, việc chậm trễ trong cổ phần hoá một phần do tình hình dịch bệnh và căng thẳng thương mại, chính trị thế giới ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai, hoặc hoạt động trong lĩnh vực công ích.
Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị theo Chính phủ còn chưa cao và chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động, công khai minh bạch, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm. Nhiều doanh nghiệp nhà nước không muốn thoái vốn khỏi những ngành phát triển mạnh, có tỷ suất sinh lời cao làm cho tiến độ thoái vốn chậm lại.
Ngoài ra, việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định số 167 của Chính phủ còn rất chậm, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Việc cổ phần hoá cũng còn nhiều vướng mắc khi sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất đối với tài sản công, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, một số đơn vị thuộc diện thoái vốn đang bị cơ quan pháp luật thanh tra, kiểm tra, điều tra vì vi phạm các quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước theo quy định hiện hành…
VINA2 (VC2) đặt mục tiêu doanh thu tăng gấp 10 lần sau 10 năm
Tại Đại hội cổ đông của VINA2 (VC2) diễn ra mới đây, tất cả các cổ đông tham dự đã biểu quyết thông qua phương án phát hành thêm 15 triệu cổ phần tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ lên 300 tỷ đồng.
Sau khi Tổng công ty Vinaconex thoái toàn bộ vốn tại doanh nghiệp, Công ty cổ phần Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) đã đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng VINA2, đồng thời thay đổi toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu, logo và trở thành một công ty độc lập hoàn toàn với Vinaconex. ĐHĐCĐ 2020 VINA2 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, gấp đôi mức hiện nay.
Ông Nguyễn Việt Cường, Tổng Giám đốc VINA2 cho biết, vấn đề mang tính chất quyết định đến sự thành công tới đây của doanh nghiệp là phải đổi mới toàn diện, áp dụng triệt để những công nghệ mới nhất vào điều hành, sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực cốt lõi của Công ty.
Đối với lĩnh vực xây lắp, Công ty sẽ áp dụng tối đa công nghệ từ công tác quản lý điều hành đến trang bị máy móc, thiết bị hiện đại trong công tác thi công nhằm rút ngắn thời gian thi công, tối đa lợi nhuận đồng thời yêu cầu chất lượng công trình luôn đạt mức cao nhất.
Đối với lĩnh vực đầu tư bất động sản, VINA2 sẽ đẩy mạnh công tác phát triển dự án thông qua các hình thức liên danh, hợp tác đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sắp tới sẽ mang đến những sản phẩm khác biệt đến với khách hàng.
VINA 2 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các công trình xây dựng lớn như san lấp mặt bằng dự án Vân Phong; dự án trung tâm thương mại dịch vụ và căn hộ I - Tower Quy Nhơn; dự án Căn hộ du lịch và khách sạn PENINSULA; dự án tòa nhà chung cư hỗn hợp - APEC AQUA PARK Bắc Giang; dự án Tổ hợp khách sạn - Condotel Hạ Long; dự án Bohemia Residence - 25 Nguyễn Huy Tưởng; Trung tâm HN Quốc Gia, Kho Bạc Nhà Nước, Tổng cục Hải Quan, Khách sạn Charmvit, Dự án nâng cấp, mở rộng đường Láng - Hòa Lạc....
Vai trò chủ đầu tư cũng được Công ty thực hiện bài bản với các dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Dự án Khu nhà ở để bán Quang Minh, Dự án Khu nhà ở sinh thái Vinaconex 2, Cụm Dự án Khu nhà ở tại Trung Văn, dự án Trụ sở văn phòng cho thuê tại 52 Lạc Long Quân...
Tại Đại hội cổ đông của VINA2 diễn ra mới đây, tất cả các cổ đông tham dự đã biểu quyết thông qua phương án phát hành thêm 15 triệu cổ phần tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ lên 300 tỷ đồng. Trong đó, phát hành cho cổ đông hiện hữu 5 triệu cổ phần; phát hành 10 triệu cổ phần riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược (tổ chức hoặc các nhân) trong và ngoài nước, có năng lực tài chính, có năng lực chuyên môn và có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của Công ty.
Hội đồng quản trị Công ty nhìn nhận việc tăng vốn điều lệ là yêu cầu cần thiết và phù hợp với chiến lược đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu về nâng cao mọi nguồn lực để triển khai một loạt các dự án đầu tư của Công ty.
Hiện VINA2 đang triển khai các dự án 23 Hàng Tre, dự án Ngọc Linh (Đại Từ, Hà Nội), dự án Đồi Chè (Quảng Ninh), dự án Itower Quy Nhơn...dự án Quang Minh, dự án sinh thái Xuân Hoà...
Ông Cường chia sẻ, HĐQT Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển VINA2 trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề nhưng xuyên suốt vẫn tập trung vào hai thế mạnh chính là xây dựng các công trình dân dụng, nhất là các công trình cao tầng và đầu tư các dự án bất động sản. Công ty sẽ tiếp tục hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, dự kiến thành lập thêm từ 5-7 công ty con dựa trên từng thế mạnh của mình. Mục tiêu 10 năm nữa sẽ trở thành công ty xây dựng và bất động sản thuộc tốp đầu cả nước, với doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng/năm.
Trước mắt, Công ty sẽ thành lập thêm công ty con là Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị Vina2 bên cạnh 2 Công ty con đã khẳng định được vị trí là Công ty Cổ phần xây lắp điện nước và Phòng cháy chữa cháy Vinaconex 2 và Công ty TNHH Đầu Tư & Dịch vụ đô thị VC2.
"Chúng tôi đặt mục tiêu phát triển với tốc độ nhanh hơn trên cơ sở các nguồn lực đã được định hình cũng như sẽ được bổ sung mới sau khi tái cấu trúc mạnh mẽ và có sự tham gia của các cổ đông chiến lược, chất lượng và đầy tham vọng", ông Cường tin tưởng nói.
Minh Anh
VDSC: Rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn cao, VN-Index có thể về 630 điểm trong tháng 4 Tâm lý nhà đầu tư đang chịu ảnh hưởng từ biến động của các thị trường lớn, trong khi sự lây lan của dịch bệnh vẫn còn là ẩn số. Do đó, VDSC dự báo vùng điểm dao động của VN-Index trong tháng 4 được kỳ vọng ở mức 630-750 điểm. Theo báo cáo triển vọng TTCK tháng 4 mới được công bố,...